Bước tới nội dung

Thành viên:Hathungo1117

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Phần 1: Quá trình làm bài tập lớn của nhóm

  1. Yêu cầu dự án:

a. Xác định các mục tiêu của dự án: (đối tượng hướng đến: mong muốn)

+ Môi trường lớp học: các bạn hiểu được sự khác biệt văn hóa nơi làm viêc giữa Việt Nam và Singapore và có cách ứng xử thích hợp nếu sau này có những người đồng nghiệp đến từ Sing.

+ Công ty đa quốc gia, doanh nghiệp hoặc nhóm kinh doanh có thành viên là người Sing: doanh nghiệp hoặc nhóm kinh doanh biết được sự khác biệt để có cách giao tiếp, làm việc có hiệu quả, sử dụng tối đa năng lực từ thành viên này, tạo mối quan hệ bền chặt.

b. Xác định thành phần dự án:

+ Dịch, đọc, hiểu bài nghiên cứu của Hofstede (cụ thể là 6 khía cạnh văn hóa nơi làm việc)

+ Tìm và đọc tài liệu liên quan: Kinh doanh quốc tế hiện đại (Charles W.l. Hill), Hành vi tổ chức (Stephen P. Robbins và Timothy A. Jugde)

+ Liên hệ Singapore theo các khía cạnh nghiên cứu trên

+ So sánh sự khác biệt giữa văn hóa Việt và Sing

+ Tạo lập một bảng chỉ dẫn các giao tiếp kinh doanh hiệu quả khi làm việc trong một nhóm có người đến từ Sing.

c. Quyết định chia sẻ thông tin:

Online: nhóm chat Facebook, Edmodo, Gmail, Wiki

Offline:

STT Thời gian- Địa điểm Nội dung Thành viên Ghi chú
1 7h ngày 10.9, tầng 1 thư viện Nghiên cứu đề bài, xác định các giai đoạn của bài làm, các thành viên lựa chọn công việc mong muốn Đủ 5 thành viên
2 16h30 ngày 14.9, sảnh A Xem kết quả tìm được, nghiên cứu công cụ làm việc nhóm online, đưa ra các deadline cụ thể cho từng công việc Đủ 5 thành viên
3 15h30 ngày 20.9, tầng 2 thư viện Trình bày kết quả và thắc mắc, tranh luận, giải đáp thắc mắc Đủ 5 thành viên
4 9h ngày 23.9, tầng 1 thư viện Hoàn tất nội dung tìm được lên công cụ Wiki, tính phương án chỉnh sửa nội dung và hoàn thành word, slide đúng hạn Đủ 5 thành viên
5 10h30 ngày 26.9, sảnh A Cả nhóm cùng chỉnh sửa file word và đóng góp ý kiến sáng tạo slide Đủ 5 thành viên
...

2. Tạo một kế hoạch dự án:

STT Giai đoạn Công việc Người phụ trách Deadline Ghi chú
1 Xác định yêu cầu dự án - Xác định mục tiêu

- Xác định cách thức chia sẻ thông tin

- Xác định các khung thời gian cho việc hoàn thành dự án

Hà (cả nhóm cùng nêu ý kiến và nhất trí) kết thúc buổi họp lần 1 (10.9)
2 Nghiên cứu đề bài, đọc tài liệu, phác thảo dự án - Nghiên cứu đề bài, tìm ra các yêu cầu đề và dự án cần đáp ứng hay cung cấp gì thêm để đạt kết quả cao hơn Cả nhóm
3 - Dịch bài nghiên cứu của Hofstede và khái quát Tú Anh 23h59' 16.9 gửi bản word
4 - Đọc tài liệu tham khảo, tìm mối liên quan đến Singapore Duyên, Diệp, Chi 23h59' 18.9 trình bày tại buổi họp sau
5 - Tìm hiểu công cụ làm việc nhóm onl Wiki 23h59' 19.8
6 Thực hiện bài viết - Tìm hiểu văn hóa nơi làm việc của Sing và sự khác biệt giữa Sing và Việt Nam Diệp, Chi 23h59' 24.9
7 - Đưa ra chỉ dẫn giao tiếp phù hợp Tú Anh, Duyên
8 - Quan sát tiến độ, tổng quang bài viết, tổng hợp thắc mắc- liên hệ giáo viên- giải đáp thắc mắc kết thúc buổi họp lần 4 (23.9)
11 Hoàn thành bài viết - Chọn ý cần thiết thể hiện trong slide, sửa lỗi bài viết (câu, chính tả, hình thức) Diệp, Chi, Tú Anh 11h59' 25.9
9 - Thực hiện bản word (2 phần của bài viết) 23h59' 25.9
10 - Thực hiện Slide Duyên 11h59' 27.9

3. Phát thảo bài viết:

Bài viết sẽ gồm các phần:

- Khái quát nghiên cứu các khía cạnh văn hóa nơi làm việc của Hofstede

- Sự khác biệt văn hóa giữa Singapore và Việt Nam

- Chỉ dẫn giao tiếp phù hợp đối với nhóm làm việc có người đến từ Sing.

Bài làm sẽ được sự dụng phong cách viết gần gũi với sinh viên để các bạn dễ dàng nắm bắt nội dung và áp dụng, nghiêm túc, có sự đầu tư, chăm chút để hướng đến đối tượng doanh nghiệp.

Chia sẻ thông tin:

Đầu tiên, nhóm đã cùng nhau tìm ra các nội dung cần làm và chủ động chọn công việc phù hợp với khả năng mỗi người, thường xuyên trao đổi kết quả tìm được với nhau, với cả nhóm, đưa ra các thắc mắc, cùng giải đáp. Từng thành viên có công việc riêng nhưng luôn nắm được tình hình chung của cả nhóm và có góp ý cho các thành viên khác trong công việc của họ.

