Thành viên:Scotchbourbon/Joseph Stalin
Tháng mười một năm 1942, Quân đội Liên Xô đã bắt đầu phản công quân Đức ở cánh phía Nam trong chiến dịch Blau và mặc dù đã có 2.5 triệu binh lính Liên Xô thương vong trong nỗ lực đó, quân đội Liên Xô giờ đây đã chiếm được ưu thế trong phần còn lại của cuộc chiến ở mặt trận Phía Đông.[1] Đức đã cố gắng tổ chức một cuộc tấn công bao vây ở Kursk trong nỗ lực cuối cùng để giành lại thế chủ động trên toàn mặt trận, tuy nhiên rốt cuộc Hồng quân đã đẩy lùi được cuộc tấn công của quân địch.[2] Đến cuối năm 1943, Liên Xô đã chiếm lại được một nửa phần lãnh thổ đã bị quân Đức thôn tính từ năm 1941 đến năm 1942.[1] Mức sản xuất công nghiệp quân sự của Liên Xô cũng đã tăng đáng kể từ cuối năm 1941 cho đến đầu năm 1943 sau khi Stalin cho di rời tất cả các nhà máy về phía Đông, các nhà máy này trở nên an toàn trước cuộc xâm lăng của quân Đức và những cuộc oanh tạc bằng không quân của kẻ thù.[1]
Ở các nước Đồng minh phương Tây, Stalin ngày càng được nhìn nhận một cách tích cực hơn trong suốt cuộc chiến.[3] Năm 1941, Dàn nhạc giao hưởng London đã tổ chức một buổi hòa nhạc để kỉ niệm ngày sinh nhật của Stalin,[3] và trong năm 1942 tạp chí Times bình chọn ông là "Nhân vật của năm".[3] Khi Stalin biết được rằng người dân Tây Âu gọi ông bằng biệt danh trìu mến là "Chú Joe", ban đầu ông đã tỏ ra bị xúc phạm vì nghĩ đó là cách gọi không đàng hoàng.[4] Thủ tướng Anh Churchill đã bay đến Moscow để gặp gỡ Stalin vào tháng tám năm 1942 và một lần nữa vào tháng 10 năm 1944.[5] Stalin hiếm khi rời Moscow trong suốt cuộc chiến,[3] khiến cho Tổng thống Mỹ Roosevelt và Churchill nhiều phen thất vọng bởi Stalin thường từ chối gặp gỡ họ .[3]
Trong tháng mười một năm 1943, Stalin đã có cuộc gặp với Churchill và Roosevelt tại Tehran, một địa điểm mà Stalin đã đích thân lựa chọn.[6] Tại Tehran, ba vị nguyên thủ đồng ý rằng để ngăn chặn Đức tăng cường sức mạnh quân sự và tiếp tục gây chiến, nước Đức cần phải bị chia cắt một lần nữa.[3] Stalin cũng tỏ ra thiếu kiên nhẫn và ông liên tục kêu gọi Mỹ và Anh phải nhanh chóng mở một mặt trận Phía Tây chống lại Đức để giảm bớt áp lực đối với quân đội Liên Xô ở mặt trận phía Đông, cuối cùng, phe Đồng minh cũng đáp ứng yêu cầu của Stalin vào giữa năm 1944.[7] Stalin cũng bày tỏ mong muốn rằng, khi chiến tranh kết thúc, Liên Xô sẽ được sáp nhập những lãnh thổ mà họ đã chiếm được của Ba Lan theo Hiệp ước Molotov–Ribbentrop với Đức, tuy vậy điều này đã bị Churchill phản đối.[1] Thảo luận về số phận của vùng Balkan, sau này trong năm 1944Churchill đã đồng ý với lời đề nghị của Stalin rằng sau chiến tranh,Bulgaria, Romania, Hungary, và Nam Tư sẽ nằm trong sự kiểm soát của Liên Xô trong khi Hy Lạp sẽ nằm trong phạm vi ảnh hưởng của phương Tây.[8]
Năm 1944, Liên Xô đã đánh bật quân Đức ra khỏi lãnh thổ của mình, họ bắt đầu tiến quân vào giải phóng vùng Đông Âu[1] Hồng quân mởchiến dịch Bagration, một cuộc đại phản công chống lại Đạo quân Trung tâm của Đức.[9] và đã liên tiếp giành được thắng lợi. Quân đội Đức đã bị đẩy ra khỏi vùng Baltic, vùng đất này sau đó được tái sáp nhập vào Liên Xô.[3] Hồng Quân tiếp tục tái chiếm vùng Caucasus và Crimea, một số nhóm sắc tộc thiểu số sống trong khu vực— Kalmyk, Chechen, Ingushi, Karachai, Balka, và người Tatar Krym—bị cáo buộc đã hợp tác với Phát xít Đức. Chính quyền Stalin sau đó đã giải tán những nước cộng hòa tự trị của họ và từ cuối năm 1943 đến đầu năm 1944, phần lớn người dân của những khu vực này đã bị trục xuất đến Trung Á và Siberia.[10] Ước tính có hơn một triệu người đã bị trục xuất.[11]
