Bước tới nội dung

Thành viên:GiaBao2403/chỗ thử

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
4 đẳng cấp trong chế độ Vác-na

Chế độ đẳng cấp Vác-na (tên tiếng Anh: Varna) là chế độ phân biệt về chủng tộc và màu da ở Ấn Độ vào giữa thiên niên kỉ thứ II TCN.

Nguyên nhân xuất hiện

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào giữa thiên niên kỉ thứ II TCN, tộc người A-ri-a đã tràn vào miền bắc Ấn Độ và đã thiết lập chế độ đẳng cấp Vác-na với 4 giai cấp: Brahman, Kcatrya, VaicyaCudra.

Sự phân tầng lớp

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Brahman là đẳng cấp thứ nhất gồm tăng lữ, quý tộc. Đây là đẳng cấp cao nhất, nngười thuộc đẳng cấp này có nhiệm vụ nghiên cứu, giảng dạy kinh Vê-đa và lo việc cúng tế thần linh.
  • Kcatrya là đẳng cấp thứ hai gồm tầng lớp quý tộc, vương công và vũ sĩ, có thể làm vua và các thứ quan lại.
  • Vaicya là đẳng cấp thứ ba gồm tầng lớp nông dân, thợ thủ công và thương nhân, có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước, cung phụng cho đẳng cấp Brahman và Kcatrya.
  • Cudra là đẳng cấp thứ tư đa số là cư dân bản địa bị chinh phục, nô lệ, tôi tớ làm thuê.

Chế độ Vác-na duy trì sự ổn định của xã hội do được xây dựng trên cơ sở pháp lý (bộ luật Manu) và cơ sở tôn giáo. Theo niền tin của các tín đồ Hin-đu giáo, các đẳng cấp được ra đời từ các bộ phận trên cơ thể của thần Brama. Trong quan niệm cổ xưa, trật tự của các đẳng cấp là sản phẩm cúa thần linh nên không thể thay đổi.

Góp phần quan trọng trong việc trấn áp sự phản kháng của các đẳng cấp dưới đối với đẳng cấp trên, từ đó duy trì trật tự xã hội Ấn Độ cổ đại.

Sự phân biệt đẳng cấp tồn tại dai dẳng trong lịch sử Ấn Độ. Cho tới ngày nay, những tàn dư của chế độ phân biệt đẳng cấp vẫn tồn tại trong lòng xã hội Ấn Độ hiện đại khiến hàng trăm triệu người Ấn Độ bị xa lánh, kì thị và ngược đãi.