Thành viên:Phuongnam2131999/Nháp
địa lý các châu lục để phát triển du lịch
Châu âu
Về mặt vị trí địa lý,
Châu Âu là lục địa duy nhất, không được bao quanh bởi nước từ mọi hướng do có một biên giới đường bộ với châu Á. Về mặt địa lý, các nước Châu Âu nằm ở phía tây bắc của vùng đất rộng lớn được gọi là lục địa Á-Âu và được bao quanh bởi Bắc Băng Dương ở phía Bắc, Đại Tây Dương ở phía Tây và biển Địa Trung Hải ở phía Nam, giáp Biển Đen ở phía Đông Nam. Châu âu nằm ở bán cầu bắc
Đường biên giới chính xác giữa hai châu lục là một câu hỏi lớn cho các nhà địa lý và chính trị gia. Ngày nay nó thường được mô tả bởi dãy núi Ural ở Nga, Biển Caspi và dãi núi Caucasus. châu Âu thuộc loại nhỏ thứ 2 thế giới về diện tích, vào khoảng 10.600.000 km², và chỉ lớn hơn Châu Đại Dương
· Vì tiếp giáp với châu á nên rất thuận lợi cho việc du lịch bằng đường bộ trên đất liền góp phần nâng cao số lượng khách du lịch đến châu âu
· Không những vậy mà đa số các quốc gia châu âu còn giáp với biển nên có lợi thế rất lớn về việc phát triển du lịch ở khu vực
Địa hình
Về mặt địa hình, châu Âu là nhóm các bán đảo kết nối với nhau. 2 bán đảo lớn nhất là châu Âu "lục địa" và bán đảo Scandinavia ở phía bắc, cách nhau bởi Biển Baltic. Ba bán đảo nhỏ hơn trải từ phía nam lục địa tới Địa Trung Hải, biển tách châu Âu với châu Phi. Về phía đông, châu Âu lục địa trải rộng trông như miệng phễu tới tận biên giới với châu Á là dãy Ural.
Bề mặt địa hình trong châu Âu khác nhau rất nhiều ngay trong một phạm vi tương đối nhỏ. Các khu vực phía nam địa hình chủ yếu là đồi núi, trong khi về phía bắc thì địa thế thấp dần từ các dãy Alps, Pyrene và Karpati, qua các vùng đồi, rồi đến các đồng bằng rộng, thấp phía bắc, và khá rộng phía đông. Vùng đất thấp rộng lớn này được gọi là Đồng bằng Lớn Âu Châu, và tâm của nó nằm tại Đồng bằng Bắc Đức
Các tiểu vùng như Iberia và Ý có tính chất phức tạp riêng như chính châu Âu lục địa, nơi mà địa hình có nhiều cao nguyên, thung lũng sông và các lưu vực đã làm cho miêu tả địa hình chung phức tạp hơn. Iceland và quần đảo Anh là các trường hợp đặc biệt. Iceland là một vùng đất riêng ở vùng biển phía bắc được coi như nằm trong châu Âu, trong khi quần đảo Anh là vùng đất cao từng nối với lục địa cho đến khi địa hình đáy biển biến đổi đã tách chúng ra.
· Vì châu âu có các bán đảo nối liền với nhau nên rất thuận cho việc tham quan và du lịch nghỉ dưỡng.
· Địa hình của châu chủ yếu là đồi núi nên gặp khó khăn trong việc phát triển du lịch nhưng lại phù hợp cho những loại hình du lịch mạo hiểm và khám phá.
· Ngoài ra địa hình đồng bằng cũng nhiều nên thích hợp cho những loại hình du lịch mice, du lịch sinh thái.
Khí hậu
Đại bộ phận lãnh thổ Châu Âu có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa, chỉ một diện tích nhỏ ở phía bắc vòng cực có khí hậu hàn đới và phần phía nam có khí hậu địa trung hải.
Các nước vùng ven biển Tây Âu và một số nước Bắc Âu như Anh, Pháp, Ireland, Na Uy... có khí hậu ôn đới hải dương, mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm. Nhiệt độ thường trên 0 độ C. Mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn (khoảng 800 – 1000 mm/ năm), có nhiều sương mù, đặc biệt là về mùa thu đông. Dòng hải lưu nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới có vai trò lớn làm cho khí hậu các nước này ấm hơn so với các nơi khác cùng vĩ độ.
