Bước tới nội dung

Thành viên:Huymthoang

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

CHÙA ĐẬU Một di sản quý, với những báu vật, những điều bí ẩn Thích Thanh Nhung

Chùa Ðậu vốn là Thành Ðạo Tự nằm ở cuối làng Gia-Phúc xã Nguyễn Trãi huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây, cách Hà-Nội 21 km về phía Nam. Chùa có 5 tên gọi :

1. Thành Ðạo Tự 2. Pháp Vũ Tự 3. Chùa Vua 4. Chùa Bà 5. Chùa Ðậu

Chùa là một trong bốn ngôi chùa thờ Tứ Pháp (Vân,Vũ, Lôi, Ðiện tức là Mây, Mưa, Sấm, Chớp), trung tâm phát sinh Tứ Pháp là thành Luy lâu nay thuộc hai huyện Gia Lương và Thuận-Thành tỉnh Hà Bắc. Hệ thống Tứ Pháp gắn liền với sự tích Chùa Ðậu. Trong cuốn sách bằng đồng có từ thời Sĩ Nhiếp đầu thế kỷ thứ III (200 -210) hiện còn cất giữ tại Chùa có ghi rõ sự tích nàng Man Nương và Phật giáo Ấn độ du nhập vào Việt Nam.

Cách đây gần 2000 năm Chùa Ðậu đã nổi tiếng là nơi linh thiêng ứng nghiệm, mọi người cho rằng về tới nơi đây là đến nơi đất Phật. Gần đây hơn 300 năm, có hai Thiền Sư thành đạo tại Chùa.

Phật Giáo du nhập vào Việt-Nam bằng đường thủy và đường bộ, nói tới lịch sử Phật giáo Việt-Nam người ta không thể quên câu chuyện được thần thánh hóa về nguồn gốc phát sinh Tứ Pháp.

Ðất nước Việt-Nam nằm ở vùng nhiệt đới, Tứ Pháp ra đời là phù hợp với nguyện vọng của người dân Việt-Nam.

Cuốn sách đồng ở Chùa cho biết, ngay từ buổi đầu nền Phật Giáo Việt Nam đã tiếp thu và hấp thụ được tinh hoa của nền Phật Giáo Ấn độ.

Tứ Pháp ra đời mang chủng tử của một Thiền tăng đã đắc đạo người Thiên Trúc, người mẹ là nàng Man Nương Việt-Nam. Thành công của tín, hạnh, nguyện đã làm cho Man-Nương trở thành Ðức Thánh Mẫu sinh Thánh Tử, đúng như câu kệ của Thiền Tăng đã đọc:

Hình hài như đạo thứ Tâm không cảnh cũng không Lần nữa chưa giác ngộ Ứng vật vạn duyên cùng (Trích sách đồng)

Người Việt Nam đã kế thừa và phát huy được tinh hoa của nền Phật Giáo Ấn độ, nhưng vẫn mang bản sắc riêng của dân tộc. Sĩ Nhiếp làbậc hiền tài được nhân dân tôn trọng như Vua nên được gọi là Sĩ Vương đã thừa nhận điều nầy:

Nước Nam sông núi dáng thần linh Văn hiến mở khai dạng Phật kinh Thánh Mẫu quả nhiên sanh Thánh tử Mưa lành nhuần tưới giúp dân sinh (Trích sách đồng)

Qua bốn danh hiệu, bốn ngôi chùa thờ bốn vị Bồ Tát về Tứ Pháp, đã toát lên tính tiểu thừa và đại thừa : Chùa Thiền định, Chùa Thành Ðạo, Chùa Phi Tướng, Chùa Trí Quả. Trong Tứ Pháp, Ðức Pháp Vân là chị cả, phần quyết định là Ðức Pháp vũ. Tục ngữ Việt Nam có câu: "Quý vật tầm quý nhân".