Trong tháng hai năm 1945, ba nhà lãnh đạo của ba cường quốc Đồng minh đã gặp nhau ở Hội nghị Yalta.[12] Roosevelt và Churchill chấp nhận yêu cầu của Stalin rằng Đức phải trả Liên Xô 20 tỷ đô la tiền bồi thường, và Liên Xô sẽ được phép chiếm đóng quần đảo Sakhalin và quần đảo Kurile đổi lại việc Liên Xô hứa sẽ tham gia cuộc chiến tranh chống Phát xít Nhật.[3] [13] Mặc dù che giấu những tham vọng của mình, Stalin đã đặt quyết tâm lớn vào việc chiếm được Berlin trước phe Đồng minh, tin rằng điều này sẽ giúp cho Liên Xô có thể dễ dàng kiểm soát châu Âu hơn sau cuộc chiến. Churchill đã tỏ ý lo ngại về điều này, và đã cố gắng để thuyết phục người Mỹ rằng các nước Đồng Minh phương Tây cũng nên theo đuổi mục tiêu tương tự, nhưng không thành công.[3]
Chiến thắng: năm 1945
[sửa | sửa mã nguồn]Vào tháng tư 1945, Hồng Quân chiếm đóng Berlin, Hitler đã tự sát, và Đức đầu hàng vô điều kiện.[14] Stalin là khó chịu rằng Hitler đã chết, có muốn bắt sống hắn.[3] ông ra lệnh cho Ông cơ quan tình báo để bí mật lại Hitler vẫn còn đến Moscow, tìm cách để ngăn chặn bất kỳ vật lý còn lại trở thành một di tích cho quốc xã sympathisers.[3] Như Quân đội Đỏ đã chinh phục đức lãnh thổ, họ phát hiện ra trong trại mà đức quốc xã chính đã chạy.[3] Nhiều liên Xô binh sĩ tham gia vào cướp bóc, cướp bóc và cưỡng hiếp, cả ở Đức và bộ phận của Đông Âu.[15] Stalin từ chối để trừng phạt những kẻ phạm tội.[3] Sau khi nhận được một khiếu nại về điều này từ nam tư cộng sản Milovan Djilas, Stalin yêu cầu làm thế nào sau khi trải qua sự chấn thương của cuộc chiến, một người lính có thể "phản ứng bình thường không? Và là gì quá khủng khiếp của mình có vui vẻ với một người phụ nữ, sau khi khủng khiếp như vậy?"[16]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]Vào tháng sáu năm 1941, Đức mở chiến dịch Barbarossa xâm chiếm Liên Xô, mở màn cuộc chiến ở mặt trận Phía Đông.[17] Mặc dù đã nhận được sự cảnh báo từ trước, nhưng Stalin vẫn bị bất ngờ trước hành động của Đức.[18] Ông đã thành lập Ủy ban Quốc phòng, trong đó ông là người đứng đầu như người chỉ huy Tối cao[19] đồng thời cũng là Tổng tư lệnh Tối cao của lực lượng vũ trang Xô viết (Stavka),[3] còn Georgy Zhukov được bổ nhiệm làm Tổng tham mưu Trưởng.[3] Chiến thuật chiến tranh chớp nhoáng của quân Đức đã phát huy hiệu quả trong giai đoạn đầu của cuộc chiến; không quân Xô viết đã bị hủy diệt chỉ trong vòng hai ngày.[20] Quân Đức dần tiến sâu vào lãnh thổ của liên Xô;[21] chỉ trong một thời gian ngắn Ukraine, Belorussia, và vùng Baltic đã bị Đức chiếm đóng.[3] Trong khi đó những người tị nạn đã tràn vào các thành phố lớn như Moscow và Leningrad để thoát khỏi quân đội Đức,[3] mặc dù có một bộ phận công dân Liên Xô—cụ thể là những người không phải dân tộc Nga cũng không phải là người Do Thaí— thì chào đón quân đội Đức như những người giải phóng.[3] Đến tháng bảy, lực lượng không quân Luftwaffe của Đức ném bom Moscow,[3] và đến tháng 10 quân Đức đã chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào thủ đô Moscow.[22] Chính phủ Liên Xô lên kế hoạch sơ tán đến Kuibyshev, mặc dù Stalin quyết định ông vẫn sẽ ở lại Moscow để cổ vũ tinh thần binh sĩ.[23] Bước tiến của quân Đức tới Moscow đã bị chặn lại khi mùa đông đến.[3]