Các nước Bắc Âu ở phía đông như Thụy Điển, Phần Lan có khí hậu ôn đới lục địa lạnh, rất lạnh vào mùa đông, tuyết rơi nhiều và dày, mùa hè mát mẻ.
Khu vực Đông Âu có khí hậu ôn đới lục địa. Ở phía bắc của Đông Âu, mùa đông kéo dài và có tuyết phủ. Càng đi về phía nam mùa đông càng ngắn dần, mùa hạ nóng hơn, lượng mưa giảm dần. Vào sâu trong đất liền, mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều hơn, mùa hạ nóng và có mưa.
Ở các nươc Nam Âu, ven biển Địa Trung Hải vào màu thu đông thời tiết không lạnh lắm và có mưa, thường là những trận mưa rào. Mùa hè nóng, khô.
1. Mùa xuân ở Châu Âu
[sửa | sửa mã nguồn]Mùa xuân ở Châu Âu bắt đầu từ khoảng tháng 2 cho đến tháng 4. Vào thời gian này ở một số nước ở phía đông Bắc Âu và phía bắc Đông Âu là thời điểm tuyết bắt đầu tan, trời vẫn còn khá lạnh và có mưa nhiều.
Thay vào đó bạn có thể lựa chọn các nước sát biển ở hoặc phía Nam và Tây Âu có thời tiết ấm và ít mưa hơn. Ở các nước này vào mùa xuân cũng là thời điểm có nhiều hoa nở nhất.
Mùa hè ở Châu Âu
Mùa hè ở Châu Âu bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 7, tháng 8. Màu hè là thời điểm vô cùng thích hợp để đi du lịch Châu Âu. Lúc này thời tiết Châu Âu nóng hơn nhưng vẫn vô cùng mát mẻ, đêm ngắn, ngày dài nên bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để đi tham quan vui chơi ở ngoài trời
Mùa thu ở Châu Âu
Mùa thu là thời gian lãng mạn nhất ở Châu Âu. Tháng 9, tháng 10, tháng 11 là thời điểm cả Châu Âu khoác lên mình chiếc áo vàng rực rỡ của mùa cây thay lá. Thời tiết ở Châu Âu lúc này vô cùng dễ chịu, những con đường tràn ngập nắng vàng, lá vàng sẽ khiến bất kì ai cũng phải mê mẩn.
Mùa đông ở Châu Âu
Màu đông Châu Âu thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thời tiết lúc này khá lạnh. Đặc biệt là ở các nước Bắc Âu và phía Bắc Đông Âu có tuyết rơi dày và nhiều. Nếu muốn ngắm tuyết hay trượt tuyết thì đây sẽ là thời điểm lý tưởng dành cho các bạn, đây cũng là thời điểm bạn có thể đón không khí giáng sinh và năm mới nhộn nhịp, đông vui tràn ngập khắp nơi.
· Với thời tiết của châu âu ngành du lịch thường bị đình trệ vào mùa đông và đầu mùa xuân do thời tiết còn lạnh và ẩm ướt, còn mùa hè và mùa thu ngành du lịch sẽ phát triển mạnh do thời tiết dễ chịu thuận lợi. nhưng các du khách thích chơi trượt tuyết có thể chọn mùa đông do tuyết rơi nhiều nhưng lại rất thích hợp cho hoạt động trượt tuyết.
· Mùa thu có thể nói là mùa đẹp nhất của châu âu do đó các công ty du lịch thường cố gắng quảng bá và khai thác tối đa du lịch
3. Sông ngòi châu
Phần lớn các con sông bắt nguồn từ trung tâm lục địa đổ ra biển, thường có nguồn rất gần nhau. Sông dài nhất là sông Volga
Mạng lưới dày đặc, lượng nước dồi dào.
Các sông đổ ra Bắc Băng Dương thường đóng băng dài trong mùa đông, nhất là vùng cửa sông.
Một số sông lớn, quan trọng: Von-ga, Đa-nuyp, Rai-nơ, Đni-ep.
