Thành viên:Nguyentrongphu/lưu trữ/ĐSQ Ba Lan và các vấn đề liên quan
Phiên bản ngắn gọn hơn ở đây: Thành viên:Nguyentrongphu/lưu trữ/ĐSQ Ba Lan và các vụ bê bối |
Luận điểm 1
[sửa | sửa mã nguồn]Sáng thứ 7 vừa rồi mình có gặp 2 người ở ĐSQ Ba Lan và có đề xuất các bạn cung cấp danh sách các thành viên đang tham gia cuộc thi này (và danh sách các bài viết của họ) trên Wikipedia để quản lý đóng góp của họ. Lúc đầu mình đề xuất họ cung cấp ngay khi cuộc thi đang diễn ra, nhưng họ sợ công khai hết ra lúc đang thi thì các thí sinh có nhiều cách cheat, nên cuối cùng 2 bên chốt là gửi 1 lần khi cuộc thi kết thúc, toàn bộ danh sách người thi, và toàn bộ danh sách bài viết của từng người. Mình dự định tạo 1 trang ở không gian Wikipedia để chứa các thông tin về cuộc thi này, hỗ trợ cho công tác bảo quản Wikipedia, mọi người cứ nêu ý kiến để thống nhất trước khi tiến hành. -Trần Thế Trungthảo luận 02:26, ngày 19 tháng 4 năm 2021 (UTC)
- Ủng hộ 2 tay phương pháp mạnh tay với thành phần ham hố thành tích, chất lượng thì 0. Cheat là cheat thế nào? Quản lý không chặt chẽ thì mới cheat được. Mang tiếng là một cuộc thi do một đại sứ quán tổ chức mà quản lý còn thua nghiệp dư. Đây là lần thứ 3 cuộc thi này được tổ chức rồi mà sao vẫn chưa rút được ra kinh nghiệm gì mới hết vậy? Nếu thấy không quản lý nổi thì tốt nhất nên dẹp luôn cái cuộc thi vớ vẩn này đi. Rác thì nhiều, lợi thì ít. Đừng có tổ chức cho đã rồi bắt tình nguyện viên (thành viên Wikipedia) dọn rác dùm cái núi rác do cái cuộc thi này gây ra. Cái núi rác từ 2 cuộc thi trước đến bây giờ vẫn còn nhiều và dọn vẫn chưa xong nổi đấy. Ai nói hay xin mời đi dọn hàng ngàn bài dịch máy clk xem có làm nổi hay không.
- Mỗi một thí sinh với họ tên đầy đủ chỉ được phép tạo 1 tài khoản Wikipedia. Đến khi thắng giải thì phải trình giấy tờ tùy thân (ví dụ thẻ căn cước). Nếu tài khoản của một thí sinh bị cấm do dịch máy clk tràn lan thì thí sinh đó không được phép tạo tài khoản mới. Nếu đăng ký thi lại thì ban tổ chức phải biết và loại thí sinh đó ra khỏi cuộc thi. Nếu đăng ký thi lại với họ tên khác thì đến lúc phải trình giấy tờ tùy thân thì làm sao mà khớp được? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:33, ngày 19 tháng 4 năm 2021 (UTC)
Luận điểm 2
[sửa | sửa mã nguồn]Mời mọi người giúp sức ghi tên các thành viên tham gia cuộc thi lần 3 này vô danh sách trên để cộng đồng dễ kiểm soát đại họa lần 3. Đặc điểm nhận dạng khá dễ: acc mới + chỉ dịch chủ đề liên quan tới 4 nước Ba Lan, Hungary, CH Séc và Slovakia. Cộng đồng Wikipedia phải tự cứu lấy chính mình chứ đừng mong chờ một đấng cứu tinh nào khác. Lịch sử đã chứng minh! SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:33, ngày 20 tháng 4 năm 2021 (UTC)
- Đây là quy chế cuộc thi, lưu ý chi tiết "viết càng nhiều bài càng tốt" chứ không có cơ chế gì để chấm điểm chất lượng cả nên mọi người cứ chém/gắn biển mạnh tay vào. ĐSQ họ tổ chức cốt để quảng bá đất nước của họ chứ không phải vì chất lượng của Wikipedia, và vì họ không phải chạy theo dọn rác. Chỉ có chúng ta lo lắng cho chất lượng của Wikipedia thôi. Cho nên mọi người cứ mạnh tay vào. Băng Tỏa 14:35, ngày 20 tháng 4 năm 2021 (UTC)
