Bước tới nội dung

Thành viên:Huynhx-chiDuy12-/nháp/nháp 1/Mother (dòng trò chơi)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mother
Thể loạiTrò chơi điện tử nhập vai
Phát triểnApe, HAL Laboratory, Brownie Brown
Phát hànhNintendo
Tác giảItoi Shigesato
Soạn nhạcSuzuki Keiichi, Tanaka Chirokazu, Sakai Shogo
Nền tảngFamily Computer, Super NES, Game Boy Advance, Wii U, Nintendo 3DS
Phiên bản đầu tiênMother
27 tháng 7, 1989
Phiên bản cuối cùngEarthBound Beginnings
14 tháng 6, 2015

Mother (Nhật: マザー Hepburn: Mazā?) (còn được biết với tên EarthBound bên ngoài Nhật Bản) là một loạt các trò chơi điện tử nhập vai được phát triển bởi nhà thiết kế game Itoi Shigesato gồm ba phần: Mother (1989) cho Famicom, Mother 2 (1994), được biết là EarthBound bên ngoài Nhật Bản, phát cho hệ máy Super Nintendo Entertainment SystemlMother 3 (2006) cho Game Boy Advance.

Do Nintendo phát hành, cơ chế trò chơi có nhiều điểm được mô phỏng theo loạt trò chơi Dragon Quest, Mother được ca ngợi vì yếu tố hài hước và độc đáo. Trong trò chơi, người chơi sử dụng vũ khí tìm được và các sức mạnh tâm linh PSI để chiến đấu với kẻ thù, những kẻ thù đó gồm người ngoài hành tinh hay xác sống. Dù nhượng quyền thương mại của trò chơi rất phổ biến ở Nhật Bản, nhưng tại các vùng nói tiếng Anh, nó được xem là một biểu tượng văn hóa với cái tên EarthBound.

Việc phát triển Mother bắt đầu khi Itoi đến Nintendo để kinh doanh, ông đã tiếp cận Miyamoto Shigeru. Khi chuẩn bị cho phần tiếp theo, Itoi đã tham gia vào phần thiết kế trong quá trình phát triển EarthBound năm năm trời. Trong giai đoạn đó, việc phát triển trở nên "bùng nổ", nhà phát triển game mà sau này là chủ tịch Nintendo, Iwata Satoru, đã cứu lấy trò chơi khỏi sự cố này. Bản dịch tiếng Anh có doanh số bán ra kém hơn bản gốc dù sở hữu ngân sách tiếp thị lên đến hàng triệu đô la. Phần cuối cùng Mother 3 được dự kiến ​​phát hành trên Nintendo 64 nhưng kế hoạch bị hủy vào năm 2000. Ba năm sau, trò chơi được phát triển trở lại và ra mắt vào 2006 cho Game Boy Advance, cùng với việc phát hành lại MotherMother 2 trong Mother 1 + 2 năm 2003. Mother 3 trở thành sản phẩm bán chạy nhất khi phát hành. EarthBound được phát hành lại cho Wii U Virtual Console vào năm 2013 và Mother nhận được một bản tiếng Anh vào năm 2015 cho cùng nền tảng với cái tên EarthBound Beginnings.

EarthBound được xem là một biểu tượng của văn hóa cổ điển và xuất hiện hàng loạt trong các danh sách Top 10. Cộng đồng người hâm mộ của EarthBound đã tổ chức nhiều cuộc thi và ủng hộ những bức fan art, xây dựng những dự án của chính cộng đồng gồm bản dịch tiếng Anh của Mother 3 và cả phần tiếp theo của Mother 3 do người hâm mộ phát triển, Mother 4. Ness, nhân vật chính của EarthBound, được đưa vào loạt trò chơi Super Smash Bros, cùng với những nhân vật và địa điểm khác trong loạt Mother cũng được đưa vào nhiều trò chơi đối kháng khác.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Băng trò chơi Famicom của phần thứ nhất trong loạt Mother.

