Thành viên:Ltn12345/nhápcdbt
Chiến dịch Bão táp | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Một phần của Chiến tranh giành độc lập Croatia Chiến tranh Bosnia | |||||||||
Lược đồ Chiến dịch Bão táp Lực lượng: Croatia RSK Bosnia và Herzegovina | |||||||||
| |||||||||
Tham chiến | |||||||||
Croatia Bosnia và Herzegovina Herzeg-Bosnia |
Serbia Krajina Cộng hòa Srpska Tây Bosnia | ||||||||
Chỉ huy và lãnh đạo | |||||||||
Zvonimir Červenko Ante Gotovina Mirko Norac Miljenko Crnjac Ivan Basarac Petar Stipetić Luka Džanko Atif Dudaković Rahim Ademi |
Mile Mrkšić Mile Novaković Slobodan Kovačević Stevan Ševo Čedo Bulat (POW) Milorad Stupar Slobodan Tarbuk Ratko Mladić Fikret Abdić | ||||||||
Thành phần tham chiến | |||||||||
Quân đội Croatia Cảnh sát đặc nhiệm Croatia Quân đội Cộng hòa Bosnia và Herzegovina Hội đồng Quốc phòng Croatia |
Quân đội Serbia Krajina Quân đội Cộng hòa Srpska | ||||||||
Lực lượng | |||||||||
Croatia: 130.000 người Quân đội Cộng hòa Bosnia và Herzegovina: 3,000 người |
Quân đội Serbia Krajina: 27.000–34.000 người Tây Bosnia: 4,000–5,000 người | ||||||||
Thương vong và tổn thất | |||||||||
174–211 người thiệt mạng 1.100–1.430 bị thương 3 bị bắt |
560 người thiệt mạng 4.000 POW | ||||||||
Số dân thường Serb thiệt mạng: 214 (theo Croatia) – 1.192 (theo người Serb) Số dân thường Croat thiệt mạng: 42 Người tị nạn: 150.000–200.000 người Serb từ RSK 21.000 người Bosniak từ Tây Bosnia 22.000 người Bosniak và người Croat từ Cộng hòa Srpska Khác: 4 sĩ quan gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc thiệt mạng và 16 bị thương |
Chiến dịch Bão táp (tiếng Serbia-Croatia: Operacija Oluja / Операција Олуја) là trận đánh lớn cuối cùng trong Chiến tranh giành độc lập Croatia và cũng là nhân tố chính dẫn đến kết quả của Chiến tranh Bosnia. Đây là một thắng lợi quyết định cho Quân đội Croatia (HV), lực lượng vượt qua chiến tuyến dài 630 kilômét (390 mi) tấn công Cộng hòa tự xưng Serbia Krajina (RSK), và là một thắng lợi chiến lược cho Quân đội Cộng hòa Bosnia và Herzegovina (ARBiH). HV được hỗ trợ bởi lực lượng cảnh sát đặc nhiệm Croatia từ Núi Velebit, và lực lượng ARBiH từ trong vòng vây của Quân đội Serbia Krajina ở Bihać. Chiến dịch được phát động nhằm khôi phục quyền kiểm soát của Croatia với 10.400 kilômét vuông (4.000 dặm vuông Anh), 18,4% lãnh thổ mà nước này tuyên bố chủ quyền và khôi phục quyền kiểm soát của Bosnia với vùng Tây Bosnia. Đây là trận chiến trên bộ lớn nhất ở châu Âu kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Chiến dịch Bão táp bắt đầu vào rạng sáng ngày 4 tháng 8 năm 1995 và được tuyên bố kết thúc vào tối ngày 7 tháng 8, mặc dù các hoạt động càn quét quân nổi dậy vẫn tiếp diễn cho đến ngày 14 tháng 8.
Chiến dịch Bão táp là một thắng lợi chiến lược trong Chiến tranh Bosnia, chấm dứt cuộc vây hãm Bihać và với Chiến dịch Maestral 2 sau đó, đã thay đổi cán cân quyền lực quân sự ở Bosnia và Herzegovina nghiêng về phía HV, Ủy ban Quốc phòng Quốc gia Croatia (HVO) và ARBiH. Những bước tiến của HV và HVO trong Chiến dịch Hè 95 cho phép tái chiếm thủ đô Knin của RSK, và sự tăng cường huấn luyện, vũ trang của HV kể từ đầu cuộc chiến tranh là nền tảng cơ sở để phát động chiến dịch. Bản thân Chiến dịch Bão táp cũng diễn ra sau khi sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc và các nỗ lực ngoại giao nhằm giải quyết xung đột đi vào bế tắc.
