Bước tới nội dung

Thành viên:Samiemeth

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Lý Vân Tiêu - Li Yunxiao - 李云霄

Lý Vân Tiêu - Li Yunxiao - 李云霄[sửa | sửa mã nguồn]

Lý Vân Tiêu
李云霄 Li YunXiao
Sinh26/10/1993
Thành phố Lâm Hải, tỉnh Chiết Giang
Quốc tịchTrung Quốc
Tên khácLý Ưu Tú, Lý Dou Dou, Tiêu bảo
Học vịHọc viện Nghệ thuật chuyên nghiệp Chiết Giang
Nghề nghiệpDiễn viên Việt Kịch

Chuyên diễn: Hoa đán

Truyền thừa : Lữ phái

Tên Fandom: Vân Đóa 云朵 ( đám mây)
Chiều cao163 cm (5 ft 4 in)

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Lý Vân Tiêu một diễn viên Việt Kịch quốc gia tại Trung Quốc. Cô sinh ra và lớn lên tại Lâm Hải, Chiết Giang. Ba mẹ đi làm xa nên từ nhỏ cô sống cùng ông bà, từ đó cô đã tiếp xúc với và yêu mến Việt Kịch. Lý Vân Tiêu luôn biết ơn bản thân mình, khi còn nhỏ, thậm chí khi chưa hiểu chuyện lắm, đã chọn một điều đặc biệt làm cô ấy cảm thấy hạnh phúc.

Lý Vân Tiêu học tại Trường tiểu học Đại Dương ở Thành phố Lâm Hải từ năm 2000 đến 2006. Cô luôn là một học sinh xuất sắc, vui vẻ và có thành tích học tập nổi bật. Cô còn được biết đến với tài năng văn chương thông qua các bài viết được đăng trên báo và tạp chí của trường. Ngoài ra, cô còn là thành viên chủ chốt của đội múa và ban văn nghệ của lớp, cô thường đại diện cho trường tham gia các cuộc thi văn nghệ và đạt thành tích cao.

Năm 2008, Lý Vân Tiêu ghi danh học tại lớp 08 Việt Kịch Tiểu Bách Hoa. Trải qua hai lần thay đổi vai trò, từ Hoa Đán sang Tiểu Sinh sau đó cô quay lại với vai trò Hoa Đán theo sự đề nghị của giáo viên.

Trong thời gian là sinh viên, cô luôn khiêm tốn, ham học hỏi và dám thử thách bản thân. Vẻ ngoài nhỏ nhắn của cô ẩn chứa sự kiên định và sức mạnh bên trong. Ấn tượng của các bạn học đối với cô đều là "người luôn ngâm mình ở phòng tập và là người về cuối cùng".

Năm 2012, Lý Vân Tiêu đạt Huy Chương Vàng trong "Dự án Tân Tùng" không phân chia chuyên nghiệp và sinh viên, khi mới 19 tuổi.

Sau khi tốt nghiệp Học viện Nghệ thuật chuyên nghiệp Chiết Giang vào tháng 7 năm 2013, cô gia nhập Đoàn Việt Kịch Tiểu Bách Hoa Chiết Giang.

Quá Trình Phát Triển[sửa | sửa mã nguồn]

Lý Vân Tiêu, một diễn viên chân chính của nghệ thuật truyền thống Việt Kịch, luôn đặt ra những tiêu chuẩn cao cho bản thân trong mỗi buổi tập, mỗi lần biểu diễn. Cô không ngừng nỗ lực, với mong muốn trở thành một nghệ sĩ cống hiến cho Việt Kịch. Người khác nói cô là công chúa thủy tụ, cô ấy nói rằng không có kỹ năng gì đặc biệt, chỉ là tay trái một trăm cái, tay phải một trăm cái, hai trăm cái, ba trăm cái, từ số lượng thành chất lượng.

