Bước tới nội dung

Thành viên:Hide on Rosé/GSV

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Mở đầu

[sửa | sửa mã nguồn]
Xem thêm: đề xuất trước đó vào năm 2020.

Xin chào. Nạn phá hoại tại Wikipedia tiếng Việt cũng như trên các dự án Wikimedia vẫn luôn xuất hiện hàng ngày, bất kể dự án nhỏ hay lớn. Bên cạnh việc phá hoại thông thường (sửa đổi thử nghiệm, tẩy trống trang, chèn vào nội dung quảng cáo), còn có nhiều phá hoại chứa tính xúc phạm, chẳng hạn như sử dụng tài khoản có tên người dùng công kích, tên mang tính chất tuyên truyền chính trị (vi phạm quy định về tên người dùng), chèn vào nội dung công kích, xúc phạm, chèn hình khiêu dâm, và nhiều kiểu công kích, xúc phạm khác xuất hiện cũng không ít. Mặc dù các tài khoản đó đã bị cấm, nhưng do chúng chưa được ẩn hẳn, tất cả thành viên, kể cả người dùng chưa đăng nhập cũng có thể nhìn thấy được những nội dung công kích này. Đặc biệt đối với tên người dùng, sau khi bị cấm, bảo quản viên không thể ẩn nó đi, nhưng với bộ công cụ Giám sát viên thì bảo quản viên có thể triệt bỏ tên người dùng khỏi tất cả các trang đã qua sửa đổi và các mục nhật trình khi cấm người đó. Vì thế, tôi cho rằng Wikipedia tiếng Việt cần các bảo quản viên đáng tin cậy giữ bộ công cụ này để giải quyết vấn đề này.

Tóm tắt

[sửa | sửa mã nguồn]

Huỷ bỏ (suppression hoặc oversight) là một dạng xoá nâng cao cho phép giám sát viên loại bỏ hoàn toàn thông tin khỏi mọi luồng truy cập, kể cả bảo quản viên, mạnh hơn nhiều so với xoá trang hay xoá phiên bản. Quyền này được sử dụng rất hạn chế, nhằm mục tiêu bảo mật, xoá bỏ nội dung lăng mạ, và đôi khi là cả các trường hợp vi phạm bản quyền nặng khỏi mọi sửa đổi, phiên bản, trang nội dung, hay mục nhật trình (gồm cả danh sách thành viên, nếu cần) trên Wikipedia.

So sánh các công cụ ẩn
Ẩn khỏi Mọi người có thể thấy trong lịch sử trang không? Có thể hoàn tác dễ dàng không? Nhật trình xoá có công khai không? Báo lỗi khi xem trang Khác?
Xoá phiên bản Người dùng không phải
bảo quản viên
(bị gạch) MediaWiki:Rev-deleted-no-diff
Huỷ Người dùng không phải
giám sát viên
(bị gạch đúp) Không MediaWiki:Rev-suppressed-no-diff
Huỷ (cũ) Người dùng không phải
giám sát viên
Không Không Không Không

Giám sát viên sẽ có các quyền sau:

  1. Huỷ và phục hồi một phần nội dung của phiên bản trang xác định (văn bản, tên người dùng, tóm lược sửa đổi) bằng một tuỳ chọn mở rộng trên trang chức năng RevisionDelete.
  2. Huỷ và phục hồi một phần nội dung của nhật trình (trang/người dùng mục tiêu, tóm lược nhật trình, tên người dùng hoặc IP thực hiện tác vụ đó) bằng một tuỳ chọn mở rộng trên trang chức năng RevisionDelete.
  3. Huỷ và phục hồi một mục nhật trình sai phạm.
  4. Huỷ một tên người dùng khỏi mọi sửa đổi và nhật trình khi áp dụng lệnh cấm bằng trang chức năng cấm.
  5. Huỷ mọi sửa đổi trong lịch sử trang khi xoá trang đó bằng trang chức năng xoá.
  6. Xem nhật trình huỷ – một danh sách tác vụ của các giám sát viên khác, gồm chính tác vụ huỷ và nội dung bị huỷ.
  7. Xem mọi sửa đổi và nhật trình bị huỷ.
Các quyền của nhóm người dùng Giám sát viên về mặt kỹ thuật. Mục này được trích từ Special:UserGroupRights
  • Cấm thành viên, rồi ẩn tên người dùng đó đi (hideuser)
  • Xem các mục trong nhật trình sai phạm (abusefilter-hidden-log)
  • Xem các phiên bản bị ẩn khỏi mọi người dùng (viewsuppressed)
  • Xem nhật trình kín (suppressionlog)
  • Xem và hiện/ẩn các phiên bản trang cụ thể đối với mọi người dùng khác (suppressrevision)
  • Xác thực dùng hai nhân tố (oathauth-enable)
  • Xóa và phục hồi khoản mục nhật trình nào đó (deletelogentry)
  • Xóa và phục hồi phiên bản nào đó của trang (deleterevision)
  • Ẩn mục trong nhật trình sai phạm (abusefilter-hide-log)