Liên Xô quyết định liên minh với các Vương Quốc Anh và Hoa Kỳ,[11] Để phục vụ cho công cuộc kháng chiến, Liên Xô tăng cường phát triển công nghiệp ở miền trung nước Nga, tập trung gần như hoàn toàn sản xuất cho quân đội.[3] Họ đạt được năng suất công nghiệp rất cao, vượt xa Đức.[3] Trong thời gian diễn ra chiến tranh, Stalin đã tỏ ra khoan dung hơn đối với Giáo hội Chính thống Nga, ông cho phép Giáo hội tiếp tục một số hoạt động của nó và đích thân ông đã có cuộc gặp gỡ với Đức Thượng Phụ Sergius vào tháng 9 năm 1943.[24] Bài hát Quốc tế ca,quốc ca của Liên Xô từ ngày đầu thành lập, được Stalin thay thế bằng một bài hát khác mang tính yêu nước hơn.[3] chính phủ ngày càng thăng Pan-Slavist tình cảm,[3] Quốc tế Cộng sản bị giải thể vào năm 1943,[25] và Stalin khuyến khích các đảng Mác-Lênin nước ngoài tập trung vào chủ nghĩa dân tộc hơn là chủ nghĩa quốc tế để mở rộng hơn sự ủng hộ trong nước của họ..[3]
Vào tháng tư năm 1942 Stalin ra lệnh cho Hồng quân tổ chức một cuộc phản công ở miền đông Ukraine để chiếm lại Kharlov từ tay quân Đức, nhưng không thành công.[26] Đến tháng sáu năm 1942, Quân đội Đức mở cuộc tấn công vào thành phố Stalingrad; Stalin ra lệnh cho các chiến sĩ Hồng Quân phải giữ được thành phố bằng mọi giá.[11]Trận Stalingrad giữa Hồng quân Liên Xô và Phát xít Đức đã diễn ra vô cùng khốc liệt. Đến tháng hai năm 1943, quân Đức tại Stalingrad đầu hàng.[27] chiến thắng của Liên Xô trong trận Stalingrad đánh dấu một bước ngoặt lớn của cuộc thế chiến[28]
Bỏ qua những lời tham mưu của Zhukov và các vị tướng lĩnh khác, Stalin vẫn chủ trương tấn công quân Đức chứ không phòng thủ.[29] Vào tháng sáu năm 1941, ông ra lệnh tiến hành một cuộc tiêu thổ nhằm phá hủy tất cả cơ sở hạ tầng và nguồn cung lương thực trước khi bọn Đức có thể chiếm giữ chúng,[30] đồng thời ông ra lệnh cho NKVD thanh trừng khoảng 100,000 tù nhân chính trị trong những khu vực mà quân đội Đức tiếp cận.[31] Ngoài ra ông cũng tiến hành thanh lọc bộ máy chỉ huy quân sự, một số chỉ huy cấp cao đã bị giáng chức trong khi một số khác đã bị bắt và hành quyết.[32] Với Lệnh Số 270, Stalin đề ra quân lệnh đối với Hồng quân rằng: bất cứ binh lính nào có hành vi đào ngũ hay đầu hàng quân địch sẽ bị xử tử tại chỗ, và gia đình của họ sẽ bị bắt giữ.[33]Trong giai đoạn diễn ra cuộc chiến, cả quân đội Đức và quân đội Liên Xô đều đã bỏ qua các nguyên tắc của chiến tranh được đề ra trong Công uớc Geneva;[3] Liên Xô mạnh mẽ lên án hành động thảm sát những người cộng sản, người Do Thái, và người Romani của quân Phát xít.[3] Stalin đã khai thác triệt để tinh thần chống Quốc xã của người Do Thái, và vào tháng tư năm 1942 ông đã quyết định tài trợ cho Ủy ban Do Thái chống phát xít (JAC) để thu hút sự ủng hộ của dân Do Thái cũng như của những người nước ngoài cho quân đội Xô viết trong cuộc chiến tranh với Đức quốc xã.[34]
Tài liệu tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Trích dẫn
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d e Roberts 2006.
