Bước tới nội dung

Thành viên:Huyenkhanh2911

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Mối quan hệ giữa truyền thuyết Thánh Gióng và lễ hội Gióng' không chỉ là một lễ hội đơn thuần mà lễ hội đó còn với mục đích làm sống dậy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Và đó cũng là ý nghĩa chung của truyền thuyết, tín ngưỡng và lễ hội. Truyền thuyết Thánh Gióng - tài sản văn hoá của truyền thống yêu nước và tinh thần chống ngoại xâm, được bảo tốn và lưu truyền trong dân gian bằng hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng dưới dạng lễ hội dân gian thấm sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân đất Việt.

Ðến với hội Gióng, người ta thấy được mối quan hệ giữa làng và nước, giữa cá nhân và cộng đồng, quá khứ và hiện tại như hoà nhập với nhau. Truyền thống yêu làng yêu nước được giữ gìn như một tài sản văn hoá lớn của dân tộc. Cả truyền thuyết và lễ hội cùng ca ngợi người anh hùng. Truyền thuyết đóng vai trò là nội dung cho sinh hoạt văn hóa cộng đồng của nơi diễn ra những lễ hội . Ở hội Gióng còn có những nghi thức tâm linh, trong đó tắm Phật là một trong nhưng nghi thức quan trọng. Trước khi tắm Phật phải gột sạch bụi trần bằng việc rửa mặt, rửa tay bằng nước thánh ngâm hoa hồng, thể hiện mong muốn của nhân dân về sự thanh bình, may mắn. Để biểu đạt những ý tưởng và triết lý dân gian, hội Gióng có dàn vai diễn hết sức phong phú và độc đáo. Ví dụ, các ông “Hiệu” là hệ thống tướng lĩnh của ông Gióng; “Phù Giá”, đội quân chính quy của ông Gióng; các “Ông Hổ”, đội quân tổng hợp; “Làng áo đen”, đội dân binh; “Cô Tướng”, tượng trưng các đạo quân xâm lược. Hội Gióng là một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đã được chuẩn hóa từ xa xưa để lại. Bên cạnh đó, các đạo cụ, y phục, mỗi một chương mục, một vai diễn đều chứa đựng những ý nghĩa hết sức sâu sắc. Sự hấp dẫn của Hội Gióng trước hết phải kể đến ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước, truyền thống võ công, ý chí quật cường và khát vọng độc lập, tự do của dân tộc. Lễ hội Gióng không chỉ làm người xem được trực tiếp chứng kiến các nghi thức của một hệ thống lễ hội với các thao tác thuần thục mang tính nghệ thuật và biểu trưng cao mà còn là dịp để mỗi người Việt Nam có thể cảm nhận mối quan hệ nhiều chiều “tình làng nghĩa xóm”, giữa cá nhân và cộng đồng, giữa thực tại và hư vô, giữa thiêng liêng và trần thế... tất cả đều được gìn giữ là một tài sản vô giá lưu truyền mãi về sau. Đã hàng ngàn năm qua các thế hệ người dân Việt Nam luôn luôn tự hào và ngợi ca người anh hùng làng Gióng.

Chiến công và đức hạnh của tuổi trẻ “Gióng” đã không chỉ được truyền ngôn ngoài đời, mà còn in sâu vào trăm nghìn các địa danh có dấu vết tín ngưỡng, vào các kỳ lễ hội. Ký ức về người anh hùng Thánh Gióng là quá khứ những lúc thăng trầm của lịch sử dân tộc, với công cuộc dựng nước và giữ nước, làm ăn và đánh giặc, sản xuất và chiến đấu, đương đầu với ngoại xâm. Nhân dân đã cho xây dựng tượng Thánh Gióng để tưởng nhớ và nêu cao tinh thần, sức mạnh Thánh Gióng sống mãi trong lòng nhân dân các dân tộc Việt Nam.

Ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật cùng các tình tiết trong truyện kể, đã từ nhiều hướng quy tụ, khắc họa diện mạo của một nhân vật “mang cái lõi là sự thật lịch sử”, xuất hiện vào buổi đầu dựng nước Văn Lang, đứng lên cùng dân đánh thắng giặc Ân cứu nước.

Như vậy, mối quan hệ giữa lễ hội và truyền thuyết có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít không thể tách rời. Nếu như truyền thuyết là nội dung là cái nề tảng để hình thành các lễ hội thì lễ hội lại là linh hồn của truyền thuyết. Nhờ có lễ hội truyền thuyết luôn được giữ gìn và phát triển. Cũng nhờ có lễ hội mà truyền thuyết trở nên phong phú, da dạng và sinh động dễ đi sâu vào lòng người. Chính vì thế mà truyền thuyết và lễ hội có mỗi quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.