Nhật trình

[sửa | sửa mã nguồn]

Giám sát viên và bảo quản viên đều có thể sử dụng tiện ích RevisionDelete cùng các trang chức năng cấm/xoá, nhưng chỉ giám sát viên mới có thêm ô tuỳ chọn giúp đánh dấu tác vụ đổi mức khả kiến là huỷ bỏ, tức chặn mọi luồng truy cập, kể cả bảo quản viên, hoặc chỉ đơn thuần là tác vụ bảo quản thông thường, nghĩa là khả kiến với mọi bảo quản viên và cho phép họ cấu hình lại. Giám sát viên cũng có một ô tuỳ chọn dành riêng khác để tự động huỷ mọi phiên bản và thông tin, hoặc tên người dùng khỏi các sửa đổi và nhật trình. Những tác vụ như vậy sẽ được ghi lại trong nhật trình huỷ, hoặc nhật trình cấm/xoá, tuỳ theo giám sát viên có đánh dấu xác nhận huỷ hay không.

  • Các phiên bản trang và nhật trình bị giám sát viên huỷ đi kèm với ô tuỳ chọn "Ẩn khỏi bảo quản viên" sẽ chỉ lưu lại trong nhật trình huỷ.
  • Các phiên bản trang và nhật trình bị giám sát viên (hoặc bảo quản viên) xoá phiên bản không đi kèm với ô tuỳ chọn "Ẩn khỏi bảo quản viên" sẽ lưu trong nhật trình xoá.
  • Tài khoản bị cấm kèm tuỳ chọn "Huỷ tên người dùng khỏi sửa đổi và danh sách" sẽ chỉ lưu lại trong nhật trình huỷ.
  • Tài khoản bị cấm không kèm tuỳ chọn "Huỷ tên người dùng khỏi sửa đổi và danh sách" (cấm thông thường, không huỷ) được lưu trong nhật trình cấm.
  • Trang bị xoá kèm tuỳ chọn "Huỷ mọi sửa đổi" sẽ chỉ lưu lại trong nhật trình huỷ.
  • Trang bị xoá không kèm tuỳ chọn "Huỷ mọi sửa đổi" (xoá thông thường, không huỷ) được lưu trong nhật trình xoá.

Mọi mục nhật trình sẽ ghi lại tên tài khoản thực hiện tác vụ đổi mức khả kiến, mốc thời gian thực hiện, trang nội dung, sửa đổi và nhật trình chịu ảnh hưởng, tóm lược của người thực hiện, cùng mức độ khả kiến của sửa đổi đi kèm với một liên kết Khác giúp so sánh phiên bản "sống" trước đó và sửa đổi đã qua cấu hình.

Lệnh cấm kèm huỷ bỏ

[sửa | sửa mã nguồn]

Các giám sát viên có thể cấm tài khoản dựa trên thông tin đã huỷ mà thành viên thông thường hoặc bảo quản viên không thể truy cập được. Họ sẽ ghi rõ trong tóm lược nhật trình cấm rằng lệnh cấm này áp dụng dựa trên "tác vụ đã bị huỷ". Các giám sát viên cũng thường đưa lệnh cấm kèm huỷ bỏ của mình lên listserv giám sát viên để bình duyệt. Các thành viên không có cờ giám sát không được phép hoàn tác những lệnh cấm loại này. Bảo quản viên cũng không thể hoàn tác hay giảm thời hạn bất kỳ lệnh "cấm huỷ" nào khi chưa được giám sát viên tư vấn.