Thắng lợi chiến lược của HV và ARBiH là kết quả của một loạt các cải cách quân đội, và những đột phá quan trọng vào các vị trí ARSK mà sau đó được HV và ARBiH khai thác. Cuộc tấn công không thành công ngay lập tức ở mọi nơi, nhưng đã chiếm giữ được các vị trí then chốt, dẫn đến sự sụp đổ cấu trúc chỉ huy và khả năng phòng thủ tổng thể của ARSK. Việc HV bắt giữ Bosansko Grahovo ngay trước cuộc hành quân và cảnh sát đặc nhiệm tiến tới Gračac khiến việc bảo vệ Knin gần như không thể. Tại Lika, hai lữ đoàn cận vệ nhanh chóng chia cắt khu vực ARSK kiểm soát vốn thiếu chiều sâu chiến thuật và lực lượng dự bị cơ động, đồng thời cô lập các khu vực nổi dậy, bố trí lực lượng cơ động cho một cuộc tấn công quyết định về phía bắc vào khu vực trách nhiệm Quân đoàn Karlovac, và đẩy ARSK về Banovina. Thất bại của ARSK ở Glina và Petrinja, sau một trận phòng thủ khó khăn, cũng dẫn đến sự thất bại của Quân đoàn ARSK Banija do lực lượng dự bị không thể di chuyển. RSK dựa vào Cộng hòa Srpska và quân đội Nam Tư làm lực lượng dự bị chiến lược, nhưng họ không can thiệp vào trận chiến. Hoa Kỳ cũng có tham gia vào chiến dịch này. Lầu Năm Góc đã ký hợp đồng với công ty tư vấn quân sự, Military Professional Resources Incorporated (MPRI) tư vấn, đào tạo và cung cấp thông tin tình báo cho quân đội Croatia.
174–211 người thuộc HV và cảnh sát đặc nhiệm chết hoặc mất tích, trong khi ARSK có 560 binh sĩ tử trận. Bốn sĩ quan gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc cũng thiệt mạng. HV bắt 4.000 tù binh chiến tranh. Số lượng thường dân Serb thiệt mạng còn nhiều tranh cãi — Croatia tuyên bố rằng 214 người đã thiệt mạng, trong khi các nguồn tin của Serbia trích dẫn 1.192 thường dân thiệt mạng hoặc mất tích. Trong và sau cuộc tấn công, khoảng 150.000–200.000 người Serb đã bỏ chạy khỏi các khu vực trước đây do ARSK nắm giữ và lực lượng Croatia đã gây ra hàng loạt tội ác chống lại những thường dân còn ở lại. Ngưởi Croat trước đó cũng đã phải chịu cuộc thanh trừng sắc tộc tại các khu vực nắm giữ bởi ARSK, với ước tính khoảng 170.000–250.000 người bị trục xuất và hàng trăm người thiệt mạng. Tòa án Hình sự Quốc tế về Nam Tư cũ (ICTY) đã xét xử ba tướng lĩnh Croatia bị cáo buộc tội ác chiến tranh và tham gia vào tổ chức tội phạm chung (joint criminal enterprise) nhằm cưỡng bức người Serb rời khỏi Croatia, mặc dù cả ba cuối cùng đều được tuyên trắng án và tòa án cũng bác bỏ cáo buộc chống lại một nhóm khác. ICTY kết luận rằng Chiến dịch Bão táp không nhằm vào việc đàn áp sắc tộc, vì thường dân không phải là mục tiêu có chủ ý. ICTY tuyên bố rằng Quân đội và Cảnh sát Đặc nhiệm Croatia có gây ra một số lượng lớn tội ác chống lại người Serb sau cuộc tấn công bằng pháo binh, nhưng nhà nước và lãnh đạo quân đội không chịu trách nhiệm về việc này. Croatia cũng áp dụng các biện pháp phân biệt chủng tộc, ngăn chặn người Serb hồi hương. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền báo cáo rằng phần lớn các vụ lạm dụng trong chiến dịch là do các lực lượng Croatia thực hiện và các vụ lạm dụng này tiếp tục diễn ra trên quy mô lớn trong nhiều tháng sau đó, bao gồm các cuộc hành quyết dân thường và phá hủy tài sản của người Serb. Năm 2010, Serbia đã kiện Croatia trước Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), cho rằng cuộc tấn công này đã cấu thành tội ác diệt chủng. Vào năm 2015, tòa án đã phán quyết rằng cuộc tấn công không phải là hành động diệt chủng và khẳng định những phát hiện trước đó của ICTY.