Thành viên:Huyphuc1981 nb/Ý kiến sai về xe tăng
Một số ý kiến sai lệch về xe tăng.
Khác biệt cơ bản giữa xe tăng với pháo tự hành chống tăng
[sửa | sửa mã nguồn]Ý kiến cho rằng, phân biệt "pháo tự hành không có tháp pháo quay" nên khác xe tăng là sai. Một số loại pháo tự hành chống tăng và pháo tự hành khác cũng có tháp pháo quay được. "Xe diệt tăng"-"tank destroyer", còn được gọi là "pháo tự hành chống tăng", "xe khu trục"... hồi thế chiến 2 là một loại "pháo tự hành lắp nòng dài", chứ không cứ là "không có tháp pháo quay". ZIS-30 Liên Xô (cũ) hồi thế chiến 2 không có tháp pháo, đúng hơn là tháp pháo chỉ có vách chắn trước, như một khẩu pháo thường đặt trên xe xích, nhưng quay được. M-10 của Anh hồi đó nếu như định nghĩa trên của người viết thì là xe tăng, nó đầy đủ tháp pháo bọc thép quay, nhưng M-10 vẫn là "tank destroyer". Ngày nay, nhiều pháo tự hành tấn công có tháp pháo quay được 360 độ có ổn định tầm hướng lắp pháo nòng dài, như khẩu PzH 2000. Các xe diệt tăng có thể không có tháp pháo, chỉ có giá súng nhưng quay được 360 độ như các xe bắn tên lửa chống tăng hiện đại. Ngược lại, ngày nay có xe tăng chỉ có giá súng đúng nghĩa, không có tháp pháo có người, ví dụ như T-95 Nga hiện nay. Stridsvagn 103 là xe tăng chủ lực (MBT) của Thụy Điển, hoàn toàn không có tháp pháo quay. Các xe trong "đội quân tiến công thọc sâu" của "binh chủng hợp thành" dưới đây đều là xe có tháp pháo lớn, nâng hạ quay tốt, diệt tăng cũng được.
Trong thế chiến 2, xuất hiện nhiều "Xe diệt tăng"-"tank destroyer" do khả năng sản xuất trong chiến tranh hạn chế, xe này rẻ hơn nhiều tăng. Ngày nay, các "tank destroyer" thế hệ mới xuất hiện rất nhiều, mang tên lửa chống tăng có điều khiển và hệ thống chiến đấu đi kèm chúng. Người ta chế tạo nhiều không phải mục đích rẻ như hồi thế chiến, mà do những đặc điểm khác biệt của tên lửa chống tăng có điều khiển và pháo chống tăng.
Tên xe tăng xuất phát từ việc ngụy trang các toa xe chở tăng.
[sửa | sửa mã nguồn]Một số người tin rằng tên tăng do những thùng ngụy trang xe trên đường vận chuyển hồi Thế Chiến 1.
Xe tăng không phải có tên ngụy trang là tăng (tank, xuất xứ ban đầu nghĩa là thùng), mà những xe đầu tiên trông như một con thuyền lộn ngược, đúng nghĩa tăng của nó (tank=thùng sắt, tầu thủy...). Sau này, người ta mới cải tiến xe tăng như ngày nay. Xe chiến nói chung đã có mặt từ lâu trên chiến trường. Những xe cơ giới vũ trang đầu tiên xuất hiện khoảng đầu thế chiến 1. Một trong những chiếc xe bọc thép cơ giới đầu tiên là "Tzar-tank" do người Nga sản xuất. Xe có một nồi hơi của đầu kéo tầu hỏa và tháp pháo có nhiều lỗ châu mai, 2 súng máy 7,92mm, nặng 40 tấn. Từ đó đến đầu Chiến tranh Thế giới thứ 2 có rất nhiều kiểu xe bọc thép khác nhau được chế tạo. Thời đó, người ta gọi tất cả những xe cơ giới bọc thép là xe tăng (tank).
Xe tăng ra đời từ trước Thế chiến 1.
