Bước tới nội dung

Thành viên:Huyền Bùi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tìm hiểu về văn hóa Thái Lan:

Bài làm: Là quốc gia nông nghiệp và Phật giáo, đất nước Thái Lan có một bản sắc văn hóa riêng vô cùng độc đáo. Những nét văn hóa Thái Lan truyền thống luôn có mặt trong cuộc sống thường nhật của người dân xứ sở chùa Vàng. Đất nước Thái Lan thân thiện, lịch sự, tôn trọng nền dân chủ, sùng bái những lời dạy của Phật và tôn trọng lẫn nhau.

Cùng thuộc địa phận khu vực Đông Nam Á nhưng Việt Nam và Thái Lan có nền văn hóa khá khác nhau. Sự khác nhau ấy thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực văn hóa giao tiếp. Bạn có thể bắt gặp hình ảnh những thiếu nữ Thái duyên dáng trong trang phục cổ truyền, cầm sẵn những chiếc dây nơ hồng tết hoa, mỉm cười quàng vào cổ du khách, rồi chắp tay cúi khẽ. Đó là hình ảnh đẹp khiến du khách ưu ái dành tặng Thái Lan cái tên “xứ sở của những nụ cười”,  là nét đặc trưng của văn hóa Thái Lan. Ý thức của người Thái Lan khá cao, như ở Bangkok, bạn có thể đang lưu thông trên một con đường vắng tanh. Vậy mà cứ thấy đèn đỏ, cả dòng xe máy, ô tô – dù chỉ là rẽ phải – tất cả đều tự giác dừng lại tại ngã tư chờ đợi khá lâu, và chỉ đi khi đèn xanh bật lên.