- Đây là lần thứ 3 họ tổ chức rồi chứ không phải lần đầu tiên. Chém/gắn biển chưa đủ (bài học từ 2 cuộc thi trước). Cần phải cấm acc các thí sinh dịch máy clk số lượng lớn mới đủ sức răn đe. Bị phản ánh và lên án rất nhiều rồi. Sau tất cả, họ vẫn tiếp tục dùng tiền để PR cho đất nước của họ qua các cuộc thi "trá hình". Chất lượng thì ít, bài rác thì như núi và thí sinh ham hố tiền thưởng chạy theo thành tích thì rất nhiều. Nếu dịch đàng hoàng và chất lượng để ôm giải mấy chục triệu thì tôi đã không nói gì và thậm chí còn ủng hộ vì điều đó có ích cho Wikipedia. Tuy nhiên, thực tế thì hoàn toàn ngược lại! P/S: tôi đồng tình với Băng Tỏa, nhưng tôi đang nói ra đây để mọi người cùng đánh giá tình trạng và lên án cuộc thi này. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:52, ngày 20 tháng 4 năm 2021 (UTC)
- Đừng nói là chất lượng của Wikipedia không phải là trách nhiệm của họ hay họ không biết gì vân vân... Nói vậy thì tốt nhất họ nên dẹp các cuộc thi tào lao này đi. Hay muốn tổ chức thi gì cũng được nhưng đừng có liên quan tới Wikipedia. Bằng chứng từ 2 cuộc thi trước là các cuộc thi này có hại nhiều hơn lợi rất nhiều đối với Wikipedia. Rác nhiều hơn bài viết chất lượng rất nhiều. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:56, ngày 20 tháng 4 năm 2021 (UTC)
Luận điểm 3
[sửa | sửa mã nguồn]- Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm điều phối viên/NhacNy2412 (drama do chính cuộc thi vô trách nhiệm của họ gây ra và hàng ngàn bài rác khác, sao không thấy họ thuê chuyên gia dọn dùm cái đống rác do chính họ gây ra?)
- Nếu được vậy thì tôi cũng mừng nhưng thực tế thì cuộc thi này chỉ đơn thuần là một cách PR "trá hình" cho các nước Visegrad thôi (khởi đầu là Ba Lan) nên họ mới chọn Wikipedia (trang có nhiều người xem) chứ chọn BKTT làm gì (PR cho ai xem?). Trên đời này chả ai cho ai không cái gì cả. Thay vì họ bỏ ra mấy ngàn đô để PR thì họ bày vẽ ra cuộc thi này mỗi năm vừa mang danh trí thức vừa ra vẻ ta không hề PR. Cuộc thi của họ quản lý còn kém hơn mấy cuộc thi nghiệp dư do sinh viên tự tổ chức (ví dụ cuộc thi hoa hậu ở 1 trường đại học nào đó, một festival, cuộc thi viết văn hoặc cuộc thi ca hát vân vân). Lại còn trao giải cho thí sinh ăn gian trắng trợn. Không hề biết gì cho tới khi 1 thành viên Wikipedia gửi thư phản ánh. Liên tục làm ngơ các đề nghị chấm điểm dựa trên chất lượng. Nói ra thì viện cớ đủ thứ ví dụ như là không biết Wikipedia là dự án tự nguyện. Bộ là con nít hay sao mà không biết? Thiệt hết nói nổi cái ĐSQ làm việc quá tệ, quá kém và uy tín là con số 0. Tốt nhất nên đuổi việc và thuê người khác tốt hơn qua VN làm ĐSQ đại diện cho Ba Lan. Còn nếu thấy không có năng lực tổ chức và quản lý 1 cuộc thi viết bài thì tốt nhất nên dẹp đi. Đừng tưởng có tiền là muốn làm gì thì làm, coi chừng bị thiên hạ "tẩy chay" đấy. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:34, ngày 3 tháng 6 năm 2021 (UTC)