· Do có nhiều sông ngòi nên có lợi thế về việc phát triển du lịch trên sông nước để ngắm cảnh cùng với những hoạt động gắn liền với du lịch sông nước
Kinh tế châu Âu
là nền kinh tế của hơn 710 triệu người sống trong 48 quốc gia khác nhau ở châu Âu. Nền kinh tế lớn nhất châu Âu là Đức, có GDP danh nghĩa đứng thứ 4 toàn cầu, và đứng thứ 5 nếu tính theo sức mua tương đương; nền kinh tế đứng thứ 2 là Vương quốc Anh, xếp thứ 5 toàn cầu theo GDP danh nghĩa và xếp thứ 6 theo sức mua tương đương.
Tăng trưởng hàng năm
của GDP đầu người: 29,9% (2004)
· Với một nền kinh tế phát triển sẽ đóng góp rất nhiều cho việc phát hạ tầng càng hiện đại và nâng cao chất lượng du lịch khiến du khách sẽ ngày càng nâng cao vị thế trên bản đồ ngành du lịch thế giới
· Kinh tế phát triển cũng góp phần quảng bá thu hút du lịch dễ dàng hơn
xa hoi chau au
Phần lớn dân cư thuộc chủng tộc ơrôpêôít
Chủ yếu theo đạo Cơ Đốc giáo gồm đạo Thiên Chúa, đạo Tin lành và đạo Chính Thống. Một số vùng còn theo đạo Hồi.
Có nhóm ngôn ngữ chính sử dụng ở châu ấu:
Giecman: Đức, Hà Lan, Bỉ ...
Latinh: Italia, Pháp ...
Xlavơ: Liên bang Nga, Ba Lan ...
tuy nhiên sử dụng tiếng anh vẫn được coi là ngôn ngữ sử dụng rộng rãi nhất ở châu âu
Dân số 727 triệu người (năm 2001)
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp, chưa tới 0,1%/năm. Nhiều nước tỉ lệ gia tăng tự nhiên âm.
Như vậy so với thế giới, dân số châu Âu có xu hướng đang già đi Phân bố dân cư: không đồng đều.
Mật độ trung bình 70 người/km2
Nơi đông dân: ven biển Tây và Trung Âu, Nam Âu, đồng bằng và thung lũng
Nơi thưa dân: Phía Bắc và những vùng núi cao
- Nhìn chung ngôn ngữ ở châu âu sử dụng chủ yếu tiếng anh nên sẽ không gặp quá nhiều khó khăn trong giao tiếp của người bản ngữ đối với khách du lịch khi muốn tìm hiểu rõ về đia điểm mình đang đến
- châu âu cũng gặp phải khó khăn vì tỉ lệ gia tăng dân số quá thấp và dân số gia tăng nên sẽ gặp khó khăn về đào tạo nhân lực cho ngành du lịch.
- những vùng đông dân thường sẽ thu hút được khách du lịch đến nhiều vì cơ sở hạ tầng thường phát triển hơn và náo nhiệt hơn so với vùng phía bắc
b. Đô thị hóa ở châu Âu
Tỉ lệ dân thành thị cao chiếm khoảng 75% dân số. Các thành phố nối tiếp nhau thành các dải đô thị từ Liverpoor(anh) đến Côn (Đức)
Quá trình đô thị hoá ở nông thôn đang được đẩy mạnh
- Với quá trình đô thị hóa cao thì việc lưu thông giữa các vùng sẽ thuận lợi, cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch cũng ngày càng hiện đại.
Châu Mỹ
Điều kiên tự nhiên
Châu Mỹ nằm hoàn toàn về phía Tây Bán Cầu, phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, Đông giáp Đại Tây Dương, Tây giáp Thái Bình Dương. Tổng diện tích khoảng 42 triệu km2 chỉ đứng sau châu Á với diện tích 44.triệu km2. Châu Mĩ là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu Tây.
· Châu mĩ nằm hoàn toàn tách biệt với các châu lục khác bởi 2 đại dương nên du khách đến đây chỉ có bằng đường biển và đường không nên những du khách đi đến châu mỹ thường rất có tiềm lực về tài chính để chi tiêu mạnh cho các dịch vụ du lịch.
