Bước tới nội dung

Thành viên:GDAE/Viện bảo tàng vĩ cầm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Chào mừng tới Viện bảo tàng vĩ cầm! 🎻

Xin chào mừng và cảm ơn các thành viên đã ghé thăm viện bảo tàng Vĩ cầm của TranHieu0706 trên Wikipedia! Nơi đây trưng bày những hình ảnh, âm thanh hoặc các file phương tiện về đàn vĩ cầm, giai điệu, nghệ sĩ vĩ cầm, nhạc viện,... và tất cả những gì liên quan đến vĩ cầm. Mọi người có thể ghé thăm tự nhiên, bất kì lúc nào, và vì là các phương tiện miễn phí thuộc phạm vi công cộng nên có thể sử dụng với bất kì mục đích nào. Nếu bạn có ý kiến đóng góp hay trưng bày thêm các tài liệu và hiện vật, tôi rất sẵn lòng.

Chiếc mục lục dưới đây là chiếc thang máy, nếu muốn di chuyển tới tầng nào, xin vui lòng nhấn nút tương ứng. Bảo tàng đang tu sửa và khởi công từ tháng ngày 14 tháng 11 năm 2021, dự kiến hoàn thành đầu năm 2022.

Sảnh: Tổng quan về đàn vĩ cầm

[sửa | sửa mã nguồn]

Trích từ bài Vĩ cầm: Vĩ cầm hay Vi-ô-lông, Violin,... là loại đàn có kích thước nhỏ nhất và thanh âm cao nhất trong họ vĩ cầm. Đàn gồm có bốn dây, mỗi dây cách nhau một quãng năm đúng. Vĩ cầm phát triển vào thế kỉ 16 ở Ý và tiếp tục được cải tiến trong suốt thế kỉ 18 và 19. Loại đàn dùng cho người lớn có chiều dài khoảng 60 cm, rộng khoảng 20 cm, và luôn có kèm một cây vĩ có dây làm bằng lông đuôi ngựa, loại cao cấp hơn có thể làm bằng vây của cá voi nhưng ngày nay thường được làm bằng chất liệu ni lông hóa học có tính đàn hồi và khả năng sử dụng cao hơn. Đàn được làm từ các loại gỗ khác nhau như gỗ phong, vân sam... còn dây đàn được làm bằng thép hoặc ni lông. Người chơi vĩ cầm tạo ra âm thanh nhờ kéo hoặc gẩy đàn bằng tay phải và bấm nốt bằng tay trái. Vĩ cầm được sử dụng trong nhiều thể loại nhạc, bao gồm nhạc cổ điển, nhạc Baroque, jazz, âm nhạc dân gian và cả nhạc rock.

Tầng 1: Tổng quan về đàn vĩ cầm

[sửa | sửa mã nguồn]

Phòng 101: Tổng thể và chi tiết cây đàn

[sửa | sửa mã nguồn]

Phòng 102+103+104: Một số bộ phận khác của đàn vĩ cầm

[sửa | sửa mã nguồn]

Khu vực 101: VĨ

[sửa | sửa mã nguồn]

Khu vực 102: Các bộ phận khác trên đàn (bắt buộc có)

[sửa | sửa mã nguồn]

Khu vực 103: Các phụ kiện khác ngoài đàn (không bắt buộc có)

[sửa | sửa mã nguồn]

Phòng 104: Các loại đàn vĩ cầm khác nhau

[sửa | sửa mã nguồn]

Tầng 2: Vĩ cầm trong hệ thống âm nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Phòng 201: Âm vực vĩ cầm

[sửa | sửa mã nguồn]

Phòng 202: Thế bấm vĩ cầm

[sửa | sửa mã nguồn]

Phòng 203: Một số kĩ thuật diễn tấu đặc trưng của vĩ cầm

[sửa | sửa mã nguồn]

Phòng 204: Một số kĩ thuật phi vĩ cầm

[sửa | sửa mã nguồn]

Phòng 205+206+207: Một số trích đoạn bản nhạc nổi tiếng của vĩ cầm

[sửa | sửa mã nguồn]

Khu vực 205 (các bản nhạc cổ điển sáng tác từ 1600-1800)

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là giai đoạn phổ biến và phát triển nhất của thời kỳ Baroque và tiền Baroque, là giai đoạn xuất nguồn của vĩ cầm bắt, và vĩ cầm cũng bắt đầu phát triển và lưu hành rộng rãi. Những tác giả thời ký này chủ yếu sáng tác những âm nhạc hướng tới tôn giáo.

Một số tác giả đáng chú ý: Bach, Vivaldi, Mozart, Beethoven, Handel, Veracini, Corelli.

Là một trong bộ bốn concerto cho violin của Antonio Vivaldi sáng tác năm 1725. Bốn mùa là tác phẩm nổi tiếng nhất của Vivaldi, và là một trong những tác phẩm phổ biến nhất trong các tiết mục âm nhạc cổ điển. Kết cấu của mỗi concerto được thay đổi, giống như mỗi mùa tương ứng. Các concerto trong bộ bốn mùa này được xuất bản lần đầu năm 1725 như một phần của một tập hợp mười hai concerti, Op. 8, mang tên Il Cimento dell'armonia e dell'inventione (Cuộc thi giữa Harmony và Invention).