Quá trình hoàn thành bản thảo do một người thực hiện (đảm bảo nhất quán) nhưng luôn có sự đóng góp ý kiến từ cả nhóm trước và theo trình tự nhóm lựa chọn. Các thành viên nhóm đảm bảo hiểu tổng quan bài viết này và chắc chắn hiểu rõ nhất từng phần mình nghiên cứu.

4. Duyệt bản thảo:

- Dành thời gian chỉnh sửa bản thảo: nhóm dành 3 ngày để chỉnh sửa và bổ sung bài viết

- Việc chỉnh sửa, phản hồi trực tiếp trên Wiki (phần ghi chú đầu trang wiki) giúp nhóm nhận được phản hồi nhanh chóng và rõ ràng

- Buổi họp thứ 4 (23.9) là buổi cả nhóm cùng xem được kết quả làm cho đến hiện tại, cùng nhau chỉnh sửa thiếu sót, những điểm chưa hợp lí trong câu từ, cách lập luận, hình thức trình bày hay phong cách viết.

5. Hoàn thiện dự án:

Phần 2: Assignment: BUSINESS COMMUNICATION

Nguồn:  Global Links Asia

  • Văn hoá kinh doanh tại Singapore theo 6 khía cạnh của Hofstede:
-Sau hơn 50 năm không ngừng nỗ lực kể từ thời điểm độc lập (năm 1965), Singapore hiện nay không chỉ được mọi người biết đến là quốc gia xanh-sạch-đẹp, hiện đại và văn minh mà còn được biết đến là một trong những trung tâm tài chính lớn nhất của châu Á, một trong những điểm đầu tư hấp dẫn, thân thiện của thế giới. Theo một thống kê và nghiên cứu gần đây của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), năng suất lao động của người Singapore hiện đang cao hơn rất nhiều lần với các nước trong khu vực.

- Khi nhắc đến sự thành công của Singapore, không thể nào không đề cập đến văn hóa kinh doanh, văn hóa làm việc của người Singapore. Ngoài tên gọi đảo quốc sư tử, Singapore còn được các du khách quốc tế ưu ái gọi là nơi giao nhau giữa hai nền văn hoá Đông và Tây. Chính vì điều này mà văn hoá kinh doanh của Singapore cũng là một sự kết hợp độc đáo giữa văn hoá phương Đông và văn hoá phương Tây.

- Dưới đây là những nghiên cứu về đặc điểm văn hóa của Singapore dựa theo lý thuyết các chiều văn hóa quốc gia của Geert Hofstede ở sáu khía cạnh:

1. Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể (IDV): là mức độ mà các cá nhân chỉ quan tâm chính họ thay vì các thành viên trong nhóm (thường là gia đình).

-Người phương Tây thường rất xem trọng chủ nghĩa cá nhân. Do đó, trong văn hóa kinh doanh của người phương Tây, họ đánh giá rất cao những thành tích mà cá nhân đạt được. Đổi mới và sáng tạo là những gì mà họ theo đuổi trong công việc.

-Tuy nhiên, tương tự như một số quốc  gia Châu Á khác,  hầu hết người Singapore và các công ty địa phương đều xem trọng tinh thần tập thể - một người vì mọi người. Vì vậy, trong công việc, người Singapore cho rằng chỉ có làm việc theo nhóm hoặc hợp tác với nhau mới đem lại hiệu quả tối ưu. Và những hành vi như phản đối quyết định chung của nhóm, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của cộng đồng hoặc ủng hộ nỗ lực cá nhân được xem như là hủy hoại lợi ích chung của cộng đồng. Người Singapore cho rằng làm việc cùng nhau để chia sẻ phần thưởng, san sẻ trách nhiệm, giúp đỡ và học hỏi lẫn nhau trong công việc. Dù vậy, đa phần giới trẻ ngày nay tại Singapore đều thiên về chủ nghĩa cá nhân trong công việc.

2. Khoảng cách quyền lực (PDI): thể hiện mức độ mà những thành viên của tổ chức ít quyền lực hơn chấp nhận và cho được phân phối quyền lực không công bằng.

- Hầu hết các công ty địa phương tại Singapore đều chịu ảnh hưởng phong cách làm việc của người phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc. Lý do dẫn đến điều này cũng rất dễ hiểu, người Trung Quốc chiếm 75.2% tổng dân số tại Singapore.

- Cũng chính vì chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc mà khoảng cách giữa nhà tuyển dụng và người lao động  tại Singapore thường khá cao, nhân viên với chức vụ thấp hơn thường phải tôn trọng và chấp hành tuyệt đối quyết định của cấp trên. Họ rất ít khi phản bác hoặc công khai chất vấn quyết định của cấp trên mình.

- Ngược lại, khoảng cách quyền lực sẽ không có hoặc rất ít tồn tại trong những công ty lớn tầm cỡ quốc tế tại Singapore. Cấp trên thường sẽ hỏi ý kiến của cấp dưới khi đưa ra bất kỳ một quyết định nào và họ cũng sẵn sàng lắng nghe ý kiến của của cấp dưới khi cấp dưới không đồng ý với quyết định của mình.

3. Phòng tránh rủi ro (UAI): là mức độ mà các thành viên của nền văn hóa cảm thấy thoải mái trong những hoàn cảnh không được lên kế hoạch từ trước.

Tuân thủ nguyên tắc:

- Người Singapore luôn tuân theo những nguyên tắc được vạch ra sẵn. Một minh chứng rõ ràng nhất đó là hầu hết các doanh nghiệp địa phương tại Singapore không thật sự muốn tuyển dụng quá nhiều nhân viên với những ý tưởng phá cách trong đầu, và họ cũng không muốn tuyển dụng những người quản lý quá nhiệt tình mà không làm theo những gì đã được định sẵn. Đa phần người Singapore không có sự sáng tạo trong công việc bởi vì công việc chỉ yêu cầu họ làm đúng nguyên tắc chứ không phải là những ý tưởng táo bạo. Dù trong công việc, người Singapore được khuyến khích rằng "càng sáng tạo thì càng tốt nhưng kèm theo đó là rất nhiều điều kiện hạn chế khác.