· Vì nằm tách biệt với các châu lục khác nên khách du lịch đến đây du lịch mà không phải liên kết tua du lịch đến nơi khác và thu được tối đa nguồn lợi nhuận du lịch
Địa hình
Địa hình châu Mĩ thay đổi từ tây sang đông :
Dọc bờ biển phía tây là 2 dãy núi cao và đồ sộ Coóc-đi-e và An-đét.
Giữa là những đồng bắng lớn : đồng bằng Trung tâm và đồng bằng A-ma-dôn.
Phía đông là các núi thấp và cao nguyên: A-pa-lát và Bra-xin.
· Nhìn chung với địa hình của châu mĩ thì dọc bờ biển phía tây chủ yếu là núi nên khó phát triển du lịch, khách du lịch chủ yếu du lịch khám phá, mạo hiểm. vì địa hình núi đồi nên đường bờ biển sâu nên khó phát triển du lịch biển. địa hình núi cũng tạo khó khăn cho phát triển hạ tầng giao thông nên kiềm chế phát triển du lịch . dân cư trên núi cũng thưa thớt nên thường không có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch
· ở những nơi đồng bằng thì có thể phát triển du lịch nông nghiệp và ven biển có thể phát triển du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng do đường bờ biển nông . hạ tầng giao thông cũng dể xây dựng do địa hình bằng phẳng nên du lịch sẽ thuận lợi để phát triển. dân cư tập trung chủ yếu ở đồng bằng nên là điều kiện thuận lợi để phát triển nơi đây
khí hậu
Khí hậu châu Mỹ thay đổi đáng kể giữa các khu vực. Khí hậu rừng mưa nhiệt đới xuất hiện ở những nơi gần xích đạo như rừng Amazon, rừng sương mù châu Mỹ, Tại dãy núi Rocky và Andes, các ngọn núi cao thường có tuyết phủ.
Vùng Đông Nam của Bắc Mỳ thường xuất hiện nhiều cơn bão và lốc xoáy, trong đó phần lớn lốc xoáy xảy ra tại thung lũng Tornado ở Hoa Kỳ. Nhiều khu vực tại Caribe cũng phải hứng chịu các ảnh hưởng từ bão. Các hình thế thời tiết này được tạo ra do sự va chạm của khối không khí khô và mát từ Canada và khối không khí ẩm và ấp từ Đại Tây Dương.
· Khí hậu ở nam châu mỹ nhìn chung là khá thuận lợi cho du lịch do khí hậu chủ đạo là khí hậu xích đạo và khí hậu nhiệt đới thời tiết sẽ đỡ khắc nghiệt hơn so với bắc châu mỹ là ôn đới lục địa lạnh sẽ có mùa đông rất lạnh đóng tuyết không thể khai thác du lịch được
· ở vùng đông nam bắc mỹ cũng nhiều thiên tai như lốc xoáy nên cũng ảnh hưởng rất nhều đến du lịch
Dòng sông
Lưu vực sông lớn nhất tại Bắc Mỹ là Mississippi, đây cũng là lưu vực sông lớn thứ 2 thế giới. Hệ thống sông Mississippi-Missouri chảy trên địa phận 31 tiểu bang của nước.
Tại Bắc Mỹ, phía đông của dãy Appalachian không có các con sông lớn song có nhiều dòng chảy theo hướng đông ra Đại Tây Dương. Ở bờ biển phía tây Bắc Mỹ, các dòng sông chính bao gồm sông Colorado, sông Columbia, sông Yukon, và sông Sacramento.
Lưu vực sông lớn nhất tại Nam Mỹ là Amazon, đây cũng là hệ thống sông có dung tích dòng chảy lớn nhất thế giới. Hệ thống sông lớn thứ hai của Nam Mỹ là sông Paraná, bao phủ một diện tích 2,5 triệu km².
· với hệ thống sông ngòi bao phủ lớn diện tích châu mĩ thì vùng đất này rất có ưu thế để phát triển du lịch bên các con sông vì những nơi gần dòng sông thường trong lành và cảnh sách đẹp nên thích hợp với loại hình như du lịch sinh thái
Kinh tế châu mỹ
bắc mĩ có nền kinh tế phát triển, nền nông nghiệp sản xuất quy mô lớn và nền công nghiệp hiện đại
trung mĩ và nam mĩ nền kinh tế đang phát triển
- với một nền kinh tế phát triển thì việc phát triển dịch vụ du lịch rất mạnh, cũng như cơ sở hạ tầng phát triển tốt thì việc thu hút khách du lịch sẽ trở nên cực kì dể dàng điển hình như canada, hoa kì, cũng như doanh thu kiếm được từ du lịch sẽ rất lớn.
