Bước tới nội dung

Thành viên:Làn Sóng Hồng Kông/Nhạc nhẹ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nhạc nhẹ[1] là một dạng ít trang trọng hơn của dòng nhạc cổ điển phương Tây, khởi nguồn từ các thế kỷ 18 - 19 và tiếp tục duy trì cho tới ngày nay. Thời hoàng kim của thể loại âm nhạc này là giai đoạn giữa thế kỷ 20.[2][3] Đây là phong cách âm nhạc thuộc về through-composed nhưng thường là các tác phẩm và tổ khúc giao hưởng ngắn hơn được thiết kế nhằm thu hút một lượng khán thính giả và phạm vi rộng lớn hơn thay vì những dạng phức tạp như là công-xéc-tô, giao hưởngopera.

Nhạc nhẹ đặc biệt phổ biến trong suốt những năm hình thành hệ thống truyền thanh radio, trong đó các đài phát thanh như Chương trình Nhạc nhẹ BBC (1945–1967) của Anh Quốc hay chương trình truyền hình Bài hát Việt (2005–2016) của đài VTV được dành riêng để phát hầu hết các sáng tác "nhạc nhẹ".

Nhạc nhẹ phổ biến tại Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô cũ và toàn bộ châu Âu lục địa, Việt Nam, Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên cũng như nhiều tác phẩm thuộc thể loại này vẫn trở nên quen thuộc khi chúng được sử dụng làm nhạc nền trong các bộ phim hay trong các chương trình phát thanh và truyền hình.

Nhạc nhẹ quốc tế tại Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Dưới đây là danh sách một số ca khúc, bản nhạc nhẹ quốc tế đã và đang được yêu thích và phổ biến rộng rãi ở Việt Nam:

STT Tên bài nhạc Nghệ sĩ thể hiện Nhạc sĩ sáng tác Hãng thu âm Năm phát hành Quốc gia
1 Triệu bông hồng A-la Pu-ga-chi-ô-va
  • Nhạc: Raimonds Pauls
  • Lời: Leons Briedis
1982  Liên Xô
2 Nhạc đầu phim Tây Du Ký (1986) 1986  Trung Quốc
3 Nhạc cuối phim Tây Du Ký (1986) Tưởng Đại Vi 1986  Trung Quốc
4 Nhạc phim Hồng Lâu Mộng (1987) Vương Lập Bình 1987  Trung Quốc
5 Trường Giang cuồn cuộn chảy về Đông – Nhạc phim Tam Quốc Diễn Nghĩa (1994) Dương Hồng Cơ 1994  Trung Quốc
6 Hảo Hán Ca – Nhạc phim Thủy Hử (1998) Lưu Hoan 1998  Trung Quốc
7 Hãy học thôi (Let's Study) Ban nhạc Moranbong
  • Nhạc: Hwang Jin-yong
  • Lời: Ri Kwang-son
2012  CHDCND Triều Tiên

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Thân Văn (2003). “Một cách nhìn biện chứng về nhạc nhẹ Việt Nam”. (theo Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 8 và số 9 năm 2003). Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2018.Quản lý CS1: địa điểm (liên kết)
  2. ^ Geoffrey Self, Light Music in Britain Since 1870: A Survey [Nhạc nhẹ tại Anh Quốc từ năm 1870 - Nghiên cứu khảo sát] (Ashgate, năm 2001)
  3. ^ Andrew Lamb (năm 2002). British light music: sound good, feel good (Nhạc nhẹ Anh Quốc: hợp tai, hợp cảm, Gramophone Tháng 11 năm 2002, tr.34–38, truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2011.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • ThS. Nguyễn Thị Phương Hoa - Nhạc viện TP.HCM (ngày 20 tháng 1 năm 2021). “Nhạc nhẹ Việt Nam – Quá trình hình thành và phát triển” [Vietnamese light music – The process of formation and development]. Tạp chí Khoa học Đại học Sài Gòn (Scientific Journal of Saigon University). Trường Đại học Sài Gòn. 73: 64–70. ISSN 1859-3208.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]