- Ý tưởng ban đầu của các nhà lãnh đạo Singpapore là chỉ nuôi dưỡng một số ít người có sức sáng tạo và tổng số dân số còn lại là làm theo khuôn khổ để thúc đẩy sự phát triển của Singapore. Tuy nhiên sau đó các nhà lãnh đạo Singapore đã nhận ra ý tưởng này là một sai lầm. Để có thể cạnh tranh với nền kinh tế toàn cầu này, họ cần thêm nhiều nhân tài với những ý tượng cách tân táo bạo. Vì thế, chính phủ Singapore quyết định thay đổi chính sách của mình, họ cố gắng khuyến khích sự sáng tạo và thay đổi trong mọi tầng lớp, mọi ngành nghề. Dù vậy, sự thay đổi này không thể hoàn thành trong một sớm một chiều mà đang được  triển khai từng  bước.

Chấp nhận mạo hiểm:

4. Nam quyền và nữ quyền (MAS): thể hiện sự phân phối vai trò cảm xúc giữa những giới tính, trong đó, vai trò nam tính được nhìn nhận là ‘khó khăn’ trong khi nữ tính lại là ‘mềm mỏng’. Văn hóa nam tính có xu hướng nhấn mạnh vào những thành tích và hiệu suất kĩ thuật, trong khi văn hóa nữ tính nhấn mạnh vào các mối quan hệ cá nhân và khả năng giao tiếp.

- Đối với phụ nữ Singapore việc làm đẹp đối với họ rất quan trọng, ai cũng lo chăm chút cho mình làm sao để có được vẻ ngoài trẻ trung, năng động, họ càng trẻ đẹp, càng được đánh giá cao về địa vị xã hội. Chính vì điều này ảnh hưởng trực tiếp tới xu hướng bỏ việc ở nhà tự kinh doanh.

- Họ muốn có nhiều thời gian để chăm sóc cho bản thân, gia đình, họ luôn tự tin là có thể làm được tất cả, họ lèo lái công việc kinh doanh , số tiền họ kiếm được không quan trọng, quan trọng là họ cảm thấy cuộc sống thoải mái, không cần lo nghĩ  để duy trì nhan sắc và chăm sóc gia đình.

- Môi trường công sở, áp lực cạnh tranh nên phụ nữ sẽ nhanh già cũng là lý do chính yếu khiến phụ nữ Singapore rất ngại đi làm.

- Một lý do nữa khiến họ không muốn đi làm là đàn ông ở Singapore họ rất cưng chiều vợ, họ chỉ muốn người phụ nữ của mình tập trung chăm sóc sức khỏe con cái và làm đẹp, còn công việc kiếm tiền mặc định là của đàn ông điều này cũng giải thích thêm vì sao mà những người đàn ông nghèo ở Singapore rất khó lấy được vợ. Những người phụ nữ thất nghiệp họ cũng không thèm đếm xỉa đến đàn ông nghèo ở đây.

- Ở Singapore, muốn chinh phục được phụ nữ, nam giới phải có đầy đủ các yếu tố là công chức nhà nước, có ô tô, có thẻ tín dụng, có hộ khẩu và có tiền.

- Theo quan niệm ở đây, địa vị của người phụ nữ phụ thuộc vào người chồng của họ, những người phụ nữ có chồng là bác sỹ sẽ có đẳng cấp và địa vị xã hội cao hơn những người thu gom rác, cách định địa vĩ xã hội này do quan niệm truyền thống phương đông, người đàn ông phải là người trụ cột, có nhiệm vụ cung cấp một cuộc sống đầy đủ cho gia đình nếu không anh ta sẽ là đồ bỏ đi.

- Ngẫm đi nghĩ lại, cái gì cũng có nguyên nhân của nó, có lẽ chính vì vậy mà Singapore là đất nước rất phát triển bởi công dân ở đây họ muốn kiếm được nhiều tiền, họ càng phải ra sức phấn đấu học hỏi để có được một vị trí nhất định trong xã hội.

5. Định hướng dài hạn và định hướng ngắn hạn (LTO): Mức độ các thành viên trong nền văn hóa cảm thấy thoải mái với việc đáp ứng ngay lập tức hay có thể được trì hoãn của các nhu cầu về vật chất, xã hội và cảm xúc.

- Các doanh nghiệp và con người có xu hướng nhìn về lâu dài khi lập kế hoạch và cuộc sống. Họ chú trọng đến khoảng thời gian trong nhiều năm và nhiều thập kỉ. Khía cạnh dài hạn được thể hiện rõ nhất trong các giá trị đạo đức của người châu Á – các định hướng văn hoá truyền thống của một số nước châu Á, trong đó có Singapore. Một phần, những giá trị này dựa trên các học thuyết của Khổng Tử. Ngoài định hướng dài hạn, Khổng Tử cũng tán thành các giá trị văn hoá khác mà cho đến bây giờ vẫn là nền tảng cho nhiều nền văn hoá châu Á như: tính kỉ luật, sự trung thành, sự siêng năng, quan tâm đến giáo dục, sự tôn trọng gia đình, chú trọng đoàn kết công cộng và kiểm soát ham muốn cá nhân.

6. Tự thỏa mãn và tự kiềm chế (IND): khái niệm này chính là thước độ mức độ hạnh phúc, liệu có hay không sự tự thỏa mãn những niềm vui đơn giản.