- Với các nước trung mĩ và nam mĩ vì nền kinh tế đang phát triển nên ngành dịch vụ du lịch vẫn chưa phát triển mạnh cũng như cơ sở hạ tầng vẫn phát triển chưa nhiều vì vậy nên việc thu hút khách du lịch đến vùng đất này vẫn chưa cao
Xã hội châu mỹ
- Dân số 528,7 triệu người ( 2007)
- Mật độ dân số trung bình 20 người/ km^2
- Dân cư phân bố không đồng đều giữa phía Bắc và phía Nam , Phía Tây và Đông, Dân cư sống tập trung ở miền ven biển và miền Đông.
Phần lớn cư dân châu Mĩ là người nhập cư. Các luồng nhập cư vào châu Mỹ: người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Đức,...
Ngôn ngữ của châu mĩ gồm : tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Pháp, tiếng Hà Lan và các thứ tiếng khác
- Vì dân cư tập trung đông ở miền ven biển và miền đông nên những nơi này có điều kiện phát triển du lịch thuẫn lợi.
- Vì ngôn ngữ đa dạng nên du khách cũng gặp đôi chút khó khăn trong giao tiếp với người dân
Tôn giáo
[sửa | sửa mã nguồn]Các đức tin lớn nhất tại châu Mỹ là: kitô giáo, hồi giáo, do thái giáo
· Kitô giáo (Bắc Mỹ: 85%; Nam Mỹ: 93%)
· Hồi giáo khoảng 2% dân cư Canada và 0,6% cư dân Hoa Kỳ ,Argentina có một số lượng lớn dân cơ theo Hồi giáo với 1,9%
· Do Thái giáo (khoảng 2% cư dân Bắc Mỹ, trong đó xấp xỉ 2,5% cư dân Hoa Kỳ và 1,2% dân cư Canada và 0,23% dân cư Mỹ Latinh—Argentina là nước co số người theo Do Thái giáo lớn nhất khu vực này với 200.000 người
Các đức tin khác bao gồm đạo Sikh; Phật giáo; Ấn Độ giáo
- Do có nhiều tôn giáo nên văn hóa ở đây cũng rất đa dạng rất thích hợp để du khách tìm hiểu sâu hơn nền văn hóa ở đây tuy nhiên du khách cũng nên tìm hiểu kĩ với những điều cấm kị với từng tôn giáo để tránh gặp phiền phức
Ngôn ngữ
Có nhiều ngôn ngữ được sử dụng tại châu Mỹ. Ngôn ngữ chiếm ưu thế tại Mỹ Latinh là tiếng Tây Ban Nha, tuy vậy, đất nước lớn nhất Mỹ Latinh là Brasil sử dụng tiếng Bồ Đào Nha. Có một số vùng đất sử dụng tiếng Pháp, Hà Lan và tiếng Anh tại Mỹ Latinh.
· Dân cư của các nước phía bắc mĩ sử dụng chủ yếu là tiếng anh nên du khách đến đây có thể không cần hướng dẫn viên du lịch vẩn có thể giao lưu với người bản xứ dễ dàng
· Tuy nhiên dân cư ở trung mỹ và nam mỹ do nên kinh tế đang phát triển nên tiếng anh vẫn chưa phổ biến nên du khách đến vẫn gặp đôi chút khó khăn trong giao tiếp .
Châu á
Điều kiện tự nhiên
Châu Á là một bộ phận của địa lục Á – Âu , lục địa này nằm ở bán cầu bắc và đông bán cầu. Kích thước lãnh thổ là châu lục rộng lớn nhất với diện tích 44,4 triệu km2 ( kể cả các đảo).
Phía Bắc tiếp giáp với Bắc Băng Dương. Bắc Băng Dương nằm trên các vĩ độ cực và cận cực nên thời tiết quanh năm giá buốt, mặt biển bị bao phủ bởi một lớp băng rất dày, tựa như một sân trượt băng khổng lồ. Điều kiện đó ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành khí hậu, cảnh quan tự nhiên cũng như đời sống và hoạt động kinh tế của con người ở phần phía Bắc châu lục.