Trong suốt hơn 15 năm hoạt động nghệ thuật, Lý Vân Tiêu không ngừng khẳng định bản thân qua các vai diễn đa dạng và ấn tượng trong nghệ thuật Việt Kịch. Cô đã thể hiện sự đa tài qua các vai nhân vật phong phú như Trần Tam Lượng, Phương Tiểu Mễ, Chúc Anh Đài, và Kim Tượng Ngọc. Đặc biệt, vai diễn "Phương Tiểu Mễ" trong vở Việt Kịch hiện đại "Tiền Đường Lý" đã đưa cô vào top 25 ứng viên đề cử cho giải "Diễn viên mới chính xuất sắc nhất" tại lễ trao giải Bạch Ngọc Lan diễn ra vào tháng 6/2024. Sự nghiệp của Lý Vân Tiêu không chỉ là hành trình của sự nỗ lực và đam mê mà còn là sự khẳng định vị thế trong lòng khán giả và giới chuyên môn.

Trường Phái Nghệ Thuật/ Kỹ Năng Biểu Diễn[sửa | sửa mã nguồn]

Hoa Đán Lữ Phái[sửa | sửa mã nguồn]

Là một trường phái nghệ thuật Việt Kịch chuyên vai đào (nữ), do Lữ Thụy Anh sáng lập. Lữ Phái của Lữ Thụy Anh lão sư lộng lẫy, rực rỡ, tiểu khang (giai điệu nhỏ) mượt mà, linh hoạt, sống động, đặc biệt êm tai. . Lý Vân Tiêu kế thừa và phát triển phong cách biểu diễn của Lữ Phái, với diễn xuất tự nhiên, chuẩn xác và giọng hát ngọt ngào. Lối hát của Lữ Phái như một bức tranh văn hóa sống động, với làn điệu sinh động và nhiều biến hóa.

Vân Tiêu Tông môn là Lữ Phái. Chúng ta thường nói Hí Kịch là trình diễn hóa biểu diễn. Trên thực tế cũng đã được thể hiện qua các lưu phái xướng khang (làn điệu, lối hát của cái trường phái). Việt Kịch có 13 trường phái lớn, tất cả đều có những đặc điểm riêng.

Lý Vân Tiêu sở trường trong việc sử dụng những giai điệu nhỏ xinh ở quãng trung và cao, cùng với việc luyến láy ở những quãng rộng, tạo ra một bức phác họa âm nhạc phong phú và sôi động. Đơn cử vai Phương Tiểu Mễ của Vân Tiêu trong <Tiền Đường Lý>, Vân Tiêu hát Lữ Phái. Xướng khang của Cô ấy sáng rực nhưng không sắc nhọn, có khả năng thể hiện cả giọng hát lẫn cảm xúc, rất cuốn hút.

Lữ Phái nổi tiếng với triết lý "Một vở kịch một lối hát", tức là mỗi vở kịch sẽ có một phong cách biểu diễn đặc trưng riêng. Điều này làm cho lối hát của Lữ Phái luôn thay đổi, không theo một quy luật cố định, đồng thời tạo ra sự đa dạng và phong phú trong nghệ thuật biểu diễn.

Lão Sư[sửa | sửa mã nguồn]

Trần Thiên Huống lão sư[sửa | sửa mã nguồn]

Một nữ diễn viên hạng nhất quốc gia và giáo viên nổi tiếng ở Trung Quốc. Sinh ra tại Bàn An, tỉnh Chiết Giang vào năm 1947, cô đã tốt nghiệp từ Trường Nghệ thuật Chiết Giang và trở thành một diễn viên trong Đoàn Việt Kịch nghệ thuật Chiết Giang. Sau đó, cô chuyển sang công tác giảng dạy tại trường và đã đào tạo ra nhiều tài năng biểu diễn nổi tiếng. Cô đã nhận được nhiều giải thưởng cho sự nghiệp diễn xuất của mình, và các vở kịch mà cô chỉ dạy đã trở thành tài liệu giảng dạy quý giá. Ngoài ra, cô cũng đã tham gia vào các hoạt động nghệ thuật sân khấu và là tác giả của nhiều bài viết về nghệ thuật biểu diễn.

