Bước tới nội dung

Thành viên:Jackiechou

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hồ Ngọc:[sửa | sửa mã nguồn]

Trưởng phòng đào tạo cho những tập đoàn đa quốc gia như Colgate – Palmolive; TNT express; Jabil và Wanek Furniture

Hồ Ngọc sinh ra và lớn lên tại làng chài xa xôi, nghèo khó thuộc thôn Ninh Tịnh, xã Ninh Phước, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Làng chài gần như biệt lập so với những nơi khác, không có điện và giao thông vô cùng khó khăn, nếu muốn lên thị trấn phải đi qua một đoạn đường dài rừng núi. Đến năm 1998, công ty Hyundai Vinashin đầu tư xưởng sửa tàu thì nơi đây mới bắt đầu có điện và việc đi lại cũng thuận tiện hơn. Vào những năm 80, tình hình kinh tế cả nước khó khăn và làng chài Ninh Tịnh cũng không ngoại lệ. Hầu như mọi người đều lo cái ăn, cái mặc nên rất ít người cho con đi học. Thông thường, tổng số học sinh lớp 9 ở trường trung học cơ sở Ninh Phước khoảng 5 - 12 học sinh, có năm không có học sinh nào. Thực ra, mọi người đi học không có quyết tâm cao lắm mà chỉ đi học với tinh thần chiếu lệ. Hồ Ngọc rất may mắn luôn được các anh và ba mẹ động viên rất nhiều trong việc học hành.


Hồ Ngọc tuy bị suy dinh dưỡng nặng nhưng phải chăn bò một buổi còn một buổi đến lớp và thường nhịn ăn sáng nên học đến trưa hay bị xỉu. Mặc dù gia đình cố gắng nhưng vẫn không đủ điều kiện để tiếp tục đến trường nên đến năm lớp 10 thì nghỉ đi biển đánh bắt cá chuồn khoảng 4 năm. Trong thời gian này thật sự khó khăn đối với Hồ Ngọc, vì thể tạng yếu nên bị say sóng rất nhiều và không ít lần gặp bão trên biển tưởng đâu bỏ mạng. Thế nhưng tình hình kinh tế của gia đình cũng chẳng khấm khá gì hơn. Sau đó, gia đình gặp cú sốc quá lớn “Anh trai thứ Ba bị mất vì nghiệp biển” thế là gia đình bán thuyền và quay lại với nghề nông và làm mộc.


Năm 1993 được sự động viên và giúp đỡ của anh kế nên Hồ Ngọc đã quyết tâm quay lại con đường đến trường. Buổi tối, đi học bổ túc ở Trung tâm Giáo dục Thường xuyên Ninh Hòa, ban ngày làm mộc ở xưởng mộc ở Ninh Hà – Ninh Hòa để kiếm tiền trang trãi cuộc sống. Trong thời gian học bổ túc văn hóa ở Trung tâm, Hồ Ngọc may mắn gặp được thầy Nguyễn Vân, một trong những thầy dạy môn Vật Lý giỏi nhất của Trường Nguyễn Trãi - Ninh Hòa, thầy đã dìu dắt và hướng dẫn tận tình về hành vi cũng như kiến thức.

Năm 1995 vừa tốt nghiệp bổ túc văn hóa Hồ Ngọc đậu 3 trường đại học và một cao đẳng. Có lẽ đây là bước ngoặc lớn trong cuộc đời tác giả. Hồ Ngọc đã chọn học ngành Điện tử - Trường đại học Bách khoa Tp.HCM, có lẽ vì Bách khoa là một trong những trường đại học nổi tiếng nhất thời bấy giờ. Có một điều đáng nói ở đây là gần như Hồ Ngọc không một tí đam mê nào về ngành mình đang theo học. Mặc dù học kỹ thuật nhưng hiếm khi mày mò sửa chữa cũng như thiết kế các thiết bị điện tử. Những năm còn là sinh viên chưa bao giờ tự vấn bản thân mình là ai và mong muốn điều gì, tương lai sẽ ra sao? Chỉ mong sao đến ngày tốt nghiệp ra trường đi làm kiếm tiền để nuôi bản thân.


Đến lúc ra trường đi làm cũng vẫn chưa thấu hiểu được bản thân mình đam mê điều gì, điểm mạnh điểm yếu ra sao? Lại tiếp tục học cao học ngành mình không hề yêu thích “Thạc sỹ Điều khiển học Tự động” và cũng cố gắng tốt nghiệp đúng thời hạn nhưng chẳng có gì nổi bật. Năm 2007 nghỉ dạy Đại học Công nghiệp Tp.HCM để hợp tác với Trung tâm dạy nghề Quận 11 đào tạo nghề sửa chữa điện thoại di động. Trong thời gian này Hồ Ngọc có xuất bản cuốn sách “Cẩm nang sửa chữa Điện thoại Di động”. Cuốn sách này được đánh giá khá cao và trong 3 tháng bán hết 1000 cuốn. Mặc dù học viên khá đông nhưng vẫn cảm thấy nhàm chán chẳng có gì hấp dẫn, hiếm khi đào sâu nghiên cứu cách sửa chữa hiệu quả nhất để dạy cho học viên của mình. Chỉ thích tìm hiểu về tính cách con người và đọc những cuốn sách kỹ năng sống của Nguyễn Hiến Lê, Hoàng Xuân Việt và sách nổi tiếng nước ngoài được First New biên dịch.


Năm 2008 có lẽ là năm quan trọng nhất trong cuộc đời Hồ Ngọc, phát hiện ra niềm đam mê thật sự của bản thân mình, đào tạo và phát triển con người đặc biệt là kỹ năng sống. Từ đó đến nay từng là trưởng phòng đào tạo cho những tập đoàn đa quốc gia như Colgate – Palmolive; TNT express; Jabil và Wanek Furniture. Hầu hết thời gian Hồ Ngọc tìm hiểu và nghiên cứu về lĩnh vực này.


Hồ Ngọc luôn tự hào là người Việt Nam và ước mong lớn nhất là dân tộc mình không thua kém bất kỳ dân tộc nào khác trên thế giới. Để đạt được điều đó, hy vọng tất cả những người trí thức sẵn sàng tìm hiểu, chia sẻ những gì đã biết và nâng cao nhận thức của những người xung quanh.