[sửa | sửa mã nguồn]Từ "xe tăng" đúng nghĩa hiện đại ra đời sau chiến tranh Tây Ban Nha, nhưng chỉ sau những trận đánh đầu tiên của Thế chiến 2 chúng mới được các nhà quân sự là lãnh đạo chính trị chú ý cải tiến và sản xuất số lượng lớn. Ví dụ như chiếc T-34 nổi tiếng. Mẫu xe A-20, tiền thân của T-34 được một nhà thiết kế vẽ tại Kharcov năm 1937. Nhưng tốc độ nghiên cứu thử nghiệm rất chậm, chỉ đến năm 1941 nó mới được sản xuất với số lượng gần 3000 chiếc (tuy nhiên, lúc chiến tranh xảy ra rất ít xe chạy được). Xe này được thiết kế song song với Panzer-IV của Đức. Trước thời kỳ này, người ta phổ biến chế tạo những xe cơ giới trợ lực bộ binh trên chiến trường. Các xe lúc đó mang nhiều súng, giáp mỏng, súng nòng ngắn và cỡ nòng nhỏ, mục tiêu bắn là bộ binh. Cũng có một số xe khác xe tăng ngày nay ở thái cực khác. Ví dụ, KV-1 (năm 1939) được coi là xe tăng lừng danh đầu chiến tranh, nó có giáp rất dầy, pháo cỡ nòng lớn nhưng nòng ngắn. KV-1 tốt nhưng quá tốn thép so với hiệu quả, nó đóng vai trò to lớn đầu chiến tranh, hậu duệ của nó chính là dòng IS. Sự xuất hiện của nhiều loại xe cơ giới bọc thép dẫn đến yêu cầu tiêu diệt chúng, xe để làm nhiệm vụ đó chính là xe tăng. Như vậy, xe tăng là vũ khí diệt xe bọc thép, và yêu cầu cao nhất với xe tăng là chiến đấu đối địch loại xe bọc thép sát thủ, chính là nhiệm vụ đấu tăng. Trong thế chiến 2, xe bọc thép các loại quyết định chiến trường, mà số phận của chúng được quyết định bởi xe tăng, vậy nên thế chiến 2 được quyết định bởi xe tăng, bởi các trận đấu tăng. Trận đấu xe tăng Prokhorovka ngày 12-7-1943 là trận đánh quyết định của chiến dịch Kursk, chiến dịch bản lề của chiến tranh.
Đầu thế chiến 2, khi quan niệm về xe tăng đúng nghĩa hình thành nhanh chóng, người ta chưa có nhiều súng lớn nòng dài và đạn cho chúng. Các xe tăng mạnh của Liên Xô và Đức lúc đó cải tiến những súng phòng không cho lên tăng, đó là những khẩu súng có tỷ lệ chiều dài/cỡ nòng (cal) từ gần 50 đến 70. Ví dụ như các khẩu Pak 88mm (Cal=56, còn gọi Pak 37 L56) phòng không sau đặt trên Panzer V. Các súng 57mm, 76mm, 85mm trên các loại T-34. Còn trước đó, ví dụ như KV 152mm, xe tăng giáp rất tốt, mang đại bác lớn nhưng nòng ngắn, hạn chế khả năng diệt tăng địch. Đầu thế chiến 2, một số xe T-34 mang pháo 76mm L-11 Cal=31, sau đổi lấy pháo F-34 CaL=42. Khi chưa có F-34, một số xe đầu chiến tranh Vệ Quốc mang pháo 57mm ZiS-2 57mm CaL=71 (có lẽ là pháo dài nhất trong các loại pháo tăng).
"Một số nước như Pháp, Liên Xô coi trọng chức năng trợ chiến cho bộ binh nên chế tạo một số loại xe vỏ thép rất nặng, hỏa lực rất mạnh, cơ động rất kém..."