Cô Trần Thiên Huống hướng dẫn Vân Tiêu trong các cuộc thi, trong hầu hết các đoạn trích của Vân Tiêu, cô đều tham gia giảng dạy và chọn lọc các chi tiết. Và giáo viên lẽ ra đã nghỉ hưu vào năm 2005, cô đã dạy thêm cho Lý Vân Tiêu và đi cùng cô đi đến các buổi diễn hoặc dự thi.

Tân Long Môn

Hoàng Y Quần lão sư[sửa | sửa mã nguồn]

là học trò của Lữ Thụy Anh lão sư, từng làm việc trong Đoàn Việt Kịch Tiểu Bách Hoa Chiết Giang và cũng là một diễn viên Hoa Đán vô cùng xuất sắc. Năm đó bởi vì giọng hát và xướng khang xuất sắc mà được giới văn nghê Chiết Giang tôn là "Song Wang". Một vị khác là đoàn Việt Kịch Chiết Giang Vương Tân Mai lão sư (tiếng địa phương Chiết Giang Vương và Hoàng đều đọc là Wang)

Lý Vân Tiêu từng sống tại nhà Hoàng Y Quần lão sư ở Bắc Kinh trong một thời gian không ngắn và theo Hoàng lão sư học xướng khang. Hoàng lão sư đã giải quyết được rất nhiều khúc mắc trong xướng khang và sửa chữa một số khuyết điểm của cô ấy, vì vậy cô luôn rất biết ơn thầy.

<Trần Tam Lượng> là một trong những tác phẩm chính của Hoàng lão sư, trong quá trình Vân Tiêu tập luyện, Hoàng lão sư cũng chỉ dạy rất nhiều.


Các Kỹ năng Nổi Bật của Lý Vân Tiêu[sửa | sửa mã nguồn]

STT Tên Kỹ năng Nội dung
1 Múa Thủy Tụ Một loại múa cổ điển Trung Quốc, sử dụng một loại ống tay dài gọi là "Thuỷ Tụ" (tay áo nước).
2 Tham Hải Đây là tư thế chống một chân giữ thăng bằng trong "yến thức"(kiểu chim yến).
3 Thảm Công < Ngã Chạm Lưng> Sử dụng chủ yếu trong Võ kịch, là kỹ thuật bổ nhào phổ biến trong Hí Kịch

Động tác yêu cầu: Nghiêng người về phía trước bổ nhào, lăn người và tiếp đất bằng vai trái.

Động tác này rất nguy hiểm, không cẩn thận có thể bị thương

4 Quỷ Bộ Tuyệt kỹ của vai Đán (nữ) chính là <Quỷ Bộ> phải chuyển động nhưng không được thấy đang chuyển động, muốn thấy là có di động nhưng không thể thấy cơ thể chuyển động, các bước đi nhỏ và ngắn, nhịp điệu không được lộn xộn, nếu không phần thân trên sẽ lắc lư rất nhiều.

Yêu cầu của <Quỷ Bộ> đối với người biểu diễn là cực kỳ khó, yêu cầu về bản lĩnh cũng rất cao, đòi hỏi ngày qua ngày, năm này qua năm khác không thú vị huấn luyện đã khiến nhiều người nản lòng nên kỹ năng này có phần bị thất truyền. <Quỷ Bộ> không luyện 10 năm là đi không ra.

5 Ngã Cương Thi Tuyệt kỹ của vai Sinh (nam) là <Ngã Cương Thi> được chia thành cương thi mềm và cương thi cứng

- Cương Thi Mềm: động tác yêu cầu hạ thấp eo, uống cong cơ thể về phía sau 45 độ, sau đó duỗi thẳng và rơi xuống đất. Sử dụng trong các tình huống như nhận được tin xấu bất ngờ hoặc sự thay đổi đột ngột mạnh mẽ dẫn đến ngất xỉu hay tử vong. - Cương Thi Cứng: là trực tiếp rơi thẳng xuống đất. Cương Thi cứng được dùng trong các tình huống đột ngột ngất xỉu, tự sát và đột tử. <Ngã Cương Thi> là một kỹ thuật vô cùng nguy hiểm vì bộ phận đầu và cổ rất mỏng manh, nên khi tiếp đất bằng lưng cần phải hết sức cẩn thận, chú ý.