  • Văn hóa làm việc, kinh doanh ở Việt Nam theo 6 khía cạnh của Hofstede:
  1. Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể (IDV):

- VN có xu hướng theo chủ nghĩa tập thể từ lâu. Nó được đặc trưng bởi hệ thống lề lối xã hội chặt chẽ và các cộng đồng tự vận hành. Những người trong nhóm trông cậy vào việc cả nhóm bảo vệ và che chở cho mình, và đảm bảo cuộc sống không rủi ro cho họ, và trả lại là họ sẽ trung thành tuyệt đối.

- Tại Việt Nam, chỉ số chủ nghĩa cá nhân khá thấp, có nghĩa là mọi người sống theo nhóm. Nói chung trong quốc gia châu Á, ngay khi còn nhỏ, con người thường được giáo dục bằng các bài học đạo đức về trách nhiệm, lòng trung thành và cách đối nhân xử thế. Có thể nói rằng người Việt Nam sống trong sự hòa hợp và không để cho những tổ chức của họ mất đi danh dự, tổ chức ở đây là gia đình, họ hàng hoặc công ty.

2. Khoảng cách quyền lực (PDI):

- Việt Nam có mức khoảng cách quyền lực cao, thể hiện trong đời sống hàng ngày của người Việt, cũng như trong công việc. Trong tổ chức, có thể thấy rõ mối quan hệ kiểu sếp – nhân viên có sự phân biệt đẳng cấp. Giữa những nhà lãnh đạo và quần chúng cũng có một khoảng cách biệt rất xa.

- Người Việt Nam chấp nhận sống theo thứ bậc. Trong các tổ chức kinh doanh, các quyết định và những ý tưởng được thực hiện bởi các người ở vị trí hàng đầu. Người lớn tuổi nhất có ảnh hưởng lớn nhất. Ngoài ra tuổi tác, hệ thống cấp bậc có thể được phân chia theo trình độ học vấn, vị trí công việc. Khoảng cách quyền lực tồn tại không chỉ ở nơi làm việc mà còn trong cuộc sống hàng ngày. Trẻ em phải vâng lời cha mẹ. Điều đó cũng tương tự trong mối quan hệ giáo viên-sinh viên, nhân viên-ông chủ, các thành viên- ban lãnh đạo. Tóm lại, họ nhận biết rõ khoảng cách thứ bậc.

3. Phòng tránh rủi ro (UAI):

- Văn hoá VN thể hiện sự tránh thay đổi ở mức trung bình. Mọi người trong xã hội có cảm giác bị đe doạ bởi các tình huống không rõ ràng, và cố gắng tránh những tình huống như thế bằng cách tìm kiếm công việc ổn định, thiết lập các luật lệ chặt chẽ và tránh những ý tưởng và hành vi có thể dẫn đến rủi ro. Người Việt, đặc biệt là người Bắc, tương đối ngại thay đổi môi trường sống. Đây cũng là một trở ngại cho sựu xâm nhập các tư tưởng mới, khác lạ so với tư tưởng cũ vốn thống trị. Thay đổi thể chế chính trị cũng gặp khó khan, trừ khi có những biến động kinh tế - xã hội rất lớn khiến thể chế cũ không thể tồn tại.

4. Nam quyền và nữ quyền (MAS):  

- Việt Nam dường như mang yếu tố của “nữ quyền” hơn của “nam quyền”. Truyền thống của văn hóa Việt Nam theo xu hướng khiêm tốn và nhường nhịn. Các tổ chức của Việt Nam coi trọng tính ổn định, tránh xung đột trong quan hệ. Xuất phát từ nhận thức “giữ thể diện” nên cách thể hiện của cá nhân và tổ chức Việt Nam nói chung muốn tránh sự từ chối và sự chỉ trích mạnh mẽ một cách trực diện một công việc hay một hành động nào đó. Họ cho rằng nói “không” một cách thẳng thắn sẽ làm tổn thương đến đối tác và ảnh hưởng đến mối quan hệ lâu dài.

5. Định hướng dài hạn và định hướng ngắn hạn (LTO):

- Việt Nam quan tâm đến tương lai , do đó, họ thường lập ra các kế hoạch chi tiết như tiết kiệm tiền và đầu tư.

6. Tự thỏa mãn và tự kiềm chế (IND): Phần Chi:

  • 'SO SÁNH VĂN HOÁ GIỮA SINGAPORE VÀ VIỆT NAM:

1. Giống nhau:

- Đều có xu hướng theo chủ nghĩa tập thể.

- Đều có mức khoảng cách quyền lực cao. Trong tổ chức, có thể thấy rõ mối quan hệ kiểu sếp – nhân viên có sự phân biệt đẳng cấp. Giữa những nhà lãnh đạo và quần chúng cũng có một khoảng cách biệt rất xa.

- Đều có xu hướng nhìn về lâu dài khi lập kế hoạch và cuộc sống.

-Trong giao tiếp: có thể hỏi về riêng tư ( đời sống, thu nhập, gia đình),có thói quen bắt tay khi gặp mặt (tuy nhiên bạn cần tránh bắt tay với các phụ

nữ Hồi giáo vì đây là điều cấm kị), lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử, ưa sự tế nhị và lịch sự.

2. Khác nhau:

 - Về giao tiếp trong công việc : 
 + Khi gặp mặt, chào hỏi người Việt Nam qui tắc bắt tay rất khác với người Singapore- đặc biệt là mỗi nhóm trong ba nhóm dân tộc chính của Singapore đều có truyền thống và phương thức chào hỏi riêng.
 + Cách xưng hô ở Việt Nam phong phú hơn
 + Việt Nam thích giao tiếp nhưng rụt rè- Sing lại không như thế.
 + Việt Nam luôn sáng tạo trong công việc- Sing thì không và chỉ làm theo quy tắc đã đặt ra.
- Về văn hoá giao tiếp thông thường: có sự khác nhau rất nhiều
 + Việt Nam : Thích những lời chúc phát tài – Sing: không, còn coi đó là sự giễu cợt hoặc sỉ nhục
 + Việt Nam có lối sống còn kém văn minh – Sing có lối sống lành mạnh và văn minh ( không hút thuốc lá, cấm nhai kẹo cao su và vứt rác bừa bãi)
 + Việt Nam ít cấm kị về tặng quà – Sing cấm kị nhiều thứ
 + Việt Nam, không cấm ăn thứ gì – Sing: đạo hồi kị thịt heo 
 + Việt Nam : theo đạo Phật và Thiên chúa giáo là đa số - Sing: theo đạo Hồi rất nhiều

Chữ xiên

  • Một vài nét văn hóa trong kinh doanh của Singapore

Ở Singapore, phần lớn dân số là những người gốc Hoa, gốc Mã lai và gốc Ấn. Mặc dù phần lớn là người gốc Hoa nhưng có rất nhiều phong tục tập quán của người Singapore lại khác biệt với người Trung Quốc đại lục.