Phía Đông châu Á giáp với Thái Bình Dương. Dọc theo bờ Tây Thái Bình Dương, đáy biển có cấu trúc rất phức tạp, tạo thành nhiều biển, phân cách với đại dương bởi nhiều đảo, chuỗi đảo hình vòng cung..
Phía Đông Nam châu Á, nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Phía Nam châu Á tiếp giáp với Ấn Độ Dương
Phía Tây châu Á tiếp giáp với phần phía Đông Địa Trung Hải thuộc Đại Tây Dương. Đây là con đường biển quốc tế nối liền Đại Tây Dương với Ấn Độ Dương nên có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt kinh tế và chính trị.
- Với điều kiện tự nhiên thuận lợi do giáp liền với lục địa châu âu nên du lịch châu á thường rất dễ dàng do có nhiều con đường để lựa chọn và đa số các quốc gia đều giáp với biển nên càng thuận lợi để phát triển mạnh du lịch hơn nữa.
- Tuy nhiên phần phía bắc sẽ khó khăn để phát triển du lịch vì tiếp giáp với bắc băng dương nên khí hậu rất khắc nghiệt
Địa hình châu Á
Trên lãnh thổ châu Á có đầy đủ các dạng địa hình khác nhau: các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên và đồng bằng rộng lớn với nhiều nguồn gốc, kiểu loại khác nhau, các thung lũng rộng và bồn địa kín.
Sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt châu lục không đồng đều. Các hệ thống núi và sơn nguyên cao nhất đều tập trung ở vùng trung tâm châu lục, tạo thành một vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới.
Cánh phía Tây gồm dãy Hindu Kush và hệ thống các núi
Cánh Đông Nam bao gồm các núi thuộc khối Tây Tạng, Himalaya và Đông Nam Á.
Phần Bắc và Tây Bắc với địa hình chủ yếu là đồng bằng, sơn nguyên thấp, rộng và tương đối bằng phẳng
Phần Đông gồm các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên, núi trung bình, núi thấp xen với các đồng bằng nhỏ ven bờ
Phần Nam và Tây Nam gồm các hệ thống núi uốn nếp trẻ, các sơn nguyên và các đồng bằng xen kẽ với nhau
- Với địa hình cao nguyên và núi chủ yếu nên nơi đây chủ yếu phát triển loại hình du lịch mạo hiểm, khám phá.
- Những quốc gia giáp biển thường có địa hình bằng phẳng nên thuận lợi để phát triển du lịch nghỉ dưỡng và có lợi thế phát triển du lịch hơn so với các quốc gia không giáp biển.
Khí hậu
Có 2 kiểu khí hậu phổ biến: khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa.
Khí hậu gió mùa: Phạm vi ảnh hưởng bao gồm khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á.
Đặc điểm khí hậu gió mùa là trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông có gió thổi từ nội địa ra nên không khí lạnh và khô, mưa ít, mùa ha gió thổi từ đại dương vào lục địa thời tiết ấm mưa nhiều.
Khí hậu lục địa: Chiếm phần lớn diện tích nội địa của Châu Á và vùng Tây Nam Á.
Đặc điểm khí hậu khô hạn, hình thành nhiều vùng hoang mạc và bán hoang mạc ở Trung Á, Tây Nam Á.
Mùa Đông : ◦ Không khí vùng trung tâm, nhất là vùng Đông Bắc Siberi bị hóa lạnh mạnh. Nhiệt độ trung bình tháng 1 các vùng Trung Á và Nội Á thay đổi từ -10 C đến -40 °C◦ Ở phía Bắc lục địa có gió Tây Nam thổi từ nội địa lên phía Bắc, gây nên thời tiết rất khô và lạnh◦ Phần phía Nam lục địa, trị số khí áp giảm dần từ Bắc xuống Nam và sau đó chuyển sang đới áp thấp xích đạo. khu vực Nam Trung Hoa và Đông Bắc bán đảo Trung Ấm thời tiết nói chung khô và hơi lạnh
Mùa Hạ : Không khí trong lục địa nóng dần lênVề mùa hạ, các vùng Bắc Á có thời tiết ẩm và mát, còn ở Trung Á và Nội Á thì trái lại, rất khô và nóng. Ở Nam Á, Đông Nam Á có gió mùa mùa hạ mang theo khối khí xích đạo nóng ẩm từ Ấn Độ Dương tới, gây mưa lớn, khu vực nằm ở phía Nam frong nhiệt đới đều có thời tiết nóng, ẩm ướt và có mưa nhiều. Ở Đông Á, nơi có gió mùa Đông Nam cũng mang theo khối khí nhiệt đới và ôn đới hải dương.
