Thành viên:Ltn12345/nháp2345
Tranh luận văn hóa Đông Tây là cuộc tranh luận về sự tương đồng, khác biệt, chiều dài của văn hóa phương Đông và phương Tây cũng như việc lựa chọn văn hóa phương Đông hay phương Tây trong thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc.[1] Cuộc tranh luận bắt đầu từ năm 1915 với việc thành lập Tạp chí Thanh niên[2][3] đến năm 1927, trước khi cuộc Bắc phạt kết thúc.[2][3] Trong suốt khoảng thời gian này, hàng trăm người đã tham gia với hơn nghìn bài báo, tranh luận về hướng đi của văn hóa và xã hội Trung Quốc.[3]
Năm 1915, Tạp chí Thanh niên so sánh văn hóa phương Đông và phương Tây, chỉ trích văn hóa Trung Quốc với các bài báo như "Gửi Thanh niên" (敬告青年), "Người Pháp và nền văn minh hiện đại" (法蘭西人與近世文明), và "Sự khác biệt tư tưởng căn bản giữa phương Đông và phương Tây" (東西民族根本思想之差異). Tạp chí Phương Đông (東方雜誌) sau đó cũng so sánh văn hóa phương Đông và phương Tây và bảo vệ văn hóa truyền thống Trung Quốc. Năm 1918, Trần Độc Tú đưa ra một loạt bài báo chất vấn các nhà báo của Tạp chí Phương Đông, và Đỗ Á Tuyền đã lần lượt trả lời các câu hỏi này trên Tạp chí Phương Đông. Nội dung và quy mô của cuộc tranh luận tiếp tục được mở rộng, đến mức hầu như tất cả các học giả quan trọng lúc bấy giờ đều tham gia.[4] Hồ Thích, Trần Độc Tú và một số học giả Tây hóa chỉ trích và chối bỏ hoàn toàn văn hóa Trung Quốc,[5] trong khi Lương Thấu Minh, Đỗ Á Tuyền, Chương Sĩ Chiêu và cộng sự bảo vệ văn hóa Trung Quốc và cho rằng phải dung hòa văn hóa Trung Quốc và phương Tây.[6] Năm 1919, Hội nghị hòa bình Paris nhất trí chuyển giao các lãnh thổ của Đức ở Sơn Đông cho Nhật Bản, làm dấy lên Phong trào Ngũ Tứ, giới trí thức Trung Quốc thất vọng với phương Tây.[7]:110-111 Vào thời điểm này, Chương Sĩ Chiêu, Trần Gia Di và cộng sự tích cực truyền bá, thúc đẩy việc dung hòa văn hóa Trung Quốc và phương Tây, dấy lên sự chỉ trích từ những người ủng hộ Tây hóa.[8] Lúc này, trọng tâm của cuộc tranh luận đã chuyển từ việc so sánh ưu nhược điểm, sự tương đồng và khác biệt giữa văn hóa phương Đông và phương Tây sang câu hỏi liệu 2 nền văn hóa này có thể dung hòa được hay không, với sự tham gia của nhiều học giả như Trần Độc Tú, Lý Đại Chiêu, Thái Nguyên Bồi, Trương Đông Tôn, Trần Gia Dĩnh, Chương Sĩ Chiêu, Tưởng Mộng Lân, Thường Nải Đức và các cộng sự.[9]
- ^ 蔡尚思 (Thái Thượng Tư) (1961). “"五四"前后东西文化问题的大争论” [Cuộc tranh luận lớn về các vấn đề văn hóa phương Đông và phương Tây trước và sau "Phong trào Ngũ Tứ"]. 学术月刊 (Học thuật nguyệt san) (5): 10-16.
- ^ a b 贺巧娟 (Hạ Xảo Quyên) (2008). “'五四"时期的三次东西文化论战” [Ba tranh luận văn hóa Đông - Tây trong "Phong trào Ngũ Tứ"]. 大众文艺 (Đại chúng Văn nghệ) (6): 67. doi:10.3969/j.issn.1007-5828.2008.06.054.
- ^ a b c 谭双泉 (Đàm Song Tuyền) (1999). “五四时期的东西文化论战──为纪念五四运动80周年而作” [Tranh luận văn hóa phương Đông và phương Tây trong Phong trào Ngũ Tứ: Kỷ niệm 80 năm Phong trào Ngũ Tứ]. 湖南师范大学社会科学学报 (Học báo Khoa học Xã hội, Đại học Sư phạm Hồ Nam) (6): 63-69.
- ^ 王文化 (Vương Văn Hóa) (2003). “杜亚泉与东西文化问题论战(代序)” [Đỗ Á Tuyền và cuộc tranh luận câu hỏi văn hóa Đông Tây (Lời nói đầu)]. Trong 许纪霖 (Hứa Kỷ Lâm); 田建业 (Điền Kiến Nghiệp) (biên tập). 杜亚泉文存 (Đỗ Á Tuyền văn tồn). Thượng Hải: Nhà xuất bản Giáo dục Thượng Hải. ISBN 7-5320-8453-1.
- ^ 张君玫 (Trương Quân Mai) (2007). “记忆未来:黑格尔式的拼音偏见,以及汉字改革的演化意图” [Nhớ về tương lai: Thiên kiến bính âm của Hegel và ý đồ tiến hóa của cải cách Hán tự]. 文化研究 (Nghiên cứu văn hóa) (4): 83-134.
- ^ 张翼飞 (Trương Dực Phi) (2019). “中国近代的"现代化困境"——现代性视角下的五四东西文化论战” ["Tình thế khó khăn về hiện đại hóa" ở Trung Quốc cận đại: Cuộc tranh luận về văn hóa Đông Tây trong Phong trào Ngũ Tứ, nhìn từ quan điểm hiện đại]. 学习与探索 (Học tập và Khám phá) (2): 39-47.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên:16
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên:17
- ^ “东西文化论战” [Tranh luận văn hóa Đông Tây]. 中国大百科全书数据库 (Cơ sở dữ liệu Bách khoa toàn thư Trung Quốc). Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2019.