Khi đến thăm Nintendo, nhà viết quảng cáo Itoi Shigesato đã giới thiệu ý tưởng với nhà thiết kế game của công ty, Miyamoto Shigeru, ông muốn làm một trò chơi nhập vai lấy bối cảnh thời hiện đại. Bối cảnh hiện đại phá vỡ sự rập khuôn truyền thống của thể loại nhập vai, Itoi bắt đầu thành lập một nhóm và khởi hành việc phát triển trò chơi tại Ichikawa, Chiba. Mother được phát triển bởi Ape, trong đó Itoi viết phần kịch bản,[1] và do Nintendo phát hành[2] tại Nhật Bản vào ngày 27 tháng 7 năm 1989 cho bên máy Famicom (được biết là Nintendo Entertainment System ngoài Nhật Bản). [2] Trò chơi dự định sẽ có một nội địa hóa với tên Earth Bound, nhưng đã loại bỏ mà chọn cái tên này cho Mother 2.[1] Mother nhận bản tiếng Anh chính thức vào tháng 6 năm 2015 với tên EarthBound Beginnings cho Wii U Virtual Console. [3]

Âm nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Âm nhạc của Mother đều được soạn bởi Suzuki KeiichiTanaka Hirokazu, hai người cộng tác cùng nhau đến Mother 2 khi có thêm sự trợ giúp của Kanzazu Hiroshi, trong khi các bản nhạc Mother 3 do Sakai Shogo sáng tác. Âm nhạc của loạt trò chơi chịu vô số ảnh hưởng từ nhiều album. Nó được đánh giá tích cực và trở nên phổ biến, nhiều bản nhạc được đưa vào những cuốn sách piano, đặc biệt bài hát "Eight Melodies" được đưa vào một số sách giáo khoa âm nhạc tại trường tiểu học Nhật Bản.[4] Các nhà phê bình và người chơi đã trích ra những điểm so sánh phần âm nhạc của trò chơi với phong cách sáng tác của nhiều ban nhạc như the Beatles.[5] Phần âm nhạc còn được tái sử dụng trong loạt trò chơi đối kháng Super Smash Bros., được chơi trong các buổi hòa nhạc và được phối lại cho những trang web như OverClocked Remix.

Đón nhận

[sửa | sửa mã nguồn]
Cộng đồng cosplay nhân vật Mother

Loạt trò chơi được xem là "một trong những thứ được yêu thích nhất của Nhật Bản" với một cộng đồng người hâm mộ tồn tại lâu dài và khó phai mờ.[6]

  1. ^ a b Parish, Jeremy (21 tháng 8 năm 2014). “Daily Classic: 25 Years Ago, Mother (aka EarthBound Zero) Skewered JRPGs, and America”. USgamer. Gamer Network. Bản gốc lưu trữ 20 tháng 10 năm 2014. Truy cập 30 tháng 10 năm 2019.
  2. ^ a b “Mother (NES) News, Reviews, Trailer & Screenshots”. Nintendo Life. Bản gốc lưu trữ 7 tháng 10 năm 2014. Truy cập 30 tháng 10 năm 2019.
  3. ^ Osborn, Alex (14 tháng 6 năm 2015). “EarthBound Beginnings Brings Mother to Wii U”. IGN. Ziff Davis. Bản gốc lưu trữ 16 tháng 6 năm 2015. Truy cập 30 tháng 10 năm 2019.
  4. ^ “Shigesato Itoi Tells All about Mother 3 (Part One)”. Nintendo Dream. Translation. tháng 7 năm 2006. tr. 2. Bản gốc lưu trữ 26 tháng 2 năm 2015. Truy cập 30 tháng 10 năm 2019.Quản lý CS1: khác (liên kết)
  5. ^ Person, Chris (23 tháng 2 năm 2012). “The Many Samples and Sound-Alikes of Earthbound”. Kotaku. Truy cập 30 tháng 10 năm 2019.
  6. ^ Parkin, Simon (29 tháng 10 năm 2008). “Mother 3 Review”. Eurogamer. Gamer Network. tr. 1. Bản gốc lưu trữ 4 tháng 9 năm 2014. Truy cập 30 tháng 10 năm 2019.