- Tôi chịu thua cái ĐSQ Ba Lan này. Tổ chức cuộc thi 3 năm liền rồi mà hở ra cái gì cũng không biết??? Không biết thì không biết đi hỏi à? 3 năm rồi sao vẫn không hỏi và vẫn không biết?? Không biết tìm hiểu kỹ trước khi tổ chức cuộc thi à? Đưa cho sinh viên tổ chức tôi thấy còn chuyên nghiệp hơn cái ĐSQ rởm này. Nếu đã tự nhận là không biết gì hết thì nên dẹp luôn cái cuộc thi đi, năm sau đừng tổ chức nữa. Năm nào cũng nghe câu "không biết" hết đến phát chán. Chỉ biết quăng tiền đó rồi cho Wikipedia gánh đạn 3 năm rồi. Thành viên Wikipedia kêu gọi chấm điểm dựa trên "chất lượng" (only) thì ngó lơ. Ví dụ: BVCL = 2 điểm, BVT = 1 điểm, tất cả các bài viết khác = 0 điểm. Cách này thì hết chạy đua số lượng được và bắt buộc phải viết bài chất lượng nếu muốn ôm giải. P/S: tôi đang chỉ trích ĐSQ Ba Lan chứ không phải bạn nhé. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 15:02, ngày 10 tháng 6 năm 2021 (UTC)
Luận điểm 4
[sửa | sửa mã nguồn]- Ý kiến Suốt ngày đặt biển cho mấy bài rác này mệt lắm, nhắc nhở thì chả bao giờ rep. Tôi đề nghị gửi thẳng thư đến Đại sứ quan Ba Lan ngừng ngay cuộc thi này, rốt cuộc chỉ tổn làm cho wiki càng thêm nhiều "rác không thể tái chế" hơn thôi. MaggieXP 05:12, ngày 4 tháng 6 năm 2021 (UTC)
- Tôi đã gửi 2 email nhưng đã bị bỏ xó. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 05:20, ngày 4 tháng 6 năm 2021 (UTC)
- Wiki có lẽ là nền tảng duy nhất để tổ chức cuộc thi viết bài như vậy. Vì sao? Vì Wiki là một cộng đồng mở, lại phi lợi nhuận. ĐSQ chẳng mất đồng nào cho Wiki (aka nền tảng) mà chỉ cần trao giải cho những người thắng cuộc. Bài hay dở gì thì nước họ cũng được PR, rác thì wiki chịu, bài hay thì họ hưởng, dù ai làm gì thì họ chả mất cộng lông nào hết, Vậy nên đám ĐSQ đó chẳng bao giờ coi lời nói của wiki ra cái gì đâu. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 06:19, ngày 4 tháng 6 năm 2021 (UTC)
- Thêm lý do là Wikipedia là trang bách khoa có lượt view cao nhất thế giới = tốt cho PR. Thường mấy bài PR bị xóa thẳng tay nhưng PR kiểu trá hình đội lốt cuộc thi thì không thể xóa nhanh được. Bề ngoài thì giống bài bách khoa nhưng thực chất chủ đề rất hẹp như bắt buộc phải liên quan tới Ba Lan (lần 1, 2). Lần 3 thì mở rộng ra khối Visegrad. Viết ngoài chủ đề này = 0 điểm = PR trá hình = ngó lơ các phản ánh của các thành viên Wikipedia bao gồm tôi. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:02, ngày 4 tháng 6 năm 2021 (UTC)
Luận điểm 5
[sửa | sửa mã nguồn]Tôi thấy cộng đồng chúng ta từng bỏ phiếu cấm tổ chức cuộc thi Tháng Châu Á. Tôi nghĩ có thể áp dụng tương tự với cuộc thi này. Cộng đồng Wikipedia tiếng Việt có quyền tự quyết các vấn đề trong thẩm quyền cho phép. Chỉ cần có một phương pháp nhận dạng người thi cuộc thi hợp lý (ví dụ: tạo quá 10 bài viết về Ba Lan trong thời gian diễn ra cuộc thi) thì chúng ta cấm không cho viết nữa (có thể lách nhưng không nhiều, vì nếu bị giới hạn là 10 bài thì chẳng ai có thể đua top nữa). Đây là hình thức tẩy chay mạnh nhất. Một ban tổ chức thiếu chuyên nghiệp, mượn nhân lực, hạ tầng của tổ chức khác mà không một đồng chi trả. Hài hước thật sự. Chúng ta nên mạnh dạn đơn phương chấm dứt vụ này, không nên trông chừng gì nữa. Cờ đến tay thì cầm lấy mà phất. P.T.Đ (thảo luận) 17:51, ngày 10 tháng 6 năm 2021 (UTC)
- Tôi nổi tiếng là thành viên "cực đoan" nhất Wikipedia, nhưng ý kiến này có phần còn cực đoan hơn tôi haha. Tôi bảo đảm cộng đồng sẽ không đồng ý vì vẫn còn khá nhiều thành phần bảo thủ. Ví dụ CT ở 90% vẫn còn rất cao. Bạn Danh dịch thậm chí có bài xuống tới dưới 70%. Tôi du di lắm ủng hộ phương án 85% nhưng cuối cùng phương án 90% lại được chọn theo số đông.