  • Yêu cầu và kỹ thuật khi rơi xuống:
    • Yêu cầu: khi ngã xuống đất hai chân phải thẳng băng, toàn thân phải cứng và phẳng.
    • Kỹ Thuật: khi ngã xuống phải nín thở, giữ vững đầu và tiếp đất bằng vai để tránh bị tổn thưởng phần đầu.
  • Nhiều người không dễ dàng thử sức kỹ thuật này vì phần lưng cơ ít, xương nhiều. Nếu nằm thẳng tiếp đất bằng vai trước, sẽ dễ tổn thương vai và các khí quan bên trong, đây cũng là một trong những bệnh nghề nghiệp của diễn viên.

** Trang phục của Hoa Đán để bày ra cảm giác duy mỹ, nên nhìn chung sẽ rất mỏng và bót sát, cũng không có áo khoác hay áo bông mặc trong để tăng độ dày cho áo. Vì vậy, khi thực hiện động tác <Ngã Cương Thi> Hoa Đán đều là trực tiếp ngã mà không có bất kỳ sự bảo hộ nào.

6 Ô Long Giảo Trụ <Ô Long Giảo Trụ> , thảm (cái thảm) công của Hí kịch hay còn gọi là <Ngũ Long Xoắn Trụ> được phát triển từ các động tác võ thuật, thường được sử dụng trong Hí kịch để thể hiện sự né tránh khi bị tấn công hoặc giãy dụa đau đớ.n trước khi chết.

Động tác cần thiết: Diễn viên nằm ngửa trên sân khấu, lưng chạm đất, vung tay chân, xoắn nhanh chân trên không, thân trên xoay theo thành nằm nghiêng, xoay người lăn liên tục ngược chiều kim đồng hồ còn hai chân vẫn tiếp tục xoắn chuyển. Nhiều lúc <Diều Hâu Trở Mình> và <Ô Long Xoắn Trụ> sẽ cùng xuất hiện trong một vở Hí kịch

7 Diều Hâu Trở Mình Không chỉ đòi hỏi người thực hiện phải nhẹ như chim én mà còn phải có bản lĩnh luyện tập nhiều năm nên nó được đặt tên theo khả năng xoay thân linh hoạt như một con Diều Hâu.

Thuận - chân phải đưa trước, chân trái bước lên, thân trên dưới eo hướng về phía sau xoay người dùng hai tay đuổi theo chân tạo thành hình vòng cung, xoay sang một bên.

Ngược - chân trái đưa trước, chân phải bước lên, xoay từ trái sang phải Động tác <Diều Hâu Trở Mình> trong <Tân Long Môn>là "Thuận" có thể thấy ra chiêu, thu chiêu gọn gàng dứt khoát, mỗi chiêu mỗi thức đều có lực.

8 Quỷ Nhập Tràng Chờ bổ sung
9 Ngọa Ngư Chờ bổ sung
10 Diều Lật Chờ bổ sung
11 Tháp Bộ Chờ bổ sung
12 Tay Mây Chờ bổ sung
13 Ngón Tay Phong Lan Chờ bổ sung
14 Thụy Phi Chờ bổ sung
15 Ném Tay Áo Chờ bổ sung

Các Tác Phẩm Tham Dự[sửa | sửa mã nguồn]

