Bước tới nội dung

Thành viên:Naazulene/Xương cánh chậu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Xương cánh chậu (tiếng Anh: ilium) là vùng lớn và cao nhất của xương chậu, và nó xuất hiện ở hầu hết động vật có xương sống như thú và chim, nhưng không có ở cá xương. Tất cả bò sát đều có xương cánh chậu, ngoài trừ rắn, nhưng một số loài rắn cũng có một xương nhỏ có thể được xem là xương cánh chậu.[1] Xương cánh chậu của người được chia thành hai phần: thân và cánh; ranh giới là đường hình cung của xương cánh chậu ở mặt trong và rìa ổ cối ở mặt ngoài.

Tên gọi tiếng Anh của xương cánh chậu - ilium - đến từ chữ Latin ile có nghĩa là bẹn hoặc thăn bụng.[2]

Cấu trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Xương cánh chậu có thể được chia thành hai phần: thân và cánh, phần cánh ở trên phần thân. Cùng với xương ngồi và xương mu, nó hình thành xương chậu; phân cách giữa ba phần này chỉ là một đường mờ.

Thân xương cánh chậu nhỏ hơn phần cánh chậu. Nó tham gia tạo thành 2/5 ổ cối. Nó còn chứa điểm xương chậu gắn với thân mình bằng cách nối với xương cùng ở khớp cùng chậu. Bề trong của thân là một phần của thành của chậu hông bé.

Cánh xương cánh chậu hay cánh chậu là phần lớn, rộng ra của chậu hông.

Các khớp[sửa | sửa mã nguồn]

  • Khớp cùng chậu
  • Khớp chậu mu
  • Một phần khớp háng (ở ổ cối)

Các gai[sửa | sửa mã nguồn]

Cánh chậu có bốn gai: gai chậu trước trên (ASIS), gai chậu sau trên (PSIS), gai chậu trước dưới (AIIS), gai chậu sau dưới (PIIS).

  • Gai chậu trước trên (ASIS) là chỗ có thể sờ vào từ trên da, là vị trí nguyên ủy của cơ may.
  • Gai chậu sau trên (PSIS) là vị trí của hõm Venus/Apollo, là vị trí nguyên ủy của cơ thẳng đùi

Các bờ[sửa | sửa mã nguồn]

Cánh chậu có bốn bờ: bờ trên (mào chậu), bờ trước, bờ sau, bờ trong (đường cung)

  • Bờ trên thường gọi là mào chậu (iliac crest), mào chậu dày, kéo dài từ ASIS đến PSIS theo lối cong lồi lên trên và sau. [3] ASIS - gai chậu trước trên lồi rõ và có thể sờ được dưới da và là nơi bám của dây chằng bẹn. PSIS - gai chậu sau trên là vị trí của hõm Venus/Apollo, không sờ được.
  • Bờ trước kéo dài từ ASIS xuống ổ cối, đi qua AIIS.
  • Bờ sau kéo dài từ AIIS đến PIIS. Ngay dưới PIIS có khuyết ngồi lớn (greater sciatic notch). Khuyết ngồi lớn được tạo bởi cả xương chậu và xương ngồi.
  • Bờ trong thường gọi là đường cung (arcuate line), cụ thể là đường cung xương cánh chậu (arcuate line of ilium), kéo dài từ khớp cùng chậu đến khớp chậu mu. Đường cung là ranh giới giữa thân xương cánh chậu và cánh chậu.

Các mặt[sửa | sửa mã nguồn]

Cách chậu có ba mặt: diện mông, hố chậu và diện tai.

  • Mặt ngoài còn gọi là mặt mông hay diện mông (gluteal surface). Trên diện mông có các đường mông (gluteal line), khoảng không giữa các đường này là nơi bám của cơ vùng mông.
  • Mặt trong của xương cùng chậu lõm và trơn láng, gọi là hố chậu. Hố chậu được giới hạn bởi mào chậu, bờ trước và đường cung.
  • Chỗ tiếp xúc với xương cùng được gọi là diện tai (auricular surface), trên diện tai là lồi củ chậu (iliac tuberosity).

Chiều rộng gian mào[sửa | sửa mã nguồn]

Ở người, chiều rộng gian mào là khoảng cánh giữa hai mào chậu.

Trong sản khoa, việc đo lường chiệu rộng gian mào là hữu ích vì chậu hông quá nhỏ hay quá lớn cũng có thể dẫn đến các biến chứng. Ví dụ, một em bé quá bự và chậu hông nhỏ có thể dấn đến tử vong.[4]

Trong nhân học, chiều rộng gian mào có thể dùng để ước lượng khối lượng cơ thể.[5]

Additional images[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

References[sửa | sửa mã nguồn]

Bài viết này kết hợp văn bản trong phạm vi công cộng từ trang , sách Gray's Anatomy tái bản lần thứ 20 (1918).

  1. ^ Jacobson, Elliott R. (2007). Infectious Diseases and Pathology of Reptiles. CRC Press. tr. 7. ISBN 978-0-8493-2321-8. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2009.
  2. ^ Taber, Clarence Wilbur; Venes, Donald (2005). Taber's cyclopedic medical dictionary. Philadelphia: F.A. Davis. ISBN 0-8036-1207-9.
  3. ^ “The Hip Bone - Ilium - Ischium - Pubis - TeachMeAnatomy”. teachmeanatomy.info. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
  4. ^ “Encyclopedia of Medicine: Cesarean Section”. eNotes. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 11 năm 2006. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2008.
  5. ^ Ruff C, Niskanenb M, Junnob J, Jamisonc P (2005). “Body mass prediction from stature and bi-iliac breadth in two high latitude populations, with application to earlier higher latitude humans” (PDF). Journal of Human Evolution. 48 (4): 381–392. doi:10.1016/j.jhevol.2004.11.009. PMID 15788184. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2006.

External links[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Pelvis