1. Ngôn ngữ

Có bốn ngôn ngữ chính thức được sử dụng ở Singapore: tiếng Mã lai, tiếng phổ thông (Mandarin), tiếng Ta-min (ngôn ngữ của vùng Nam Ấn và Sri Lanka) và tiếng Anh. Tiếng Anh là ngôn ngữ dùng trong kinh doanh và hành chính, và đuợc sử dụng rộng rãi. Hầu hết mọi người dân Singapore đều nói được hai ngôn ngữ, tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh. Quốc ngữ của Singapore là tiếng Malay.

2. Chào hỏi và giao tiếp

Giống như Việt nam, người Singapore có thể hỏi những câu hỏi riêng tư về hôn nhân hay thu nhập. Bạn có thể từ chối trả lời một cách lịch sự và nếu không trả lời những câu hỏi như vậy của người Singapore thì mối quan hệ có thể bị phá vỡ.

Khi nói chuyện và trong giao tiếp, người ta tuyệt đối cấm kỵ bàn luận sự được mất và chính trị hoặc sự tranh giành xô xát chủng tộc, thị phi tôn giáo.... nhưng có thể bàn những kinh nghiệm du lịch, cũng có thể về những nơi nổi tiếng, ở các nơi mà bản thân đã đi qua. Chủ đề được người dân Singapore bàn tới nhiều nhất là về những món ăn sơn hào hải vị và khách sạn, nhà hàng.

Ở đất nước Singapore, trên trán người phụ nữ mang huyết thống Ấn độ có săm một nốt đỏ, còn nam giới dùng thắt lưng màu trắng, phần lớn khi gặp nhau chắp tay trước ngực để chào, còn khi vào nhà phải cởi dép.

3. Hành động, cử chỉ và thói quen

Đối với người Singapore, dùng ngón tay trỏ chỉ người khác, nắm chặt nắm tay hoặc ngón tay giữa đều bị coi là những động tác cực kỳ vô lễ. Hai tay không được tùy tiện chắp vào sườn bởi vì đó là biểu hiện của sự bực tức.

Không được ngồi bắt chéo chân khi ngồi đối diện với người lớn tuổi hơn hoặc có thứ bậc cao hơn.

"Mặt mũi ảm đạm" (mất sổ gạo) hay mất tự chủ nơi công cộng sẽ có hậu quả tiêu cực trong xã hội Singapore.

Người Singapore có thói quen đi chân không vào nhà.

4. Lời “chúc phát tài”

Đối với người Singapore lời chúc "chúc phát tài” lại là điều họ không thích, thậm chí còn là một điều nên tránh. Đối với người Singapore, lời chúc ” chúc phát tài” cũng đồng nghĩa với sự giễu cợt hoặc sỉ nhục vì người Singapore đồng nghĩa lời chúc này với “chúc bất nghĩa”.

  • MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT TRONG GIAO TIẾP KINH DOANH TẠI SINGAPORE
  1. Danh thiếp

Người Singapore rất coi trọng danh thiếp. Khi bắt đầu gặp gỡ, người Singapore thường nhiệt tình trao đổi danh thiếp bằng hai tay và xem danh thiếp một cách cẩn thận và tôn kính là phép lịch sự tối thiểu khi làm việc với doanh nhân Singapore.

Danh thiếp nên được in bằng tiếng Anh. Do tỉ lệ dân kinh doanh Singapore là người Trung quốc cao nên mặt sau danh thiếp nên dịch sang tiếng Trung quốc. Màu vàng là màu ưu chuộng trên danh thiếp đối với người Trung quốc.

2. Thế mạnh của mối quan hệ và tình cảm trong công việc

Người Singapore thường có khuynh hướng để tình cảm lấn át trong công việc

Xây dựng quan hệ với từng thành viên trong nhóm làm việc rất quan trọng trong việc kinh doanh tại Singapore.

Lịch sự là phần không thể thiếu trong quan hệ kinh doanh thành công tại Singapore. Tuy nhiên lịch sự không có ảnh hưởng tới việc quyết định kinh doanh của người Singapore mà là bạn hàng Singapore phải cảm thấy thoải mái khi làm việc với bạn.

Thường câu trả lời là "Vâng, nhưng...", "Chương trình kế hoạch không cho phép tôi..." thường ám chỉ sự từ chối. Câu trả lời "có thể" đồng nghĩa với "đồng ý".

3. Tuổi tác và thâm niên

Tuổi tác và thâm niên được kính trọng trong văn hoá kinh doanh Singapore. Nếu bạn là thành viên của một đoàn đại biểu thì thành viên quan trọng nhất phải được giới thiệu đầu tiên. Lòng trung thành là thế mạnh của nhân viên người Singapore.

Hoạt động theo nhóm hơn là cá nhân là ưu thế trong văn hoá kinh doanh Singapore. Tuy nhiên người nhiều tuổi nhất thường được chỉ định làm lãnh đạo.