- ^ Conquest 1991, tr. 255 ; Roberts 2006, tr. 156 ; Khlevniuk 2015, tr. 227 .
- ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r s t u v w x y z aa Service 2004.
- ^ Conquest 1991, tr. 317 ; Service 2004, tr. 466 .
- ^ Conquest 1991, tr. 252 ; Service 2004, tr. 460 ; Khlevniuk 2015 .
- ^ Conquest 1991, tr. 262 ; Service 2004, tr. 460 ; Roberts 2006, tr. 180 ; Khlevniuk 2015, tr. 229–230 .
- ^ Conquest 1991, tr. 244, 251 ; Service 2004, tr. 461, 469 ; Roberts 2006, tr. 185 ; Khlevniuk 2015, tr. 223, 229 .
- ^ Service 2004, tr. 464–465 ; Khlevniuk 2015, tr. 244 .
- ^ Service 2004, tr. 469 ; Roberts 2006, tr. 199–201 .
- ^ Conquest 1991, tr. 258 ; Service 2004, tr. 492 ; Khlevniuk 2015, tr. 232–233 .
- ^ a b c Khlevniuk 2015.
- ^ Conquest 1991, tr. 264 ; Service 2004, tr. 465 ; Khlevniuk 2015, tr. 244 .
- ^ Service 2004, tr. 471–472 ; Khlevniuk 2015, tr. 244 .
- ^ Service 2004, tr. 474 ; Khlevniuk 2015, tr. 247 .
- ^ Conquest 1991, tr. 265 ; Service 2004, tr. 473 ; Khlevniuk 2015, tr. 234 .
- ^ Conquest 1991, tr. 265–266 ; Service 2004, tr. 473 ; Khlevniuk 2015, tr. 235 .
- ^ Service 2004, tr. 410–411 ; Roberts 2006, tr. 82 ; Khlevniuk 2015, tr. 198 .
- ^ Service 2004, tr. 411–412 ; Roberts 2006, tr. 67 ; Khlevniuk 2015, tr. 199–200, 202 .
- ^ Service 2004, tr. 414–415 ; Khlevniuk 2015, tr. 206–207 .
- ^ Service 2004, tr. 417 ; Khlevniuk 2015, tr. 201–202 .
- ^ Conquest 1991, tr. 235 ; Service 2004, tr. 416 .
- ^ Conquest 1991, tr. 248 ; Service 2004, tr. 420 ; Khlevniuk 2015, tr. 214 .
- ^ Conquest 1991, tr. 248–249 ; Service 2004, tr. 420 ; Khlevniuk 2015, tr. 214–215 .
- ^ Service 2004, tr. 442–443 ; Khlevniuk 2015, tr. 242−243 .
- ^ Conquest 1991, tr. 260 ; Service 2004, tr. 444 .
- ^ Conquest 1991, tr. 254 ; Service 2004, tr. 424 ; Khlevniuk 2015, tr. 221–222 .
- ^ Service 2004, tr. 428 ; Khlevniuk 2015, tr. 225 .
- ^ Conquest 1991, tr. 231 ; Brackman 2001, tr. 341, 343 ; Roberts 2006, tr. 58 ; Khlevniuk 2015 .
- ^ Service 2004, tr. 421, 424 ; Khlevniuk 2015, tr. 220 .
- ^ Service 2004, tr. 482 ; Roberts 2006, tr. 90 .
- ^ Gellately 2007.
- ^ Conquest 1991, tr. 239–240 ; Roberts 2006, tr. 98 ; Khlevniuk 2015, tr. 209 .
- ^ Conquest 1991, tr. 241–242 ; Service 2004, tr. 521 .
- ^ Overy 2004.