Bước tới nội dung

Thành viên:Nguyenmy2302/nháp/2

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

"Vua lốp", hay còn gọi là "Vua dép lốp", tên thật là Nguyễn Văn Chẩn (1926 - 2013), là một nhân vật nổi tiếng dưới thời bao cấp vì tài năng và sự tháo vát, gây dựng nên một tài sản lớn từ hai bàn tay trắng, nhưng cuộc đời gặp phải nhiều oan trái, tù tội, một "bi kịch lớn".

Đầu đời[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyễn Văn Chẩn, sinh năm 1926, quê ở huyện Nga Sơn, Thanh Hóa. Từ nhỏ, ông đã có vài năm làm dép thuê tại quê nhà. Nguyễn Văn Chẩn đã lập gia đình và sinh con, trong đó có con trai là Nguyễn Văn Tâm, người con thứ tư trong gia đình. Là một tá điền, ông và vợ đã làm việc quanh năm nhưng vẫn không thoát được nghèo đói. Để kiếm tiền trang trải cho nguồn ăn trong gia đình, ông từng phải gánh những thùng đựng cá giống đi bộ 100 km ra đến Hà Nam để mua cá bột về quê bán. Tài sản quý giá nhất khi đó của cả gia đình ông là một ao rau cần.

Trong thời gian này, Nguyễn Văn Chẩn đã bắt đầu nung nấu ý định lên thành phố lập nghiệp để mau chóng làm giàu, sau khi biết bạn bè lên Hà Nội làm việc đã kiếm được nhiều tiền. Khoảng sau 1954, ông bàn với vợ bán đi ao rau, rồi lấy một nửa tiền rau cần đi lên Hà Nội, nửa còn lại để vợ và các con tự xoay sở.

Khởi nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Đi làm thuê[sửa | sửa mã nguồn]

Khi mới lên thành phố, Nguyễn Văn Chẩn đã sống lang thang một thời gian, đi nhiều nơi khác nhau, khi nào mỏi chân thì dừng lại hoặc nằm thẳng xuống vỉa hè nghỉ ngơi. Khi đặt chân đến phố Hàng Da, nơi chuyên sản xuất các loại đồ da, trong đó nổi tiếng nhất là những đôi dép lốp – làm từ các lốp ô tô cũ – đang rất thịnh hành lúc bấy giờ, ông quyết định đi vào những tiệm bày bán và sản xuất dép lốp trên phố, xem cách thợ làm dép để tự tích lũy kinh nghiệm. Khi đến một cửa hàng dép lốp, ông bất ngờ được người đàn ông tầm tuổi[a] – sau này cũng là bạn tâm giao của ông – cho tá túc lại ở nhà và cho ăn uống. Ông đã sống tại một căn gác xép bỏ không của chủ nhà. Người chủ nhà sau đó giới thiệu vài tiệm cho ông làm dép lốp tuyển người làm.

Trong bốn lần thử việc ban đầu ở những nơi được giới thiệu, ông đã nhanh chóng bị loại vì chưa thạo việc làm dép. Đến lần thử thứ năm tại một quán bán dép lốp nọ, Nguyễn Văn Chẩn đã may mắn được nhận làm nhân viên không công. Theo lời vợ chồng chủ quán dép kể lại sau này, họ ban đầu không định nhận ông vào làm việc vì là người không có kinh nghiệm, nhưng sau một lần hiểu nhầm người tốt trộm đồ, cả hai đã quyết định nhận ông vào làm vì hối hận. Khi trong thời gian làm việc, ông làm chân giúp việc, pha trà bưng nước cho đồng nghiệp; khi đến thời gian nghỉ trưa, ông sẽ ngồi mần mò cách để làm ra dép lốp từ những mảnh cao su thừa thãi trong xưởng. Ông đã tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc và chỉ sau một năm đã thạo nghề làm dép lốp. Sau khi làm việc tại đây được nửa năm, người chủ vì ghi nhận sự chăm chỉ của ông nên đã đưa cho ông một phần tiền công để làm phí sinh hoạt; Nguyễn Văn Chẩn đã dùng số tiền này để về quê phát cho họ hàng, rồi đến năm 1958 dắt vợ con lên Hà Nội cùng sinh sống.

Những lần khởi nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Sản xuất dép lốp[sửa | sửa mã nguồn]

Sau một thời gian làm việc và tích cóp tài sản, đến năm 1962, Nguyễn Văn Chẩn đã nghỉ làm thuê và tự mở một xưởng sản xuất dép lốp của riêng mình. Nhờ nguyên tắc làm việc và chất lượng sản phẩm, những đôi dép lốp do ông sản xuất đã nhanh chóng tạo được tiếng vang và được tiêu thụ không chỉ ở trong Hà Nội và còn lan sang khắp các tỉnh thành khác.

Làm bút máy[sửa | sửa mã nguồn]

Lốp xe đạp Quyết Thắng[sửa | sửa mã nguồn]

Nổi tiếng và đi tìm công lý[sửa | sửa mã nguồn]

Ảnh hưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Ghi chú[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Người đàn ông này được cho là chủ tiệm bán dép lốp này.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]