Trọn Vở
STT Vở Kịch Vai Diễn
1 Trần Tam Lượng Lý Tố Bình/Trần Tam Lượng
2 Tiền Đường Lý Phương Tiểu Mễ
3 Tân Long Môn Khách Trạm Kim Tương Ngọc
4 Tân Lương Chúc < Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài> Chúc Anh Đài
5 Bộ Bộ Kinh Tâm Mã Nhĩ Thái Nhược Hy
6 Ngũ Nữ Bái Thọ Thúy Vân
Trích Đoạn
7 Dâng Hương Ký - Đả thần cáo miếu Kiều Quế Anh
8 Mộc Quế Anh nắm giữ ấn soái - Bên ngoài viên môn ba tiếng pháo Mộc Quế Anh
9 Phách Quan Điền thị
10 Hồng Ngọc - Tam Thông Cổ Lương Hồng Ngọc
11 Lạng Kha Sơn - Si Mộng Thôi thị
12 Đả kim chi - Đầu đội châu quan áp Tấn Tề Thái Bình công chúa
13 Khổng tước Đông Nam phi - Tích biệt ly Lưu Lan Chi
14 Oan Đậu Nga Đậu Nga
15 Cửu cân cô nương - Ta cách tổ phụ sẽ dậy sớm Cửu Cân Cô Nương
16 Xuân Hương truyện - Ái ca Xuân Hương
17 Hồng Lâu Mộng - Trên trời rơi xuống một Lâm muội muội Lâm Đại Ngọc
18 Lương Chúc - Thập Bát Lương Tống Chúc Anh Đài
19 Bạch xà truyện - Tây Hồ sơn thuỷ còn như trước Bạch Tố Trinh
20 Táng hoa ngâm Tiết Bảo Thoa
21 Lục Du và Đường Uyển - Thoa Đầu Phượng Đường Uyển

Giải Thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Giải Cá Nhân
STT Năm Giải Thưởng Tên Cuộc Thi
1 2011 Huy Chương Bạc Giải Văn Hoa Trường Kinh Kịch Trung Quốc
2 2012 Huy Chương Vàng Dự án Tân Tùng cho Diễn viên Trẻ Chiết Giang (không phân biệt chuyên nghiệp hay sinh viên)
3 2013 Giải Diễn viên Xuất Sắc Liên hoan Phim Truyền hình tỉnh Chiết Giang (Nhược Hi trong "Bộ Bộ Kinh Tâm")
4 2015 Được chọn tham dự dự án "Các bậc thầy Opera nổi tiếng-Các bậc thầy Opera đương đại tại địa phương tuyển dụng người học việc và truyền đạt kỹ năng của họ" năm 2015
5 2017 Giải Nhất Cuộc thi Diễn viên Việt Kịch Trẻ cấp tỉnh
6 2019 Huy Chương Vàng Vĩnh Liên Cúp Việt Mỹ Trung Hoa cho Diễn viên Trẻ Nghệ thuật Biểu diễn
7 2020 Giải Bạc Thử thách Thanh niên Quốc gia Hí Mã Đầu trên Truyền hình vệ tinh Hồ Bắc
8 2022 Giải Giọng nói hay Chương trình ""Sing! China"" (Kỳ đặc biệt về Việt Kịch) trên Truyền hình vệ tinh Chiết Giang
9 2023 Giải Hoa Lan Liên hoan Phim Truyền hình tỉnh Chiết Giang (Phương Tiểu Mễ trong "Tiền Đường Lý")
10 2024 Nghệ sĩ mới nổi của năm Đêm Weibo 2023
Giải Thưởng Nhóm/Trường
STT Năm Nội Dung
1 2014 Giải Tình yêu hoặc Khen thưởng Cá nhân năm 2013 của Đoàn kịch Tiểu Bách Hoa Chiết Giang
2 2016 Giải Kịch 2015 của Đoàn Việt Kịch Tiểu Bách Hoa Chiết Giang
3 2018 Khen thưởng Công tác năm 2017, Đảng viên xuất sắc năm 2017, Giải tân binh Yêu Kịch năm 2017 của Đoàn Việt Kịch Tiểu Bách Hoa Chiết Giang
4 2020 Khen thưởng Công tác năm 2017, Đảng viên xuất sắc năm 2017, Giải tân binh Yêu Kịch năm 2017 của Đoàn Việt Kịch Tiểu Bách Hoa Chiết Giang
5 2022 Khen thưởng Công tác năm 2017, Đảng viên xuất sắc năm 2017, Giải tân binh Yêu Kịch năm 2017 của Đoàn Việt Kịch Tiểu Bách Hoa Chiết Giang
6 2024 Danh hiệu Công nhân Tiên tiến năm 2023 của Bệnh viện Đoàn Việt Kịch Tiểu Bách Hoa Chiết Giang
7 Đảng viên xuất sắc năm 2022 của Đoàn Việt Kịch Tiểu Bách Hoa Chiết Giang"