- Thứ nhất: cấm IP tạo bài bên en là rất khác với việc cấm "mọi thành viên" (bao gồm cấm luôn BQV, HCV) tạo bài về một chủ đề gì đó. Rồi có BQV muốn tham gia, chả lẽ cấm luôn BQV đó vì tạo quá nhiều bài về Ba Lan?
- Thứ hai: sẽ không có bằng chứng để cấm. Bây giờ, giả sử họ nói họ "thích" viết bài về chủ đề Ba Lan mà không tham gia cuộc thi thì sao? Bằng chứng đâu? Những thành viên tham gia cuộc thi Ba Lan nếu bị cấm là vì dịch máy clk chứ không phải bị cấm vì lý do tham gia cuộc thi. Dù họ có tham gia cuộc thi Ba Lan hay không = nếu dịch máy clk = bị cấm = cho nên không cần bằng chứng. Mặc dù ĐSQ Ba Lan có danh sách thí sinh nhưng dễ gì họ đưa cho chúng ta? Lần này có chịu đưa đâu? Viện đủ lý do. Đợi hết cuộc thi rồi đưa cũng như không.
- Thứ ba: cấm cuộc thi Tháng châu Á không đồng nghĩa là cấm viết về các chủ đề châu Á. Vẫn được viết về chủ đề đó. Chỉ là Wikipedia Vi không được tổ chức cuộc thi đó nữa. Còn cuộc thi Ba Lan thì ĐSQ Ba Lan cứ thích tổ chức ấy, sao cấm họ được?
- Thứ tư: việc cấm thành viên tạo bài "chất lượng" (vì bất cứ mục đích gì bao gồm thi thố) về bất cứ chủ đề gì đi ngược lại với tinh thần của Wikipedia suốt 20 năm qua nên sẽ khó được số đông ủng hộ.
- Việc khả thi nhất chúng ta có thể làm là cấm "mạnh tay" với các thí sinh dịch máy clk số lượng lớn và tiếp tục lên án tẩy chay lẫn chỉ trích cuộc thi Ba Lan. Cuộc thi lần 3 này lượt rác đã giảm rõ rệt so với 2 năm trước vì chúng ta đã mạnh tay hơn (đơn giản là vậy, hiệu quả rõ rệt). Dưới sức ép của dư luận, họ cũng phải giảm thời lượng cuộc thi từ 6 tháng xuống còn 2 tháng. Đã có những thành công nhất định. Tuy nhiên, nhiêu đây vẫn chưa đủ. Tôi muốn ĐSQ Ba Lan phải lắng nghe các thành viên Wikipedia nhiều hơn nữa thay vì chỉ biết quăng tiền ra đó để PR. Thuê chuyên gia để chấm thi, không rõ là chuyên gia gì nhưng trao giải cho trùm dịch máy clk Vokaanhduy là tôi thấy các chuyên gia này có vấn đề rồi. Đã vậy còn viết bài tâng bốc về Vokaanhduy. Học sinh cấp 2, 3 còn nhận ra được những bài đó là dịch máy clk, còn chuyên gia thì không? Thật nực cười. Như nhiều lần đã tuyên bố, tôi sẽ tiếp tục lên án ĐSQ Ba Lan và cuộc thi của họ CHO TỚI KHI họ chấm thi 100% bằng chất lượng, số lượng = 0 điểm. Tiền có thể mua được nhiều thứ nhưng không thể mua được năng lực quản lý cuộc thi. 3 năm tổ chức rồi, kém vẫn hoàn kém. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:16, ngày 10 tháng 6 năm 2021 (UTC)
Bình luận từ các thành viên Wikipedia khác
[sửa | sửa mã nguồn]Ý tưởng cách tân
[sửa | sửa mã nguồn]- Ý kiến Nếu bỏ được cuộc thi lạm dụng dịch máy này, biết đâu chúng ta có thể mở cuộc thi mới, thí sinh chơi hệ công cụ dịch, tức là cách tôi thường dùng (có thể không khả quan):
- Chọn những bài mình chỉ hiểu biết vừa đủ để dịch được thuật ngữ (càng hiểu biết ít thì càng khó thêm nội dung, khó dịch hơn; không bắt buộc);
- Dùng bản dịch máy làm khởi điểm (tất cả), dịch đầy đủ nội dung chính, không thiếu ý, không đổi vị trí đoạn...