  • NHỮNG ĐIÊU CẤM KỊ NÊN TRÁNH
  1. Tặng quà

Những vật được coi là kị không nên tặng nhau: đồng hồ là điềm tang tóc, khăn tay là điềm chia ly, chiếc dù là điềm rủi ro.

2. Khi ăn cơm

Khi ăn cơm không được đặt đũa lên trên bát hoặc đặt lên đĩa thức ăn. Khi không ăn nữa cũng không được đặt lung tung mà phải đặt trên giá, đĩa tương ớt hoặc đặt trên đĩa đựng xương. Nếu là nhân viên hàng hải, người làm nghề cá hoặc những người thích chèo thuyền, khi ăn cơm không được lật con cá, bởi vì việc đó đồng nghĩa với việc lật con tàu lật thuyền, do đó phải tách con cá đó ra, ăn từ trên xuống dưới.

3. Những ngày đầu năm mới

Trong những ngày đầu năm mới, người dân Singapore không bao giờ quét dọn nhà cửa, không gội đầu, bởi vì họ cho rằng làm như vậy sẽ mất hết may mắn, không được đánh vỡ đồ đạc trong phòng, nhất là không được làm vỡ gương, vì đó là biểu hiện của chuyện xấu và không may mắn; không được mặc đồ trắng, không được dùng kim hoặc kéo, bởi vì những vật dụng này có thể đem đến vận hạn cho họ.

4. Cấm thuốc lá

Người dân Singapore không hưởng ứng hút thuốc lá. Ở một số nơi như cầu thang máy, rạp chiếu phim, trên những phương tiện giao thông công cộng nhất là trong văn phòng..., quy định là nghiêm cấm hút thuốc, những ai vi phạm quy định này sẽ bị phạt 500$ Singapore. Tại các nơi khác, cứ muốn hút thuốc phải hỏi ý kiến và được sự đồng ý của đối phương.

  • MỘT SỐ TẬP TỤC VĂN HOÁ KHÁC
  1. Tôn Giáo

Sự hòa hợp dân tộc dẫn đến việc hình thành những nhóm tôn giáo khác nhau. Khoe mình trên nền trời Singapore là những tòa tháp đặc biệt của các giáo đường Hồi giáo, những ngọn tháp hình chóp của các thánh đường với lối kiến trúc Gôtích, những tượng thần phức tạp của các đền thờ Hindu và những mái nhà với lối kiến trúc khác biệt của các ngôi chùa Trung Hoa. Các tôn giáo chính ở đây là Hồi Giáo, Lão Giáo, Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Ấn Giáo, Độc Thần Giáo, (còn gọi là đạo Sikh, một tôn giáo phát triển từ Ấn độ giáo vào thế kỷ XVI và dựa trên tín ngưỡng chỉ một Thần) và Do Thái Giáo (Theo Uniquely Singapore).

Đạo Islam là đạo chính của Singapore, đạo này cấm uống rượu, cấm ăn thịt lợn và những đồ ăn chế biến từ lợn.

2. Những con số

Người Singapore cho rằng con số "4", "7", "13", "37", và "69" là những con số tiêu cưc và không may mắn, họ ghét và kỵ nhất con số "7", bình thường họ cố hết sức để tránh gặp phải con số này.

Người gốc Hoa thích số chẵn, chẳng hạn người ta biếu nhau 2 quả cam trong dịp Tết để lấy lộc

Các con số 2, 6, 8 là con số may mắn, trong khi đó số 4 lại là con số chết chóc, nên người ta hết sức tránh

3. Màu sắc

Người Singapore quan niệm màu đen là màu không may mắn, màu tím cũng là màu họ không thích. Họ chỉ thích màu hồng màu đỏ, bởi vì theo họ màu này tượng trưng cho sự trang nghiêm, nhiệt huyết mãnh liệt, vui vẻ, dũng cảm và tượng trưng cho sự khoan dung, độ lượng. Họ cũng thích màu xanh da trời và màu xanh lá cây.

Ngoài ra, màu đỏ còn là màu của may mắn, tài lộc, còn màu đen là màu kị, nhất là trong những dịp lễ hội.

Phần của Chi, BỊ TRÙNG NHIỀU, NÊN Ý NÀO HAY HƠN THÌ BỎ VÀO MẤY PHẦN TRÊN, PHẦN NÀY SAU NÀY SẼ BỊ LƯỢT BỎ

Dân cư Singapore gồm dân Malay bản địa, một phần lớn là dân cư thuộc thế hệ thứ ba đến từ Trung Quốc, và những người nhập cư từ Ấn Độ và Ả Rập. Do đó, rất khó để khái quát chung về đất nước này. 

1. Chào hỏi:

Khi kinh doanh tại Singapore, hình thức chào hỏi phổ biến nhất là bắt tay. Tuy nhiên, mỗi nhóm trong ba nhóm dân tộc chính của Singapore đều có truyền thống và phương thức chào hỏi riêng.

- Người Malay: Đa số người Malay là người Hồi giáo, vì vậy lưu ý rằng sự đụng chạm cơ thể giữa hai giới là không phổ biến:

•Khi gặp một người phụ nữ Malay, bạn phải chờ xem cô ấy có đưa tay ra bắt trước hay không, nếu cô ấy đưa tay ra trước nghĩa là bạn có thể bắt tay cô ấy. Nếu không, bạn cần gật đầu chào, đồng thời đặt tay lên trái tim bạn để thể hiện sự tôn trọng.

•Giữa đàn ông với nhau thì bắt tay là hình thức chào hỏi thông thường trong kinh doanh.

- Người Trung Quốc: Đối với những người Singapore gốc Trung Quốc thì gật đầu chào là hình thức chào hỏi truyền thống. Tuy nhiên, nếu bạn là người nước ngoài thì không cần thiết làm như vậy, mà chỉ cần một cái bắt tay (không quá chặt) là ổn. Người Trung Quốc thoải mái hơn trong việc bắt tay với phụ nữ.