- Vì khí hậu của châu á thay đổi và khác nhau theo từng vùng nên phải chia ra từng thời điểm để trải nghiệm du lịch thuận lợi nhất.
Một số vùng có khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc thường gặp khó khăn trong việc phát triển du lịch do thời tiết khắc nghiệt
- Tùy vào từng mùa mà các loại hình du lịch sẽ phát triển theo để tối ưu hóa nguồn lợi nhuận kiếm được từ du lịch. Ví dụ như : Lễ hội tuyết Harbin, Trung Quốc: lễ hội băng tuyết Harbin tại Cáp Nhĩ Tân, Lễ hội Sakura, Bunkyo, Nhật Bản: Hàng năm vào mùa xuân,…
Đặc điểm chung về sông ngòi
[sửa | sửa mã nguồn]- Sông ngòi ở châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.
+ Các sông lớn của Bắc Á và Đông Á bắt nguồn từ khu vực nào, đổ vào biển và đại dương nào ?
+ Sông Mê Công (Cửu Long) chảy qua nước ta bắt nguồn từ sơn nguyên nào ?
- Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.
+) Sông ở Bắc Á chảy theo hướng Nam – Bắc đổ ra Bắc Băng Dương, đóng băng về mùa đông; mùa xuân tuyết tan gây lũ lớn.
+) Đông Á, Đông Nam Á sông đổ ra Thái Bình Dương, chế độ mưa gió mùa nên sông đầy nước, mùa lũ vào thời kì cuối hạ đầu thu, mùa cạn vào cuối đông đầu xuân.
+) Nam Á sông đổ ra Ấn Độ Dương, mưa nhiều nên sông đầy nước.
Tây Nam Á và Trung Á khô hạn, sông ít nước, nguồn cung cấp nước từ băng tuyết tan.
- Với hệ thống sông ngòi phát triển và dày đặc thì châu á rất có tiềm năng để khai thác mạnh du lịch trên sông nước như loại hình chợ nổi ở việt nam và thái lan, cũng như loại hình du lịch sinh thái,..
- Tuy nhiên sông ngòi nhiều cũng đôi khi gây ra lũ lụt làm ảnh hưởng ít nhiều đến đi lại gây khó khăn ít nhiều đến du lịch
Kinh tế
Châu Á là khu vực có GDP danh nghĩa lớn nhất trên thế giới
Những nền kinh tế lớn nhất ở khu vực châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc và Indonesia.
Vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, GDP của Nhật Bản đã vươn lên đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Mỹ.4 quốc gia Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore cũng đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong giai đoạn cuối thế kỷ 20.
Một số quốc gia Trung Đông dù chưa phải là những nền kinh tế phát triển, song vẫn là những quốc gia có mức sống cao
Xu hướng phát triển kinh tế của châu á chủ yếu tập trung vào dịch vụ và công nghiệp
Trình độ phát triển kinh tế các nước châu á cũng rất khác biệt nhau
- Với một số nước có nền kinh tế phát triển thì ngành dịch vụ du lịch phát triển mạnh và ngành du lịch ở các quốc gia này cũng thường là đứng đầu châu á như Singapore, hàn quốc,…
- còn những quốc gia đang phát triển dịch vụ du lịch vẫn chưa phát triển cao và quảng bá du lịch vẫn còn chưa hiêu quả nên du khách nước ngoài vẫn không biết đến nhiều
- Nhưng với tốc độ phát triển nhanh hiện nay ở châu á thì trong một tương lai gần chắc chắn sẽ là vùng đất thu hút khách du lịch mạnh nhất
Xa hội châu á
Dân cư
[sửa | sửa mã nguồn]Theo niên giám thống kê năm 2005 thì tổng số dân của châu Á là 3,92 tỉ người,
Về sự gia tăng dân số, đại bộ phận các nước châu Á có tỉ lệ gia tăng tự nhiên khá cao
Về trình độ đô thị hóa, nhìn chung không đều giữa các nước. Nếu tính về số lượng các đô thị lớn thì châu Á đứng đầu thế giới. Có 15 thành phố trên 15 triệu dân và hơn 100 thành phố có số dân trên 1 triệu người, song tỉ lệ dân sống ở đô thị ở châu Á chỉ mới đạt 50%.