[sửa | sửa mã nguồn]Khi Chiến tranh thế giới 2 xảy ra, chỉ có Liên Xô và Đức sở hữu những chiếc xe tăng: T-34, KV, Panzer-III và Panzer-IV. Lúc này, người Đức đã sản xuất ổn định và sử dụng thành thạo xe tăng, còn người Nga thì vẫn cãi cọ về vai trò của cơ giới. Xe tăng KV-1 76mm có giáp tốt nhưng cơ động kém và quá tốn thép. Trong giai đoạn đầu chiến tranh thế giới 2, người Đức không có xe nào bắn thủng được KV, chỉ có thể tập trung bắn làm choáng tổ lái bên trong. Lúc này, người Đức chỉ có thể bắn hỏng được KV bằng súng phòng không Pak 88mm, điều này thúc đẩy việc cải tiến súng này đặt trên tăng cùng với chế tạo Tiger. Cũng giai đoạn đầu chiến tranh, khi Hồng Quân rút lui khắp các mặt trận thì T-34 lội ngược dòng, gây những tổn thất lớn cho quân Đức, như trận đánh bắt sống 400 xe quân sự Đức.
Panzer-IV và T-34 chứng minh xe tăng phải như thế nào. Lúc này, những nước Anh, Mỹ mới vội vàng thiết kế xe tăng đầu tiên của họ. Một thử nghiệm nữa như chiếc T-95 Mỹ mang pháo 105mm nòng dài, bốn xích, nặng 95 tấn, giáp dầy 300mm. Xe cơ động rất kém, chứng tỏ nhược điểm trong chiến tranh, sau này được dùng như pháo tự hành với tên T-28.
"Xe Renault FT17 đã có bố trí cấu tạo về cơ bản rất giống với xe tăng ngày nay với tháp pháo có thể quay nhanh và nâng hạ góc bắn..."
[sửa | sửa mã nguồn]Xe T-35 (năm 1933-1939 Liên Xô sản xuất 61 chiếc) có số lượng rất ít ỏi, là một thử nghiệm của xe bọc thép hỗ trợ bộ binh, xe lớn nhiều tháp pháo súng nhỏ, xe này như dòng C2 Pháp.
Ngày nay, người Pháp thường tự hào rằng trước chiến tranh thế giới 2 họ là nước sản xuất xe tăng thứ 2 thế giới sau Liên Xô. Nhưng thực tế, họ không hề sản xuất được chiếc tăng nào lúc đó. R-35 là những xe mang súng 37mm nòng ngắn của họ liệu hơn gì lựu đạn cầm tay. (Gọi là súng cối 37mm cũng được vì cal=21). AMC-35 mang súng 40mm cal 32, mạnh hơn tí, là "xe tăng" chủ lực của Pháp trước chiến tranh thế giới 2. Churchill-III nặng 40 tấn nhưng chỉ mang được pháo tối đa 57mm nòng dài, là xe tăng đầu tiên của người Anh mãi trong chiến tranh thế giới 2 mới có, ngay cả lúc đầu Churchill-III mang pháo 75mm nòng ngắn cũng khó mà chiến đấu, xếp loại pháo tự hành tấn công. Churchill-I và Churchill-II cũng mang pháo 40mm. Xe M3-Lee M3A3 và M3A5 thực ra là pháo tự hành tấn công 75mm nòng ngắn. Đến M4 mới là tăng hạng trung. M3 General Stuart mang pháo nòng dài, có hình dáng giống xe tăng, nhưng cỡ nòng quá nhỏ 37mm.
Xe Renault FT17 hay AMC-35 không phải là một xe tăng đúng, nó chỉ là một mô hình vô dụng của xe tăng do súng quá nhỏ, thiết kế hoàn toàn trái ngược với yêu cầu đấu tăng. Coi xe như vậy là xe tăng dẫn đến thất bại nhanh chóng của Pháp và Ba Lan trong chiến tranh thế giới 2. Súng của nó chỉ đủ sức diệt bộ binh, vô ích với nhiệm vụ bắn đạn xuyên vỏ xe tăng đúng nghĩa. Các nước phát triển khác như Mỹ, Anh cũng có quan điểm sai như vậy. Nhiều xe họ sản xuất rất nặng nhưng lại mang súng nòng ngắn, hoàn toàn không có xe măng súng nòng dài bắn đạn xuyên.