- Người Ấn Độ: Nhiều người Ấn Độ sẽ bắt tay, dù các thế hệ cũ và những người theo truyền thống vẫn sử dụng phương thức chào hỏi gọi là namaste – khẽ gật đầu chào với hai lòng bàn tay áp vào nhau. Một số người Hindu truyền thống có thể khó chịu khi bắt tay với phụ nữ, vì vậy namaste nên được sử dụng trong tình huống này.

2. Ngôn ngữ:

Tiếng Anh là ngôn ngữ chung của quốc đảo này. Tiếng Anh được nói với khẩu âm địa phương Singapore gọi là "Singlish". Singlish có nhiều đặc điểm của một ngôn ngữ lai với nhiều từ vựng và ngữ pháp khác nhau kết hợp từ ngôn ngữ Trung Quốc, Malay, và Ấn Độ.

3. Cách xưng hô: Giống như việc bắt tay, những cái tên cũng liên quan đến đặc trưng riêng của từng nhóm văn hóa.

- Người Trung Quốc: Tên kiểu Trung Quốc thường gồm 1 chữ là họ, sau đó là 1 hoặc 2 chữ là tên, VD như họ Chen và tên là Li Mei. Khi kinh doanh ở Singapore, bạn có thể gọi người đàn ông người Singapore gốc Hoa bằng cách thêm họ vào sau chức vụ của người này (VD: giám đốc Mao), hoặc chỉ đơn giản gọi họ là "ông" cộng thêm họ phía sau (VD: Ông Mao). Một số phụ nữ Trung Quốc sử dụng tên của chồng mình nhưng một số khác vẫn giữ tên thời con gái. Ví dụ như bà Chen Mei Ling đã kết hôn với ông Ping Jia Bao thì bạn có thể gọi bà ấy bằng bà Ping hoặc bà Chen.

- Bạn cũng sẽ nhận thấy rằng nhiều người Trung Quốc có một tên kiểu phương Tây. Vì vậy, ngay cả khi họ thực sự tên là Jiewei, họ vẫn có thể giới thiệu mình là Richard.

- Người Malay: Người Malay do ảnh hưởng Hồi giáo nên về bản chất người Malay không có họ. Người Malay chỉ có một cái tên được cộng với "bin" (có nghĩa là "con trai của") hoặc "bint" (có nghĩa là "con gái của"), tiếp sau đó là tên của người cha. VD như Ali bin Sulaiman thực sự có nghĩa là "con trai Ali của ông Sulaiman". Trong kinh doanh, người Malay thường chỉ sử dụng chữ đầu tiên trong tên mình, tức là bạn chỉ cần gọi "Ông Ali".

- Người Ấn Độ: Người Ấn Độ tại Singapore có thể có nhiều cách đặt tên khác nhau dựa trên nền tảng tôn giáo của họ. Tuy truyền thống của người Ấn Độ là không có họ, nhưng một số người Singapore gốc Ấn Độ đã tự đặt ra họ cho mình và tất cả các thành viên trong gia đình, và họ này được sử dụng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cách đặt tên của người Singapore gốc Ấn Độ thường theo công thức "con trai X của Y" hay "con gái X của Y". Bạn nên gọi họ bằng cách sử dụng học vị của họ (VD: Tiến sĩ, Giáo sư...) hoặc Ông / Bà kèm theo chữ đầu tiên trong tên của họ.

4. Trang phục Do nằm trên đường xích đạo, quanh năm Singapore đều nóng ẩm. Quy tắc ăn mặc trong kinh doanh phản ánh điều kiện khí hậu và có xu hướng không quá trang trọng như nhiều nước phương Tây hay các nước châu Á khác như Nhật Bản và Hàn Quốc. Đàn ông Singapore thường mặc áo sơ mi, quần tây và không sử dụng cà vạt (áo khoác cũng ít khi được sử dụng). Màu sắc trang phục có thể sáng hơn màu xanh đen và màu xám đậm của Anh và Nhật Bản. Phụ nữ có xu hướng mặc trang phục văn phòng nhẹ nhàng. Có thể sử dụng phụ kiện nhưng không được quá phô trương.

5. Chủ nghĩa dân tộc và sự đào thải khắc nghiệt.

- Doanh nhân Singapore thường có khuynh hướng để tình cảm lấn át việc ra quyết định và giải quyết vấn đề. Chủ nghĩa dân tộc có ảnh hưởng mạnh tới suy nghĩ của người Singapore => Việc hợp tác kinh doanh ít nhiều vẫn mang tính sắc tộc khi người Hoa thích hợp tác với người gốc Hoa, người gốc Malaysia cũng tin tưởng những đối tác người Malaysia hơn.

- Văn hoá kinh doanh của Singapore là tính cạnh tranh cao và có đạo đức làm việc mạnh mẽ khác thường. Năng lực chuyên môn, huân chương và khả năng làm việc theo nhóm được đánh giá cao.

- Tuổi tác và thâm niên được kính trọng trong văn hoá kinh doanh Singapore. Nếu bạn là thành viên của một đoàn đại biểu thì thành viên quan trọng nhất phải được giới thiệu đầu tiên. 6. Lòng trung thành là thế mạnh của nhân viên người Singapore.

- Hoạt động theo nhóm hơn là cá nhân là ưu thế trong văn hoá kinh doanh Singapore. Tuy nhiên, người nhiều tuổi nhất thường được chỉ định làm lãnh đạo.

- Xây dựng quan hệ với từng thành viên trong nhóm làm việc rất quan trọng trong việc kinh doanh tại Singapore. Bạn hàng Singapore phải cảm thấy thoải mái khi làm việc với bạn. Trong văn hoá kinh doanh của Singapore, những quan hệ cá nhân thường được coi trọng hơn công ty mà bạn đại diện.