Những gì sẽ được áp dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Quy định

[sửa | sửa mã nguồn]

Áp dụng toàn bộ quy định từ Wikipedia:Giám sát viên, cùng với quy định toàn cục. Quy định hiện tại do NguoiDungKhongDinhDanh nhập từ Wikipedia tiếng Anh về và biên dịch. Sau đây là một sô quy định chính:

  1. Xoá thông tin cá nhân không công khai. Công cụ huỷ bỏ ưu tiên dùng để xoá hẳn dạng thông tin này. Một số ví dụ:
    • Số điện thoại, địa chỉ nhà, số thẻ an sinh xã hội, số thẻ tín dụng, cơ quan hay các thông tin cá nhân không công khai khác.
    • Thông tin giúp xác định danh tính của những thành viên dùng tên giả hoặc ẩn danh chưa từng công khai danh tính.
    • Dữ liệu IP của những biên tập viên vô tình đăng xuất và để lộ địa chỉ IP, không thể tự hoàn tác.
    • Dữ liệu IP của những biên tập viên không dùng tài khoản, theo yêu cầu.

Trong các trường hợp sau, các giám sát viên có thể huỷ phiên bản hoặc nhật trình, tuỳ theo hoàn cảnh. Tuy nhiên, họ vẫn cần xét kỹ xem việc xoá phiên bản thông thường của điều phối viên hoặc bảo quản viên có đủ đáp ứng hay không.

  1. Xoá thông tin lăng mạ hoặc tiềm ẩn nguy cơ lăng mạ,
    • theo chỉ định của Tổ chức Wikimedia; hoặc
    • khi rõ ràng không có bất cứ lý do nào để giữ lại phiên bản về mặt biên tập.
  2. Xoá nội dung vi phạm bản quyền, theo chỉ định của Tổ chức Wikimedia.
  3. Ẩn những tên người dùng có tính chất tấn công hiển nhiên trên các danh sách và nhật trình tự động, nếu không làm ngắt quãng lịch sử sửa đổi. Một tên người dùng có tính chất tấn công hiển nhiên là tên rõ ràng được đặt với dự định phỉ báng, đe doạ, lăng mạ, xúc phạm, hoặc quấy rối ai đó.
  4. Xoá bỏ nội dung phá hoại. Công cụ huỷ bỏ đôi khi được dùng để xoá thông tin phá hoại mà các tác vụ thông thường của bảo quản viên không đủ hiệu quả. Những trường hợp như vậy cần phải thảo luận trước với các giám sát viên khác, trừ khi tình huống rất khẩn cấp hoặc cần ưu tiên – nhưng vẫn cần thảo luận lại ngay sau đó.

Bộ quy định cho giám sát viên gốc, chỉ gồm có ba tiêu chí đầu tiên, đã được thông qua vì công cụ Oversight (nay không dùng) không cho phép giám sát viên phục hồi phiên bản đã huỷ. Tiêu chí thứ tư và thứ năm lần lượt được thông qua vào tháng 11 năm 2009 và khi phần mềm MediaWiki hoàn tất cập nhật tính năng RevisionDelete – cho phép giám sát viên dễ dàng hoàn tác việc huỷ bỏ.