- Ghi lại tỷ lệ dịch máy khi xuất bản (nhờ kỹ thuật viên công cụ cung cấp số liệu để kiếm chứng);
- Vì Dịch nội dung là một trong những tính năng tệ hại nhất Wikipedia về rất nhiều mặt, như không thể chuyển đổi qua lại giữa Soạn thảo trực quan và Sửa mã nguồn, lỗi [[Thể loại:Thể loại:]], tự động cuộn trang lên khi đang gõ (không rõ vì sao)... và cách tính điểm cũng cực kỳ khách quan (máy chấm bằng thuật toán) nên chắc chắn công bằng hơn giám khảo người. Hệ thống thuật ngữ tiếng Việt hiện khá hạn chế, nên máy thường dịch rất tốt những câu có cấu trúc dễ nhưng chứa nhiều thuật ngữ khoa học đã nằm trong từ điển.
- Lưu ý: Nếu bản dịch của máy là "Bạn có xu hướng chỉ trích bản thân" thì theo thuật toán, câu "xu chỉ bạn thân hướng bản có trích" hay bất kỳ chỉnh hợp nào khác cũng sẽ đều được chấm điểm 100, hay tỷ lệ dịch máy 100%.
- Ưu điểm:
- Đảm bảo công bằng: Nếu có ai hack được công cụ thì...
- Độ khó cao: Nếu người dịch không hiểu biết đủ về chủ thể để thêm nội dung tự tổng hợp thì điểm 70% khá khó, đòi hỏi tính sáng tạo. Ngược lại, thí sinh cũng phải tìm hiểu thêm để giảm mức điểm;
- Không thể gian lận thông thường: Không chơi trò xuất ra nháp như Tháng Viết bài hay Cuộc thi Dịch máy được vì điểm dựa trên tỷ lệ 'khi xuất bản
- Nhược điểm:
- Không chấm được: Có thể kỹ thuật viên sẽ từ chối;
- ...tôi chưa nghĩ ra.
- @Nguyentrongphu: Dù không ổn lắm, nhưng chắc cũng có chút thú vị. Anh phản đối thế nào?
- Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 21:52, ngày 10 tháng 6 năm 2021 (UTC)
- Thành viên:NguoiDungKhongDinhDanh Quá phức tạp và có nhiều vấn đề. Chấm điểm như thế nào? Dựa trên tỉ lệ dịch máy của CT? 1 bài dịch máy 80% thì bao nhiêu điểm? 1 bài dịch máy 70% thì bao nhiêu điểm vân vân? Nếu vậy vẫn có thể chạy đua số lượng được. Còn độ dài của bài nữa thì tính sao? 1 bài ngắn có tỉ lệ dịch máy 70% vs 1 bài dài có tỉ lệ dịch máy 90% (chấm điểm như thế nào?). Rồi lỡ dịch máy 70% nhưng dịch vẫn sai lè thì sao vì không rành tiếng Anh (không nói bạn)? Có 3 yếu tố chính: ngắn dài, tỉ lệ dịch máy và độ chính xác của bản dịch (cái này phải kiểm tra thủ công, không có máy nào có thể tự động kiểm tra được). Nếu máy làm được thì bản dịch của máy đã chính xác tương đồng với người rồi (vậy chắc mấy anh chị thông dịch viên thất nghiệp hết).
