Thành viên:NhanGL2008/Nguyễn Thu Thủy (nhà kinh tế)
PGS. TS. Nguyễn Thu Thủy | |
---|---|
Tập tin:C-thuy.jpg | |
Chức vụ | |
Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương | |
Nhiệm kỳ | 8 tháng 4 năm 2016 – nay 8 năm, 285 ngày |
Vị trí | Việt Nam |
Thông tin cá nhân | |
Nơi ở | Hà Nội |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Học vấn | Phó Giáo sư, Tiến sĩ Kinh tế |
Nguyễn Thu Thủy là một nhà kinh tế của Việt Nam, được Research Papers in Economics (RePEc) xếp hạng thứ hai trong danh sách nhà kinh tế học tại Việt Nam tháng 10 năm 2018.[1]
Tiểu sử
[sửa | sửa mã nguồn]Nguyễn Thu Thủy tốt nghiệp kinh tế học đối ngoại tại Đại học Ngoại thương, thạc sỹ kinh tế phát triển tại Đại học Erasmus Rotterdam, thạc sỹ tài chính tại Đại học Tilburg, tiến sỹ tài chính tại Trường Kinh doanh Rotterdam, Đại học Erasmus vào năm 2008.[2] Tháng 2 năm 2009, Nguyễn Thu Thủy giữ vị trí trưởng khoa quản trị kinh doanh.[3] Ngày 8 tháng 4 năm 2016, Nguyễn Thu Thủy được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm vị trí phó hiệu trưởng Đại học Ngoại thương nhiệm kì 2015-2020.[4]
Sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Từ năm 2008 đến 2016, bà liên tục giữ các vị trí lãnh đạo của Khoa Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Ngoại thương như Trưởng Bộ môn Quản trị Tài chính. Từ tháng 02 năm 2009, bà là Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh[5]
Ngày 08 tháng 04 năm 2016, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm bà làm Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương nhiệm kì 2015 - 2020[6].
Đánh giá
[sửa | sửa mã nguồn]Nguyễn Thu Thủy nghiên cứu tái cấu trúc doanh nghiệp, quản trị công ty, phương thức thanh toán trong hoạt động mua bán và sáp nhập, cơ cấu vốn.[7] Research Papers in Economics (RePec) xếp Nguyễn Thu Thủy hạng hai trong trong 69 nhà kinh tế tại Việt Nam tháng 10 năm 2018.[1]
Theo xếp hạng của Research Papers in Economics (RePec), bà được xếp thứ 2 trong trong tổng số 69 các nhà kinh tế gia đến từ Việt Nam. Trang tin của Khoa Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Ngoại thương dùng từ lá cờ đầu để gọi Nguyễn Thu Thủy bởi các đóng góp của bà trong thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường đại học này[8]. Việc Trường Đại học Ngoại Thương được đánh giá xếp thứ 2 trong tổng số 35 tổ chức từ Việt Nam dẫn đầu về nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế theo xếp hạng của RePec cũng được nhìn nhận là một phần nhờ vào vai trò không nhỏ của bà.
Nghiên cứu
[sửa | sửa mã nguồn]Các công bố quốc tế
[sửa | sửa mã nguồn]Một số công trình tiêu biểu trên REPEC[9]:
- Cao, Kien & Coy, Jeffrey & Nguyen, Thuy, 2016. "The likelihood of management involvement, offer premiums, and target shareholder wealth effects: Evidence from the 2002–2007 LBO wave," Research in International Business and Finance, Elsevier, vol. 36(C), pages 641-655.
- Anh T. Nguyen & Thuy T. Nguyen & Giang T. Hoang, 2016. "Trade facilitation in ASEAN countries: harmonisation of logistics policies," Asian-Pacific Economic Literature, Asia Pacific School of Economics and Government, The Australian National University, vol. 30(1), pages 120-134, May.
- Kien Dinh Cao & Thuy Thu Nguyen & Giang Thi Thu Dao, 2016. "Payment Methods in Acquisitions of Association of Southeast Asian Nations Bidders," International Journal of Economics and Financial Issues, Econjournals, vol. 6(4), pages 1707-1715.
- Nguyen, Thuy Thu & van Dijk, Mathijs A., 2012. "Corruption, growth, and governance: Private vs. state-owned firms in Vietnam," Journal of Banking & Finance, Elsevier, vol. 36(11), pages 2935-2948.
- de Jong, Abe & Kabir, Rezaul & Nguyen, Thuy Thu, 2008. "Capital structure around the world: The roles of firm- and country-specific determinants," Journal of Banking & Finance, Elsevier, vol. 32(9), pages 1954-1969, September.
Các đề tài nghiên cứu bằng tiếng Việt
[sửa | sửa mã nguồn]Các đề tài này bao gồm[10]:
- Nâng cao chất lượng đào tạo các môn học Thống kê – Kế toán – Phân tích, 2002, Chủ nhiệm đề tài, nghiệm thu đạt kết quả tốt.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp tiêu dùng Việt Nam, 2004, Thành viên (Chủ nhiệm đề tài: ThS.Ngô Quý Nhâm), nghiệm thu đạt kết quả khá.
- Các biện pháp đảm bảo công bằng thương mại (Trade Remedies) trong khuôn khổ pháp lý của WTO và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, 2010, Thành viên chính (Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Tăng Văn Nghĩa).
- Nghiên cứu và đề xuất các chính sách tài chính để thực hiện đổi mới giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế về giáo dục, Thành viên chính (Chủ nhiệm đề tài: TS. Đào Thị Thu Giang), nghiệm thu đạt kết quả tốt.
- Tương tác giữa chính sách neo tỷ giá hối đoái, lạm phát và vấn đề đô la hóa: một số giải pháp chính sách, Thành viên chính (Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Tú Anh), nghiệm thu đạt kết quả xuất sắc.
- Giải pháp nâng cao năng lực quản lý các dự án quốc tế tại Trường Đại học Ngoại thương, Chủ nhiệm đề tài, nghiệm thu đạt kết quả tốt.
- Nghiên cứu xây dựng đề án thành lập trường phổ thông chất lượng cao trực thuộc Trường Đại học Ngoại Thương, Chủ nhiệm đề tài (đang thực hiện).
- Mô hình phát triển bền vững khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam và khả năng vận dụng bài học kinh nghiệm từ Australia, Đề tài Nghị định thư với Australia, Thành viên chính, chủ nhiệm đề tài nhánh (Chủ nhiệm đề tài NĐT: TS. Đào Thị Thu Giang) – đang thực hiện.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b “Bảng xếp hạng các cá nhân tổ chức kinh tế Việt Nam”.
- ^ “Giới thiệu Nguyễn Thu Thủy”.
- ^ “PGS. TS. NGUYỄN THU THỦY”.
- ^ “Trường ĐH Ngoại thương có hai phó hiệu trưởng mới”.
- ^ “PGS. TS. NGUYỄN THU THỦY”.
- ^ “Trường ĐH Ngoại thương có hai phó hiệu trưởng mới”.
- ^ “Nghiên cứu của Nguyễn Thu Thủy”.
- ^ “PGS. TS. Nguyễn Thu Thủy và PGS. TS. Vũ Hoàng Nam thuộc trường Đại học Ngoại Thương nằm trong danh sách top 25% các kinh tế gia hàng đầu của Việt Nam”.
- ^ “Nghiên cứu của Nguyễn Thu Thủy”.
- ^ “Công trình”.