Cư dân châu Á thuộc 3 chủng tộc lớn trên thế giới. Đó là:
· Mongoloid: Bao gồm cư dân sống ở Đông Á, Đông Nam Á, một phần ở Bắc Á và Nội Á. Người Mongoloit hay còn gọi là người da vàng
Tiểu chủng tộc Mongoloid phương Bắc gồm cư dân vùng Siberi và phần Bắc vùng Nội Á
Tiểu chủng tộc Mongoloid phương Nam họ có da màu vàng sậm, cánh mũi rộng, môi hơi dày và hàm hơi vẩu.
Europeoid: bao gồm toàn bộ cư dân sống ở vùng Tây Nam Á và một số ở Bắc Ấn Độ, Trung Á và Nội Á
- Với tốc độ phát triển dân số ở châu á hiện nay rất thuận lợi để đào tạo nhân lực trẻ, nhiệt huyết đối với ngành du lịch góp phần phát triển kinh tế của khu vực
- Những vùng có mật độ dân cư cao như thành phố hay đô thị thường là những nơi thường có lượng du khách đến du lịch cao thuận lợi để phát triển dịch vụ du lịch.
Tôn giáo
Trên thế giới hiện nay có bốn tôn giáo lớn đóng vai trò đáng kể trong lịch sử văn hóa nhân loại. Đó là những tôn giáo xuất hiện từ thời xa xưa ở châu Á. Tại Ân Độ đã ra đời hai tôn giáo lớn là Ấn Độ giáo và Phật giáo. Ấn Độ giáo ra đời vào thế kỉ đầu của thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên, Phật giáo ra đời vào thế kỉ VI trước Công nguyên.
Trên vùng Tây Á, Ki-tô giáo được hình thành từ đầu Công nguyên (tại Pa-le-xtin) và Hồi giáo vào thế kỉ VII sau Công nguyên (tại A-rập Xê-út). Mỗi tôn giáo thờ một hoặc một số vị thần khác nhau.
- châu á là nơi ra đời của những tôn giáo lớn nên du lịch văn hóa tôn giáo ở đây rất hấp dẫn đối với du khách nước ngoài khi muốn tìm hiểu về cội nguồn của tôn giáo trên thế giới. tuy nhiền khi du khách đến du lịch thì cũng nên tìm hiểu những kiêng kị của từng tôn giáo để tránh gặp những phiền phức.
Ngôn ngữ
Có rất nhiều ngôn ngữ được sử dụng trên toàn Châu Á, bao gồm các ngữ hệ khác nhau. Thường, các ngôn ngữ châu Á có chữ viết có lịch sử chữ viết lâu đời, nhưng một số thì không. Trong các ngữ hệ ở Châu Á, ngữ hệ Ấn-Âu và ngữ hệ Hán-Tạng chiếm số lượng lớn. Trong khi đó chiếm ưu thế về diện tích. Ngữ hệ Nhật Bản ở Nhật Bản, ngữ hệ Nam Đảo ở quần đảo Mã Lai .Ngữ hệ Kadai và Mon–Khmer ở Đông Nam Á , Ngữ hệ Dravida ở Nam Ấn , Ngữ hệ Thổ Nhĩ Kỳ ở Trung Á Ngữ hệ Semitic ở Trung Đông .
Ngôn ngữ châu á tuy đa dạng nhưng ở các nước phát triển như hàn quốc, nhật bản,… thì tiếng anh được chú trong và sử dụng rộng rãi trong đời sống người dân như ngôn ngữ thứ 2. Tuy nhiên ở các nước đang phát triển thì tiếng anh vẫn chưa được sử dụng rộng rãi nên du khách nếu muốn giao tiếp với người dân thường sẽ nhờ hướng dẫn viên giao tiếp