- Tôi có đề xuất phương án hiệu quả, đơn giản và khách quan hơn nhiều. 1 BVCL = 2 điểm, BVT = 1 điểm, tất cả những bài viết thường = 0 điểm. Ai muốn ôm giải "bắt buộc" phải chạy theo chất lượng. Còn chạy theo số lượng thì chỉ bằng 0 điểm thôi = đừng mơ có giải. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 03:33, ngày 11 tháng 6 năm 2021 (UTC)
Ý tưởng quá tam ba bận
[sửa | sửa mã nguồn]Khá sốc khi đọc xong ý kiến của bạn P.T.Đ, trước đến giờ tôi chưa từng thấy và chưa từng nghĩ bạn "cực đoan" đến vậy :^/
. Tôi nghĩ ta chưa nên nóng vội, lấy ý kiến này "dọa" để yêu cầu thay đổi trước đã. Có thể họ sợ bị "tẩy chay", họ mới biết "lắng nghe" là gì.
Đề xuất của bạn Nguyentrongphu nom không ổn, rất phức tạp, để gắn sao 1 bài viết chất lượng là phải đề cử sửa lỗi góp ý phiếu thuận phiếu chống rút phiếu thiếu cite thiếu nội dung... tùm lum, bạn "Màu Mè Không Tên" ứng cử xong mà còn nhờ nhận xét tới lui, vây nên đám thí sinh này mà ứng cử hàng loạt chắc loạn mất. Mà phải mất tới 1 tháng mới gắn được sao. Nên tôi nghĩ thi bài viết chất lượng không thì không ổn. Nhưng cuối cùng thì cộng đồng vẫn là giám khảo, đánh giá gắn sao cũng mệt như xóa bài clk vậy. Còn ĐSQ thì vẫn ngày ngày ung dung đếm bài viết và quăng tiền. À, tôi nói vậy không phải là phản đối viết BVCL, BVT để dự thi đâu nhé, là thấy không ổn nếu chỉ viết BVCL, BVT để dự thi.
Đề xuất của tôi là thế này: BVCL, BVT từ 1 tới 5 hay 10 bao nhiêu điểm tùy ý, có thể cho cao điểm để khuyến khích, bài thường là 1 điểm. Có thể chấm điểm giống như cái công cụ Fountain ấy, nhưng là ĐSQ chấm điểm. Thí sinh nào có hơn 3 bài bị giám khảo cho là clk sẽ bị loại. Thí sinh họ sợ uổng công, chỉ vì 3 bài mà mất hết mấy bài trước đó là họ sẽ dịch cẩn thận ngay tức khắc. Có thể thí sinh sẽ tạo nhiều tài khoản để gian lận, kiểu bị loại tk này thì có cái khác, thì cũng kiểm soát được vì 1 tk chỉ có 3 bài clk. Còn nếu ĐSQ bao che dịch mấy clk thì lúc đó ta nên "tẩy chay" như P.T.Đ đã nói.
Ý tưởng của tôi là vậy. Mọi người và bạn Nguyentrongphu thấy thế nào? Keo010122Thảo luận 02:27, ngày 14 tháng 6 năm 2021 (UTC)
- Hoàn toàn không ổn vì các lý do sau:
- Thứ nhất: ĐSQ Ba Lan chấm điểm thì chắc chắn là thảm họa. Bằng chứng là có hàng ngàn bài dịch máy clk ở lần 1 & 2 mà họ có phát hiện ra đâu? Chuyên gia kiểu gì vậy? Trong khi học sinh cấp 1-2 đọc một phát là phát hiện ra ngay những bài dịch máy clk liền, còn chuyên gia thì đọc không biết? Thêm nữa, giả sử dù ĐSQ có loại hết những bài dịch máy clk (nói ví dụ thôi chứ thực tế tôi không tin họ làm được; lịch sử đã chứng minh họ thất bại toàn tập) đi nữa thì đống rác đó cũng phải có người dọn trên Wikipedia chứ không phải tự nhiên mà biến mất. Cách này vẫn thiên về số lượng rất nhiều và không làm giảm lượng rác.