  • Một nét đặc trưng của văn hóa Thái Lan mà ai cũng phải nhắc đến đầu tiên là Phật giáo. Nơi đây được coi là đất nước của Phật giáo. Giống như Lào, Phật giáo ở xứ sở này được coi là Quốc giáo, với khoảng 90% dân số là tín đồ đạo Phật. Cách chào của người Thái ảnh hưởng sâu sắc từ đạo Phật. Cách chào truyền thống của người Thái là chắp hai tay lên đầu hoặc trước ngực, đầu hơi cúi xuống. Đối với người  người Thái Lan, đầu là nơi thiêng liêng, vì vậy họ rất kiêng chạm vào đầu. Bạn không nên chạm vào đầu họ hay xoa đầu trẻ con (nếu ở Việt Nam thì hành động này lại chứng tỏ bạn yêu quý đứa trẻ đó). Không nên tỳ cánh tay lên lưng ghế đang ngồi, vỗ vai, lưng hay chỉ vào người khác vì họ cho rằng đó là cử chỉ xúc phạm.. Điều đặc biệt đáng chú ý là cách chào cũng khác nhau đối với địa vị xã hội, mỗi địa vị xã hội có kiểu chào riêng để phân biệt. Thông thường, người có địa vị xã hội càng cao thì tay càng phải để cao và thời gian vái cũng lâu hơn. Khi chào nhau, người nhỏ tuổi cúi chào thấp hơn người lớn tuổi để thể hiện sự kính trọng. Dừng chân tại đất nước Thái Lan bạn nên chú ý cách chào hỏi của người Thái. Người Thái khi gặp nhau sẽ chào theo kiểu hai tay chắp trước ngực, đầu hơi cúi xuống phía trước. Kiểu chào này được gọi là Wai. Cách chào này thể hiện sự tôn trọng và cung kính với người được chào. Khi chào, hai tay sẽ khép lại như hình hoa sen búp để thể hiện sự tôn trọng và đặt người đối diện ở vị thế cao. Còn khi chào mà hai tay nép sát ngược là thể hiện cái chào từ đáy lòng. Wai chỉ được sử dụng để chào người hoàng gai, chủ nhà, nhà sư, khách… mà không dùng để chào người bán rong hay người phục vụ. Kiểu chào truyền thống của người Thái Lan do ảnh hưởng từ văn hóa Hindu của Ấn Độ.Theo người Thái quan niệm thì việc chắp tay như vậy đem lại cho người đối diện sự vui vẻ và may mắn. Ngày nay cách chào này đã trở thành hình ảnh đặc trưng của Vương Quốc Thái Lan không lẫn vào bất cứ quốc gia nào khác.
  • Người Thái có tính kiềm chế trong tiếp xúc rất tốt và họ rất coi trọng điều này, vì vậy khi nói chuyện với người Thái bạn chú ý không nên có những hành động tức giận hay bức xúc:
  1. Trong văn hóa Thái Lan, khi đã đi theo Phật giáo, các thầy tu đất Thái luôn né tránh những người phụ nữ, tránh đụng vào họ và không nhận trực tiếp bất cứ thứ gì từ tay phụ nữ. Vì vậy, khi đến Thái Lan, các nữ khách nên chú ý và tỏ ra tôn trọng các thầy tu. Cụ thể, nếu gặp thầy tu trên đường, hãy cố tránh sang một bên nhường đường cho họ, tránh chạm vào các thầy tu khi muốn nhờ giúp đỡ, và khi dâng đồ cúng. Vì vậy, khi tặng quà cho người khác tuyệt đối không được đưa bằng tay trái, nên đưa bằng tay phải hoặc cả hay tay. Nếu phụ nữ tặng quà cho nhà sư sẽ được chuyển qua nam giới, nếu không nhà sư sẽ dùng áo cà sa hoặc khăn mặt để nhận quà.
  • Người Thái Lan rất kiệng kị việc dùng tay hoặc chân để chỉ đồ vật, người đó là hành vi xấu xa và kém cỏi.( Người Việt chỉ kiêng kị dùng chân )
  • Nếu tặng quà cho người Thái nên tặng đồ kỉ niệm hoặc hoa quả.( Người Việt thì tặng tùy ý miễn sao phù hợp với người muốn tặng )
  • Giao tiếp với phụ nữ Thái Lan: họ rất kín đáo trong giao tiếp vì vậy, bạn không được chạm vào người họ khi không được phép và không được nhìn phụ nữ quá 2 giây vì những hành động này đều bị coi là khiếm nhã. Khi bắt tay với phụ nữ Thái, bạn nên chú ý, đừng bắt tay với họ nếu họ không chìa tay ra trước (ở Việt Nam thì không quan niệm về điều này)
  • Cử chỉ giao tiếp: Người Thái chỉ dùng ngón tay chỉ vào vật không có sự sống. Vì thế, đừng tùy tiện chỉ tay vào người đối diện nếu bạn không muốn gặp rắc rối. Thêm vào đó, người Thái Lan quan niệm rằng dùng tay phải để đưa đồ vật cho người khác và dùng tay trái để kỳ rửa thân thể ( tay phải thể hiện sự cao quý, còn tay trái là sự hèn mọn, xấu xa). Không nên tỳ cánh tay lên lưng ghế đang ngồi, vỗ vai, lưng hay chỉ vào người khác vì họ cho rằng đó là những cử chỉ xúc phạm.(Người Việt Như vậy là thể hiện sự thân mật)
  • Hãy bỏ dép ở ngoài cửa trước khi đi vào: Vì người Thái Lan quan niệm chân bao giờ cũng bẩn còn đầu bao giờ cũng sạch nên đừng bao giờ dùng chân để chỉ vật hay chạm vào thân thể của người khác, hành vi này cũng bị coi là thô lỗ và họ sẽ đánh giá bạn không biết ứng xử. Khi bước chân vào các ngôi nhà hay chùa chiền, bạn phải để dép ngoài cửa và khi đến chơi nhà của người Thái, bạn không được dẫm lên ngưỡng cửa vì người Thái quan niệm thần linh ngự trị ngay ngưỡng cửa. Khi ngồi tréo chân nhất thiết không được để chân hướng về phía ai đó, đặc biệt là tượng Phật hay ảnh Vua và không được để chân lên bàn. Khi được gia chủ mời dùng bữa, bạn nên chừa lại một ít thức ăn (trừ gạo) trên dĩa của mình. Nếu bạn ăn sạch, chủ nhà sẽ nghỉ là bạn còn đói và sẽ mời bạn ăn tiếp.
  • Những lưu ý khác khi nói chuyện: Người Thái cũng rất thân thiện nhưng khi trò chuyện với họ, bạn đừng nên nhắc các chủ đề Hoàng Cung, Patpong, Pataya vì người Thái kính trọng nhà Vua, họ ít khi nhắc đến các câu chuyện liên quan đến Vua và Hoàng tộc. Còn nói đến Patong là nói đến khu ăn chơi trụy lạc, mại dâm, gái điếm, còn Pattaya là một nơi sang trọng cao cấp, dành cho giới thượng lưu. Người Thái thích số 9 và ghét số 6, đối với họ số 6 không tốt còn số 9 đồng âm với chữ “phát triển, tiến bộ”.
  • Một số văn hóa giao tiếp trong kinh doanh:

·       Kinh doanh vào sự tín nhiệm

·       Trong quá trình đàm phán, sự khiêm tốn và kiên nhẫn là chìa khóa của thành công

·       Giữ cho mắt bạn luôn tiếp xúc với mắt của đối tác: sự né tránh nhìn vào mắt của đối phương thì được nghĩ là không thành thật

·       Tính đúng giờ

·       Người Thái không bao giờ tự dồn mình vào chân tường bởi những tín điều cực đoan, bất di bất dịch

·       Đặc tính tuân thủ tôn ti trật tự của người Thái khá kiên định

·       Người thái thường tránh đối đầu bằng mọi giá

·       Trong một buổi họp làm ăn, nếu một đối tác Thái mỉm cười không rõ lý do rõ ràng, bạn hãy mau đổi đề tài đi ( người Việt nếu trong trường hợp đó thì chứng tỏ họ đang hứng thú với câu chuyện đó )

·       cãi vả hay tức giận là điều kiên cử trong văn hóa Thái nên cảm xúc trên khuôn mặt là rất quan trọng vì vậy chúng ta nên tránh xung đột giận dữ hay khiến cho người Thái thay đổi nét mặt. 

·       Sự không đồng tình hay hoặc các cuộc tranh chấp nên được giải quyết bằng nụ cười và không nên cố trách mắng đối phương. Thường thì người Thái giải quyết sự bất đồng hay xui xẻo bằng cách nói “mai pen rai” nghĩa là “không có gì đâu mà”, việc sử dụng các câu thành ngữ này ở Thái thể hiện tính hữu ích của nó với vai trò giảm thiểu các xung đột, các mối bất hòa than phiền khi nói câu thành ngữ như vậy thì mọi việc đều diễn ra như không quan trọng và do đó thì họ sẽ không thay đổi nét mặt và tránh sự va chạm. 

·       Trong khi trò chuyện, họ có thể hỏi bạn những câu hỏi riêng tư về hôn nhân hay thu nhập. Bạn có thể từ chối trả lời một cách lịch sự, song nếu không trả lời những câu hỏi như vậy thì buổi trò chuyện có thể kém đi hiệu quả. 

·       Khi ngồi nói chuyện với đối tác không nên ngồi chéo chân. Vì ở Thái Lan, chân được xem là bộ phận thấp kém nhất trên cơ thể và không được sạch sẽ, nếu ngồi chéo chân, chân bạn có thể sẽ vô tình chĩa về phía đối tác hoặc hình tượng Phật, đức Vua - những gì mà người Thái xem là rất thiêng liêng và kính trọng. 

Trên đây một số điểm lưu ý khi giao tiếp với người Thái và cách khắc phục để hạ thấp rào cản khi giao tiếp.