Chọn và rút quyền Giám sát viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Quy trình chọn Giám sát viên sẽ giống như Quy trình chọn kiểm định viên, tuân theo quy chế biểu quyết. Cụ thể như sau:

Điều lệ chọn giám sát viên.
Điều lệ chung

Căn cứ theo thảo luận về việc ứng cử trở thành giám sát viên, ứng cử viên sẽ trở thành giám sát viên tại Wikipedia tiếng Việt theo các điều lệ sau:

  1. Thời gian bầu cử là đúng 30 ngày, tính theo từng phút.
  2. Một ứng cử viên sẽ trở thành kiểm định viên sau cuộc bỏ phiếu nếu thoả mãn 2 điều kiện sau:
    a. Số phiếu thuận (đồng ý, ủng hộ) phải ít nhất là 25 phiếu.
    b. Tỉ lệ thuận phải đạt từ 80% trở lên.
    c. Ít nhất 3 bảo quản viên (chỉ những tài khoản có quyền bảo quản viên; trừ chính ứng cử viên giám sát viên) xác nhận tính hợp lệ sau khi thẩm định tính hợp quy của tất cả các lá phiếu của cuộc biểu quyết (thời gian biểu quyết, tư cách thành viên, quy định về nội dung lá phiếu theo Quy chế Biểu quyết).
  3. Bắt buộc phải mời tay số lượng lớn các thành viên tích cực (50 sửa đổi trong 30 ngày gần nhất, có thể là từ 10, 30 tùy ý người mời) hoặc chạy bot gửi thư mời thông báo đến cộng đồng. Sau nửa thời gian biểu quyết nhưng chưa hội đủ số phiếu, được quyền chạy thư mời thêm một lần nữa đối với các thành viên có hoạt động nhưng chưa tham gia cho ý kiến. Việc này cũng có thể được thực hiện một lần nữa 5 ngày trước khi biểu quyết kết thúc.
  4. Khi hết thời gian biểu quyết thì một bảo quản viên hoặc hành chính viên sẽ ra kết luận, chốt kết quả và đóng biểu quyết.
Điều lệ ứng cử viên

Một ứng viên cần đạt tất cả các tiêu chuẩn sau đây:

  1. Thành viên phải là người đang giữ công cụ bảo quản viên..
  2. Từ 18 tuổi trở lên, sẵn sàng cung cấp thông tin cá nhân của mình cho Quỹ Wikimedia (Lý do: Bạn phải ký một thoả thuận giữ bí mật các thông tin không công khai đối với Quỹ Wikimedia, tương tự như đối với kiểm định viên).
  3. Đã đăng ký tài khoản và bắt đầu sửa đổi Wikipedia tiếng Việt ít nhất là 5 năm.
  4. Đã thực hiện ít nhất 15.000 sửa đổi, không tính số sửa đổi ở không gian trang cá nhân, thảo luận thành viên.
  5. Không có quy định cụ thể về quốc tịch. Tuy nhiên, Quỹ Wikimedia sẽ không cấp quyền cho những thành viên sinh sống trong các lãnh thổ đã hoặc đang cấm truy cập Wikipedia và chỗ ở của họ đã được một bên thứ ba biết đến.
  6. Ứng cử viên nên cho biết lý do tại sao muốn trở thành kiểm định viên để các thành viên khác có thể dựa theo đó mà bỏ phiếu.
  7. Ứng cử viên thất bại cần thời gian giãn cách tối thiểu 1 tháng nếu muốn ứng cử hay được đề cử lại.
  8. Ứng viên đắc cử kiểm định viên có quyền tự trình báo Meta hoặc được một thành viên khác trình báo Meta để được cung cấp công cụ sau khi biểu quyết được đóng với kết quả là thành công.
  9. Ứng cử viên (tự ứng cử hoặc được đề cử) có quyền đóng biểu quyết của mình bất cứ lúc nào.
Điều lệ thành viên tham gia bỏ phiếu

Tất cả thành viên tham gia bỏ phiếu bầu chọn kiểm định viên thì cần đảm bảo các điều lệ sau:

  1. Một lá phiếu hợp lệ là một lá phiếu của thành viên đã đăng nhập, có trên 300 sửa đổi, đã mở tài khoản 90 ngày 50 sửa đổi trong 30 ngày trước khi biểu quyết bắt đầu. Trường hợp không cần quan tâm đến số sửa đổi trong 30 ngày trước biểu quyết là thành viên có trên 3000 sửa đổi và đã mở tài khoản 90 ngày. Lá phiếu cần nêu rõ thuận hay chống và được ký tên kèm theo (Bạn có thể sử dụng mã ~~~~ (bốn dấu ngã) để ký tên như vậy). Nếu không đủ điều kiện thì chỉ được phép nêu ý kiến của mình.
  2. Lá phiếu hợp lệ là lá phiếu thỏa mãn tất cả các điều kiện sau đây: (a) cần nêu rõ thuận hay chống, bày tỏ quan điểm rõ ràng và được ký tên đầy đủ theo quy định và (b) lá phiếu bỏ phiếu trong thời gian quy định biểu quyết.
  3. Các lá phiếu có nội dung chung chung, không rõ hoặc không có lý do đều bị hủy bỏ sau khi một thành viên nhóm bảo trì thẩm định.
Điều lệ thành viên tham gia đề cử

Tất cả thành viên có quyền đề cử 1 người nào đó làm kiểm định viên nếu thỏa mãn tất cả các điều kiện sau:

  1. Đã đăng ký tài khoản và bắt đầu sửa đổi Wikipedia tiếng Việt ít nhất là 5 năm.
  2. Đã thực hiện ít nhất 10.000 sửa đổi, không tính số sửa đổi ở không gian trang cá nhân, thảo luận thành viên.
  3. Người đề cử có quyền đóng biểu quyết với điều kiện những người tham gia bỏ phiếu không ai phản đối. Thời gian phản đối đề xuất là 48h. Điều này có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian cho cộng đồng nếu người đề cử phát hiện mình có điều sai sót.

Cấp quyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Chỉ có tiếp viên mới có thể cấp công cụ này. Trước khi cấp, thành viên phải ký một thoả thuận giữ bí mật các thông tin không công khai và phải được văn phòng WMF xác nhận tại trang này.

Quy trình chọn giám sát viên này có thể thay đổi bất cứ khi nào có đồng thuận

Rút quyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Quy định rút quyền được trích một phần từ Wikipedia:Giám sát viên § Chỉ định và thu hồi, kết hợp với một số quy định chính thức hiện tại (Quy định gỡ công cụ bảo trì viên vắng mặt, bất tín nhiệm), ta có quy định rút quyền Giám sát viên như sau

Cờ giám sát có thể bị thu hồi bất cứ lúc nào nếu giám sát viên có dấu hiệu dùng sai, như lạm dụng công cụ huỷ để xoá nội dung không tuân theo quy định nêu trên, hoặc lan truyền thông tin bị huỷ khi không có thẩm quyền. Ngoài ra, các giám sát viên nếu không có hoạt động trong thời gian dài, thành viên cũng sẽ bị rút cờ. Giám sát viên cũng có thể bị rút cờ nếu thành viên bị cộng đồng bất tín nhiệm.

Trên mọi wiki trực thuộc tổ chức Wikimedia, việc cấp quyền và gỡ quyền về mặt kỹ thuật cho người dùng sẽ do một tiếp viên thực hiện. Trong những trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn như tài khoản bị xâm nhập, họ cũng có thể phản hồi các yêu cầu khẩn cấp dựa trên những bằng chứng rõ ràng.

Biểu quyết

[sửa | sửa mã nguồn]

Biểu quyết này sẽ diễn ra trong 30 ngày, tính theo từng giây và tuân theo quy định biểu quyết. Tất cả thành viên tham gia bỏ phiếu thì cần đảm bảo các điều lệ sau:

  1. Một lá phiếu hợp lệ là một lá phiếu của thành viên đã đăng nhập, có trên 300 sửa đổi, đã mở tài khoản 90 ngày 50 sửa đổi trong 30 ngày trước khi biểu quyết bắt đầu. Trường hợp không cần quan tâm đến số sửa đổi trong 30 ngày trước biểu quyết là thành viên có trên 3000 sửa đổi và đã mở tài khoản 90 ngày. Không tính các sửa đổi ở không gian Thành viên và Thảo luận Thành viên.
  2. Các thành viên tham gia phải để lại chữ ký đằng sau lời bình luận của mình, chỉ cần gõ 4 dấu ngã: ~~~~.

Đồng ý

[sửa | sửa mã nguồn]

Phản đối

[sửa | sửa mã nguồn]