Ý kiến sai cho rằng: "Xe tăng dể tấn công thọc sâu..."
[sửa | sửa mã nguồn]Xe tăng (tank), IFV, pháo tự hành tấn công...hợp thành đội quân tấn công, thọc sâu. Như vậy, nhiệm vụ chính của tăng không phải là nhiệm vụ tấn công thọc sâu, mà chỉ bảo vệ cho những xe khác làm nhiệm vụ đó, hoặc đối đầu với nhiệm vụ đó, chặn địch. Nhiệm vụ tấn công cơ bản được thực hiện bởi bộ binh. Tấn công thọc sâu được thực hiện bởi bộ binh cơ giới (đi trên xe IFV). Đội quân tấn công này sẽ bị xe tăng đối phương đánh chặn, cần những xe tăng quân ta đi kèm làm nhiệm vụ vệ sĩ. Đội quân này cũng cần pháo tự hành tấn công đi cùng để đánh chiếm công sự. Đôi khi, xe tăng cũng làm được nhiệm vụ của pháo tự hành tấn công và hỗ trợ bộ binh như IFV, nhưng không phải mặt mạnh của tăng là vậy. Đội quân cơ động thọc sâu này gọi là "binh chủng hợp thành", nòng cốt của lục quân hiện đại.
Thói quen dùng "Thiết Giáp" trong Tiếng Việt.
[sửa | sửa mã nguồn]Tuy nhiên, nhiều người Việt nhầm vì trong tiếng Việt, từ Hán-Việt "Thiết Giáp" dùng chỉ xe tăng. Nhưng từ "Xe Bọc Thép" thường lại dùng để chỉ IFV bởi cách nói chuyện thường, chỉ chung các xe có giáp trong văn viết. Mặc dù, về ngôn ngữ cổ, diễn Hán-Nôm thì "Thiết Giáp"="Bọc Thép".
Ý kiến sai: "Sau Chiến tranh thế giới 2 các loại xe tăng hạng nặng cũng tuyệt chủng..."
[sửa | sửa mã nguồn]Coi các xe tăng hạng nặng như IS-2, Tiger-2 sau chiến tranh tuyệt chủng là hoàn toàn sai lầm. IS-2 sau này trở thành kiểu mẫu của xe tăng hiện đại, rất giống nhiều loại xe tăng của Nga (Liên Xô cũ) hay Mỹ. Còn Panzer-VI hay là Tiger-2 có hậu duệ là những xe Leopard, chuyển từ hạng trung sang hạng nặng lúc Panzer-IV chuyển thành Panzer-V. Sau thế chiến 2, trình độ kỹ thuật không cho phép chế tạo được nhiều xe tăng nặng có hệ truyền động tin cậy. Cộng thêm cầu cống đường phà phổ biến không cho phép các xe 50 tấn di chuyển dễ dàng. Vì vậy, cũng như trong thế chiến 2, người ta chế tạo hai loại xe tăng phổ biến là xe hạng trung và xe hạng nặng. Xe hạng nặng vì các lý do trên có số lượng ít hơn, mặc dù sức chiến đấu cao và khả năng sản xuất khá thoải mái. Xe tăng hạng nặng Nga bắt đầu là KV-1, sau đổi tên thành dòng IS được cải tiến đến đời cuối là T-10 (còn gọi IS-10), xe T-34 Nga được cải tiến đến T-55. Sau đó, hai dòng T-62 và T-64 Nga đã có kích thước như nhau, chúng hòa nhập làm 1 thành MBT (Main Battle Tank-xe tăng chiến đấu chủ lực). Nhình chung, MBT ngày nay có kích thước của tăng hạng nặng hồi sau thế chiến 2, nếu nói một trong hai loại tuyệt chủng, thì phải nói tăng hạng trung mới đúng, còn các MBT ngày nay là hậu duệ của tăng hạng nặng.