Bước tới nội dung

Thành viên:Khangdora2809/nháp/Đợt nắng nóng tại Việt Nam năm 2024

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

NOTE: UPDATE TỚI NGÀY 27 THÁNG 2 NĂM 2024


Vào tháng 3–4 năm 2024, Việt Nam đã trải qua một đợt nắng nóng phá vỡ nhiều kỷ lục và ảnh hưởng đến Thành phố Hồ Chí Minh cũng như nhiều khu vực khác ở miền Nam Việt Nam. Nhiệt độ quá cao cũng đã khiến tháng 3 năm 2024 trở thành tháng 3 có nhiệt độ cao nhất trong lịch sử nước này.

Bối cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Bắt đầu từ giữa tháng 11 năm 2023, mùa mưa tại khu vực miền Nam Việt Nam bắt đầu kết thúc. Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, việc mùa mưa kết thúc vào giữa tháng 11 được cho là rất sớm so với cùng kỳ. Không chỉ vậy, Đài khí tượng này cũng cho rằng hiện tượng El Niño sẽ là một trong các nguyên nhân khiến khu vực này đạt nắng nóng kỷ lục vào tháng 4, 5 năm 2024 và thậm chí mạnh tương đương những năm nắng nóng kỷ lục của Việt Nam như năm 1983, 1987, 1992, 1998 và năm 2016.[1] Đến tháng 12 năm 2023, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Việt Nam xác nhận khoảng thời gian đầu năm 2024 sẽ không có bất kỳ cơn bão hay áp thấp nhiệt đới nào diễn ra đổ bộ nào Việt Nam. Không khí lạnh vào dịp cuối hoặc đầu năm cũng yếu hơn rõ rệt so với trung bình các năm trước đó. Đồng thời số lượng ngày và khả năng xuất hiện nắng nóng sớm cũng sẽ kéo dài ở khu vực Nam Bộ, Tây Bắc Bắc BộTrung Bộ. Trong đó ở Nam Bộ với miền Đông được cho là có khả năng chịu nắng nóng cao nhất. Nhiệt độ trung bình ở Việt Nam cũng được dự đoán trước sẽ cao hơn 1–1,5°C.[2][3] Từ tháng 5 trở đi, hiện tượng El Niño được cho là mới có xu hướng giảm dần và mưa mới bắt đầu xuất hiện trở lại.

Diễn biến

[sửa | sửa mã nguồn]

Làn sóng nắng nóng tháng 1–2

[sửa | sửa mã nguồn]

Bắt đầu tháng 11 năm 2023, đợt nắng tại khu vực Nam Bộ ở Việt Nam bắt đầu diễn ra sau khi mùa mưa kết thúc.[1] Bắt đầu từ tháng 1 năm 2024, tình trạng nắng gắt bắt đầu tập trung cục bộ tại các khu vực Đông Nam Bộ của Việt Nam với nhiệt độ cao trên 35°C.[4] Đến những ngày sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, nắng nóng vẫn tiếp tục tập trung cục bộ ở Đông Nam Bộ nhưng tình trạng nhiệt đã dao động lên cao nhất vào khoảng 37°C. Riêng tại Biên Hòa, Đồng NaiBình Phước nhiệt độ nhiều vị trí đã ghi nhận được lên tới 38°C. Trong khi đó ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng bắt đầu gia tăng tình trạng nắng nóng dao động vào khoảng 35–36°C.[5] Bắt đầu từ mùng 8 Tết, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cũng đã ra thông tin cảnh báo tình trạng nắng và đưa ra khung giờ nắng nóng có cường độ cao yêu cầu người dân trong khu vực chú ý.[6] Sau khi phủ rộng khắp Đông Nam Bộ, tại Khánh Hòa, một trạm quan trắc đã ghi nhận nhiệt độ cao lên tới 31,9°C – đây là kỷ lục về nhiệt độ ở địa phương này kể từ năm 1998 tới nay với cột mốc cũ là 31,6°C.[7] Chỉ số tia cực tím ghi nhận tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã cán mốc cực đại và đặc biệt nguy hại từ lúc 8 giờ đến 16 giờ từ ngày 24 đến ngày 26 tháng 2.[8] Vào ngày 27 tháng 2, khu vực Đông Nam Bộ ghi nhận được cơn mưa trái mùa đầu tiên kể từ sau Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên, ngay sau những ngày hôm đó nhiệt độ vẫn quay về như cũ và thậm chí còn mạnh mẽ hơn trước đó.[9]

Đỉnh điểm nắng nóng

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiệt độ kỷ lục

[sửa | sửa mã nguồn]
Ngày Khu vực Nhiệt độ
22 tháng 2 năm 2024 Khánh Hòa 31,9 °C (89,4 °F)

Ảnh hưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tình trạng xâm nhập mặn

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 1 năm 2024, khi mùa nắng nóng kéo dài được hơn một tháng và chưa bước vào thời kỳ đỉnh điểm thì khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã ghi nhận tình trạng xâm nhập mặn cao hơn trung bình. Tại khu vực sông Vàm Cỏ, ranh mặn với 4g trên lít đã xâm nhập vào sâu 55–60 km; khu vực sông Cửu Long là 35 – 45km; sông Cái Lớn là 25–30 km.[10]

Hỏa hoạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Thương vong

[sửa | sửa mã nguồn]

Hạn hán

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Phan Lê; Mậu Trường (22 tháng 9 năm 2023). “Mùa mưa Nam Bộ kết thúc sớm, thời tiết nắng nóng gay gắt”. Báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2024.
  2. ^ Nguyễn Huệ (15 tháng 12 năm 2023). “Số ngày nắng nóng gay gắt năm 2024 có thể nhiều hơn”. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2024.
  3. ^ Chí Nhân (17 tháng 12 năm 2023). “El Nino duy trì tới tháng 6 năm 2024, thời tiết Việt Nam sẽ ra sao?”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2024.
  4. ^ Vũ Phượng (14 tháng 1 năm 2024). “Từ tháng 1-6.2024: TP.HCM, Nam bộ dự báo nhiệt độ trung bình cao hơn, xuất hiện nắng nóng dài ngày”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2024.
  5. ^ Chí Nhân (16 tháng 2 năm 2024). “Nắng nóng gay gắt đến 38 độ C tiếp tục trên diện rộng”. Thanh Niên. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2024.
  6. ^ Vũ Phượng (17 tháng 2 năm 2024). “TP.HCM hôm nay nắng nóng từ 12 - 16 giờ: Người dân cần lưu ý gì?”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2024.
  7. ^ Đình Huy (22 tháng 2 năm 2024). “Nắng nóng tiếp tục mở rộng sang khu vực Tây Nam bộ”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2024.
  8. ^ Lê Cầm (24 tháng 2 năm 2024). “Nắng nóng gay gắt đầu năm, làm sao để phòng chống hiệu quả?”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2024.
  9. ^ Chí Nhân (28 tháng 2 năm 2024). “Sau trận mưa trái mùa, nắng nóng tăng cường ở Nam bộ”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2024.
  10. ^ Chí Nhân (19 tháng 2 năm 2024). “Nam bộ nắng nóng bất thường”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2024.