- Còn "tẩy chay" như PTD nói thì chắc chắn không thực hiện được vì cộng đồng này rất bảo thủ. Cách đây mấy tháng cũng có người đề xuất cấm IP tạo bài và cũng bị ăn gạch tùm lum. Đề xuất của PTD còn cực đoạn hơn thì lấy gì mà thông qua được trong khi đề xuất nhẹ nhàng hơn có 0 người ủng hộ?
- Thứ hai: "rất phức tạp, để gắn sao 1 bài viết chất lượng là phải đề cử sửa lỗi góp ý phiếu thuận phiếu chống rút phiếu thiếu cite thiếu nội dung... tùm lum" = xin lỗi chứ ở đời muốn có 46 triệu thì cũng phức tạp. Muốn dễ như mì ăn liền thì đừng có mơ tới giải thưởng này nọ, ai bắt phải thi? Phức tạp này nọ là trách nhiệm của thí sinh nếu muốn lấy giải. Nếu thấy khó quá thì đừng có thi. Còn muốn đi đường tắt hay đường dễ mà vẫn ôm được giải 46 triệu thì xin lỗi đừng có nằm mơ. Ví dụ ở ngoài đời cũng không có ai bắt thi vô bách khoa hay trường y đâu mà than khó quá (phức tạp quá) vậy ai đậu nổi?
- Thứ ba: "đánh giá gắn sao cũng mệt như xóa bài clk vậy" -> tôi thấy đánh giá vài bài chất lượng còn đỡ hơn hàng ngàn bài dịch máy clk. Thêm nữa, sau mỗi cuộc thi thì chúng ta sẽ có thêm mười mấy bài viết chất lượng (BVCL/BVT). Còn hiện tại thì sau mỗi cuộc thi, chúng ta có nhiều rác hơn các bài viết "tạm ổn". Bài viết chất lượng sản sinh từ cuộc thi này nói thẳng ra là 0 bài. Và, mất 1 tháng mới được gắn sao thì đã sao? 1 tháng có thể có tối đa 4 bài viết chất lượng (2 BVCL + 2 BVT). Đây là điều rất khó. Ngay cả những thành viên kỳ cựu còn chưa chắc làm nổi. Cho nên thí sinh nào có nhiều bài viết chất lượng nhất trong 2 tháng thì xứng đáng ôm giải (tôi nghĩ vậy). Cơ chế này có lợi cho cả hai: ĐSQ có tiếng thơm và PR cho nước của họ + Wikipedia có thêm những bài chất lượng từ các thí sinh.
- Thứ tư: sau cuộc thi lần 2 thì số lượng thí sinh cũng chỉ cỡ 10 người thôi. Không nhiều lắm đâu. Bài nào dịch kém thì đừng có mơ được gắn sao (đa số các bài từ các thí sinh sẽ không được gắn sao vì nhiều lý do khác nhau liên quan tới vấn đề chất lượng). Không phải thí sinh nào cũng đủ khả năng để viết được 1 bài chất lượng đâu. Không đủ khả năng thì đừng có trách người khác hay trách cuộc thi quá khó vân vân. Ví dụ những người tạch đại học thì phải trách ai? Nếu sợ các thí sinh ăn gian bỏ phiếu cho nhau thì đừng lo. Họ có đủ tiêu chuẩn bỏ phiếu đâu mà bỏ phiếu cho nhau + chỉ cần 1 phiếu chống là thất cử nên chả sợ.
- Thứ năm: có thể cho thêm 1 cơ chế nữa. Mỗi một bài đề cử thì thí sinh phải review 1 bài ứng cử khác ở khu vực BVCL/BVT. Ví dụ, thí sinh ứng cử 5 bài thì phải review 5 bài khác. Cái này kiểm tra rất dễ. Tôi sẽ tạo 1 trang để thống kê về chuyện này. Nếu thiếu người review, tôi sẵn sàng sẽ review nhiều bài của các thí sinh một cách công tâm. Họ có thắng giải hay không cũng chả liên quan gì tới tôi. Phương châm của tôi là chất lượng Wikipedia là trên hết. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 14:22, ngày 14 tháng 6 năm 2021 (UTC)
@Keo010122: Lâu lâu cũng bị khùng tí chứ bạn. P.T.Đ (thảo luận) 05:51, ngày 17 tháng 6 năm 2021 (UTC)