7. Phương thức giao tiếp kinh doanh.

- Khi kinh doanh tại Singapore, bạn sẽ nhận thấy người Singapore rất lịch sự, và vì vậy cách giao tiếp của họ khá mơ hồ hoặc khó hiểu. Điều này bắt nguồn từ việc duy trì sĩ diện cho người khác và tôn trọng các mối quan hệ. Ví dụ, nếu ai đó không đồng ý với bạn, họ cũng sẽ không bao giờ nói "không" thẳng với bạn. Họ có thể nói "có" nhưng chữ "có" này có thể là "tôi đồng ý", hoặc "tôi không chắc chắn", hoặc thậm chí có nghĩa là "không". Vì phương thức giao tiếp của người Singapore đầy ẩn ý, do đó bạn nên để một bên thứ ba xem lại nội dung giao tiếp để hiểu cặn kẽ hơn ý nghĩa những lời đối tác Singapore nói.

- Khi đặt câu hỏi, người Singapore sẽ sử dụng câu hỏi dạng "có/không", VD như "Bạn có muốn ăn tối hay không?". Mặc dù cách hỏi này có vẻ thô lỗ, nhưng thực tế thì ngược lại. Câu hỏi dạng thế này thật ra không buộc bạn phải trả lời theo cách đặc biệt gì, bạn chỉ cần đưa ra câu trả lời bạn thích là được.

- Việc người Singapore cười to hoặc cười mỉm trong các thời điểm có vẻ không phù hợp trong các cuộc họp là việc rất bình thường. Điều này cũng liên quan đến việc bảo vệ sĩ diện và duy trì sự hài hòa. Một nụ cười có thể che giấu sự nhút nhát, sự giận dữ, sự không chấp thuận, hoặc sự lo lắng.

- Bí quyết để thương lượng thành công với các doanh nhân Singapore là tạo được sự thoải mái trong cuộc trò chuyện. Thương lượng kinh doanh ở Singapore mang đậm phong cách phương Đông. Lịch sự là phần không thể thiếu trong quan hệ kinh doanh thành công tại Singapore. Tuy nhiên, lịch sự không có ảnh hưởng tới việc quyết định kinh doanh của người Singapore

- Giống như Việt nam, người Singapore có thể hỏi những câu hỏi riêng tư về hôn nhân hay thu nhập. Bạn có thể từ chối trả lời một cách lịch sự và nếu không trả lời những câu hỏi như vậy của người Singapore thì mối quan hệ có thể bị phá vỡ.

- Người Singapore rất coi trọng danh thiếp. Khi bắt đầu gặp gỡ, người Singapore thường nhiệt tình trao đổi danh thiếp bằng hai tay và xem danh thiếp một cách cẩn thận và tôn kính là phép lịch sự tối thiểu khi làm việc với doanh nhân Singapore. Danh thiếp nên được in bằng tiếng Anh. Do tỉ lệ dân kinh doanh Singapore là người Trung quốc cao nên mặt sau danh thiếp nên dịch sang tiếng Trung quốc. Màu vàng là màu ưu chuộng trên danh thiếp đối với người Trung quốc.

- Các doanh nhân Singapore thường rất thận trọng. Họ cần chắc chắn rằng họ đang làm ăn với đúng người - người đưa ra các giao dịch tốt nhất => Bạn cần tiến hành công việc một chậm rãi và dành nhiều thời gian thiết lập mối quan hệ tốt với đối tác Singapore, đồng thời chứng minh khả năng của bạn.

- Duy trì sĩ diện là rất quan trọng => Bạn phải đảm bảo sự lịch sự và chuyên nghiệp ở tất cả các lần gặp mặt với đối tác Singapore. Cố gắng không đặt câu hỏi quá trực tiếp hoặc trả lời "không" với đối tác. Thay vì nói "không" trước yêu cầu của đối tác, bạn nên nói "tôi sẽ cố gắng", "tôi không chắc chắn" hoặc "chúng tôi sẽ xem xét". Nóng giận là chuyện tuyệt đối không được phép làm. Phải luôn nói bằng giọng nhẹ nhàng và giữ bình tĩnh cả khi bạn đang chịu áp lực lớn. Điều này sẽ giúp bạn được đối tác Singapore tôn trọng nhiều hơn.

8.Văn hóa kinh doanh của người Singapore gốc Trung Quốc :

- Trong các buổi gặp mặt thì người lớn tuổi hơn sẽ giới thiệu tên tuổi trước dù người đó có chức vụ thấp hơn những người còn lại.

- Khi gọi tên nên dùng nhân xưng "Mr/Mrs/Ms" với họ.

9. Văn hóa của người Singapore gốc Malay:

Bên cạnh văn hóa Trung Quốc, người Malaysia chiếm khoảng 13,6% tổng dân số người Singapore. Với tín ngưỡng là Hồi giáo, người Malaysia theo đạo Hồi sẽ tránh:

- Tiếp xúc quá thân mật với người khác giới, tránh những hành động như bắt tay, hôn, ôm. Đối với người khác giới, khi chào hỏi chỉ cần nụ cười là đủ.

- Thường có những buổi cầu nguyện trong giờ làm việc. Thông thường, những nhân viên người Hồi giáo được phép cầu nguyện trong giờ làm việc tại một khu vực riêng trong văn phòng. Thời gian của các buổi cầu nguyện là từ 1 g trưa hoặc 4 g chiều hằng ngày. Vào thứ Sáu mỗi tuần, nhân viên nam theo đạo Hồi được phép nghỉ trưa lâu hơn để tham gia các buổi cầu nguyện cộng đoàn trong nhà thờ Hồi giáo.

- Trong bữa ăn không được dùng các sản phẩm làm từ thịt heo.

Nguyễn Thị Quỳnh Chi 7 (thảo luận) 01:35, ngày 23 tháng 9 năm 2016 (UTC) Chi Phần Tú Anh