Bước tới nội dung

Thành viên:Phan Thị Nhớ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trò chơi kéo co[sửa | sửa mã nguồn]

Lịch sử trò chơi kéo co[sửa | sửa mã nguồn]

-Trò chơi kéo co vốn đã xuất hiện ngay từ thời cổ đại. Những hình chạm trổ trên tường ngôi mộ cổ ở Ai Cập cho thấy người Ai Cập cổ đại đã từng tổ chức những cuộc thi đấu kéo co từ năm 2500 trước Công Nguyên.Ngày đó người ta chơi kéo co không dùng đến dây thừng như bấy giờ mà dùng loại dây khác. Theo các tài liệu ghi lại, kéo co là một trò chơi rất được ưa chuộng trong triều đình Trung Quốc đặc biệt là vào thời nhà Đường ,và sau này là thời nhà Tống.Tại Hy Lạp, khoảng 500 năm trước Công nguyên, kéo co được xem như là một môn thi đấu và bài tập thể lực cho các môn thể thao khác.

-Ở Tây Âu, lịch sử kéo co bắt đầu từ năm 1000 sau Công Nguyên. Các chiến binh Viking thường chơi một trò chơi có tên gọi là "kéo da", trong đó người ta dùng da động vật thay cho dây thừng để chơi kéo co. Ở nước Anh, cuộc thi đấu kéo co đầu tiên được ghi nhận là diễn ra vào thế kỷ 16 giữa hai làng vùng Norfolk. Tuy nhiên, theo nhiều câu chuyện kể lại thì kéo co dưới hình thức là một môn thể thao hiện đại bắt đầu từ con tàu Cutty Sark. Vào khoảng thời gian từ năm 1885 đến 1895, Richard Woodget, thuyền trưởng tàu Cutty Sark, đã thường xuyên tổ chức các cuộc thi đấu kéo co cho các thủy thủ của mình. Bằng cách này, Woodget muốn rèn luyện sức khỏe và trau dồi bản năng chiến đấu cho họ.

- Ở Việt Nam, kéo co là một trò chơi dân gian truyền thống. Trong các hội hè dã ngoại, trò chơi này luôn hấp dẫn nhiều người tham gia. Vào các dịp lễ tết, kéo co lại là một phần quan trọng trong các lễ hội cổ truyền.

-Kéo co được thực hành khắp các vùng cư dân trồng lúa, tập trung nhiều ở khu vực Đông và Đông Nam Á. Ở mỗi quốc gia, trò chơi này lại có nhiều cách tổ chức khác nhau, phản ánh những đặc điểm riêng về bối cảnh sinh hoạt, lịch sử, văn hóa khác nhau.Ở Việt Nam, nghi lễ và trò chơi kéo co tập trung hầu hết ở vùng trung du, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ - đây là vùng đất tụ cư lâu đời của người Việt, là cái nôi của nền văn minh lúa nước, với trung tâm là các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và thành phố Hà Nội. Di sản còn được thực hành thường xuyên bởi các tộc người ở miền núi phía Bắc Việt Nam như người Tày, người Thái và người Giáy tỉnh Lào Cai, vốn là những cư dân trồng lúa sớm trong lịch sử. .Cũng như rất nhiều di sản văn hóa phi vật thể khác, kéo co ở Việt Nam được sinh ra và nuôi dưỡng bởi cộng đồng, là sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, tập quán của cộng đồng. Kéo co thể hiện mong ước của cư dân nông nghiệp, cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống yên vui.

Luật chơi[sửa | sửa mã nguồn]

- Gồm có 2 đội chơi, mỗi đội có thể có 10-15 thành viên, nhưng thành viên tham gia của 2 đội là bằng nhau và có thể thay đổi người . Trên dây kéo có buộc một khăn đỏ trọng tâm và 2 bên có buộc 2 nút có khoảng cách như nhau. Khi trọng tài hô bắt đầu và có tín hiệu vang lên, Các thành viên trong đội nắm lấy sợi dây và kéo, không được dẩm lên dây, đội nào gian lận sẽ bị thua. Cả 2 đội sẽ cố gắng kéo sợi dây thừng về bên phía mình. Bên nào bị kéo về vạch ranh giới trước sẽ bị thua.

Kéo co là môn thể thao[sửa | sửa mã nguồn]

- Kéo co không chỉ được coi như là một trò chơi dân gian mà còn là một môn thể thao thông dụng và đơn giản trên thế giới hiện nay. Nó mang tính đồng đội và là môn trọng vào sức mạnh vì vậy kéo co giúp rèn luyện sức khỏe rất nhiều. Ngoài ra, đó là trò chơi thể hiện tinh thần và mang tính đồng đội cao, đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia những trò chơi trong các dịp lễ hội.

- Với thể thức thi đấu đơn giản, không tốn kém, kéo co thường được các cơ quan, đơn vị, trường học tổ chức trong các sự kiện văn hóa, thể thao lớn thu hút đông đảo người dân tham gia như hội làng, ngày hội văn hóa - thể thao truyền thống ở địa phương, các kỳ đại hội thể dục thể thao các cấp trong tỉnh. Tuỳ thuộc vào lực lượng, các đội tham gia kéo co là nam hoặc nữ, hoặc cả nam lẫn nữ. Đặc biệt, môn kéo co được các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trong tỉnh lựa chọn tổ chức cho học sinh vui chơi trong những giờ nghỉ giải lao giữa các tiết học, trong các giải kéo co chào mừng kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11), Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15-5), Ngày thành lập Đoàn (26-3), các kỳ Hội khỏe Phù Đổng. Kéo co không đơn giản là môn thể thao vui chơi mà còn có tác dụng giúp học sinh có thời gian giải trí hữu ích sau những giờ học căng thẳng, rèn luyện tính tập thể...

Kéo co được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể[sửa | sửa mã nguồn]

- Tại phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di tích phi vật thể lần thứ 10 của UNESCO diễn ra tại nước cộng hòa Nam Phi nghi lễ và trò chơi kéo co của 4 nước Campuchia, Philippin, Hàn Quốc và Việt Nam được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đa quốc gia đại diện của nhân loại.

- Ở Việt Nam nghi lễ và trò chơi kéo co tập trung chủ yếu ở khu vực Trung du Bắc Bộ, Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ bên cạnh đó trò chơi còn được thực hành chủ yếu ở khu vực dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc như dân tộc Tày, Giày, Thái.

Lợi ích trò chơi kéo co mang lại[sửa | sửa mã nguồn]

- Kéo co vừa là một môn thể thao vừa là trò chơi dân gian được tổ chức trong các lễ hội. Cũng như các trò chơi dân gian khác, kéo co cũng mang lại rất nhiều lợi ích. Chơi kéo co sẽ giúp người chơi rèn luyện sức khỏe, tinh thần thể dục thể thao.Bên cạnh đó, sẽ giúp nâng cao tinh thần đồng đội, các thành viên trong đội sẽ cùng nhau chia sẻ niềm vui khi thắng cuộc cũng như nỗi buồn mỗi khi thua. Kéo co cũng là một trò chơi dân gian sẽ góp phần tô dậm bản sắc dân tộc, tạo không khí sôi nổi hào hứng cho người chơi lẫn những cổ động viên. Không những thế, chơi kéo co còn giúp mọi người học tập bài học sâu sắc về tự đứng lên sau mỗi lần vấp ngã.Đây quả thật là một trò chơi tập thể ý nghĩa.