Lúc đó ở phía Nam kinh thành như có luồng linh khí. Quách Thông theo lệnh Vua, về tới đất Gia-Phúc thấy thế đất trông tựa dáng hình một đôi hoa sen đang nở tỏa sáng, Quách Thông trình Sĩ Nhiếp, Sĩ Nhiếp cho rằng hoa sen là nơi đất Phật bèn cho lập chùa đặt tên là Thành Ðạo Tự, rước Ðại Thánh Pháp Vũ Ðại Bồ Tát về thờ nên gọi là Pháp Vũ Tự. Do Nhà Vua chọn đất làm Chùa và chỉ dành cho bậc Vua Chúa đến lễ, người dân chỉ được vào lễ trong ba ngày hội nên gọi là Chùa Vua. Bồ Tát hiện thân Nữ nên gọi là Chùa Bà. Bậc trí sĩ cầu nghiệp lớn được đậu đạt, người dân trồng cây ra hoa đậu hoa, ra quả đậu quả từ đó trong dân gian gọi là Chùa Ðậu (Chữ Ðậu cũng là chữ rút gọn từ chữ Thành Ðạo).

Tả cảnh đẹp nơi chùa và công đức vô lượng đó, Sĩ Nhiếp đề thơ rằng :

Ðồng bằng bát ngát nẩy Tòa Sen Phật ngự trang nghiêm tựa Thiên Tiên Ðất phúc xây lên cung nguyệt điện Trời Nam riêng hẳn cảnh thiên nhiên Nén hương khói tỏa tan niềm tục Hồ ngọc trăng soi rõ cửa Thiền Công đức từ bi bao xiết kể Công lao vô lượng, lại vô biên (Trích sách đồng)

Trải qua nhiều thời đại, bút tích lưu lại còn in đậm nét trên bia đá tại chùa, công nhận là nơi linh thiêng, ứng nghiệm, nước cầu dân khẩn đều được, đúng như lời thơ tả : Phật ngự trang nghiêm trên toà sen, nơi đất phúc của đạo tâm, trời Nam dành riêng cho cảnh đẹp nơi đây, nén hương khói toả làm tan hết những gì mệt nhọc, ô trọc của trần tục, chỉ thấy một niềm an lạc giải thoát. Cửa thiền là nơi thanh tịnh, như hồ nước vắng lặng, trong suốt chẳng khác gì ngọc, ánh trăng dịu hiền tỏa sáng soi thấu cửa thiền ?

Nên ngày xưa người Việt-Nam tự hào đã hấp thụ được tinh hoa của nền Phật Giáo Ấn-Ðộ thì hơn 300 năm trước có hai Thiền Sư Việt-Nam đã đắc đạo tại chùa - nơi đất Phật các Ngài đã để toàn thân xá lợi. Ðể lại xá lợi là khi viên tịch, các Thiền sư sẵn có lửa tam muội và đã dùng lửa tam muội để thiêu thân, tính chất của lửa tam muội là đốt cháy được những lửa khác, làm cho các lửa khác không đốt cháy được, xá lợi đốt không cháy, ngâm trong nước không tan, không bị thời gian bào mòn. Quy luật của vũ trụ là : Vật chất chỉ có biến đổi từ dạng nầy sang dạng khác mà theo Phật Giáo gọi là thành, trụ, hoại, không. Xá lợi không bị chi phối bởi quy luật vũ trụ, chính vì vậy là một vật báu, là Quốc bảo thiêng liêng, được cung kính như đức Phật sống. Theo quy luật của đạo Phật, xá lợi chỉ để lại trên trái đất 5% đến 10% của toàn thân xá lợi nên gọi là toát thân xá lợi. Toàn thân xá lợi là để lại toàn thân thể không thiếu thứ gì, song với thời gian nào đó 10 năm, 200 năm hay 2000 năm v.v. là do Thiền Sư ấy quyết định, toàn thân xá lợi sẽ chuyển về toát thân xá lợi.