Parita số 3 cho violin cung Mi trưởng (Bach)
[sửa | sửa mã nguồn]

Một trong bộ sáu tác phẩm sonata và partita cho violin độc tấu (BWV 1001–1006) do Johann Sebastian Bach sáng tác. Bộ tác phẩm này được hoàn thành vào năm 1720 nhưng mãi đến năm 1802 mới được xuất bản bởi Nikolaus Simrock ở Bonn. Ngay cả sau khi xuất bản, bộ tác phẩm vẫn bị lãng quên cho đến khi nghệ sĩ vĩ cầm nổi tiếng Joseph Joachim bắt đầu biểu diễn những tác phẩm này. Ngày nay, những Sonata và Partita của Bach là một phần thiết yếu trong biểu diễn violin, và chúng thường xuyên được trình diễn và thu âm một cách rộng rãi. (Lưu ý: Đoạn âm thanh đầu là của guitar. Do chưa có bản violin trên Wikimedia nên để tạm).



Concerto cho Violin (Beethoven)
[sửa | sửa mã nguồn]

Ludwig van Beethoven đã sáng tác bản nhạc này của ông vào năm 1806. Sau buổi trình diễn đầu tiên không thành công của Franz Clement, trong vài thập kỷ, tác phẩm bị đã bị lãng quên và lu mờ cho đến khi được hồi sinh vào năm 1844 bởi nghệ sĩ vĩ cầm 12 tuổi Joseph Joachim với dàn nhạc của Hiệp hội Giao hưởng London do Felix Mendelssohn chỉ huy. Kể từ đó, tác phẩm đã trở thành một trong những bản hòa tấu vĩ cầm nổi tiếng nhất, và được chính Joachim coi là bản hòa tấu vĩ cầm vĩ đại nhất của Đức.


Là một trong những bản nhạc nổi tiếng nhất của tác giả. Nó được viết vào khoảng năm 1680, như một bản nhạc giao hưởng dành cho ba đàn vĩ cầm và bè trầm đánh, nhưng sau đó được hòa âm nhiều kiểu dành cho đồng diễn. Bản nguyên thủy của Canon được viết thành một đôi với một điệu jic cùng nốt, mặc dù tác phẩm này không được trình diễn và thu âm nhiều như hiện nay.

Các bản nhạc khác khuyến khích nghe:
[sửa | sửa mã nguồn]

Nên nghe bằng đĩa CD hoặc bằng Youtube để trải nghiệm âm nhạc tốt nhất.

Khu vực 206 (các bản nhạc sáng tác từ 1800-1950)

[sửa | sửa mã nguồn]

Âm nhạc phương Tây từ sau giai đoạn này đã chuyển sang âm nhạc Lãng mạn. Các nhà soạn nhạc châu Âu không còn sáng tác nhũng tác phẩm tôn giáo, nhà thơ và thánh ca mà thay vào đó sáng tác nhiều hơn âm nhạc thế tục, hướng tới triết lý nhân sinh và tình cảm, những giai điệu của nhẹ nhàng và bay bổng hơn, không còn gò bó vào những quy luật khắt khe của âm nhạc cổ điển.

Một số tác giả đáng chú ý: Tchaikovsky, Schubert, Chopin, Brahams, Mendelssohn, Elgar, Grieg


Là bản concerto duy nhất mà nhà soạn nhạc lừng danh người Nga Pyotr Ilyich Tchaikovsky viết vào năm 1878. Dù là bản concerto duy nhất Tchaikovsky viết cho vĩ cầm, nhưng tác phẩm này lại không phải là tác phẩm duy nhất mà ông viết cho cây đàn này và dàn nhạc (cây đàn có vai trò độc diễn). Đây là một trong những bản concerto cho violin xuất sắc, đồng thời cũng được coi là một trong những bản khó chơi nhất.



Là tác phẩm lớn cuối cùng của Mendelssohn viết cho dàn nhạc giao hưởng. Tác phẩm này là một phần quan trọng trong danh sách biểu diễn của những tác phẩm viết cho đàn violon và là một trong những concerto cho violon được biểu diễn nhiều nhất từ xưa đến nay. Tác phẩm được đón nhận nồng nhiệt ngay từ đầu và sau đó nhanh chóng trở thành một trong những violon concerto vĩ đại nhất của mọi thời đại. Cho tới ngày nay concerto này vẫn được nhiều người ái mộ và phát triển danh tiếng thành một violon concerto cốt yếu mà mọi nghệ sĩ độc tấu violon có tham vọng đều muốn tinh thông, và thường là tác phẩm đầu tiên mà họ học trong số những violon concerto của thời Lãng Mạn. Rất nhiều nghệ sĩ violon chuyên nghiệp đã thu âm tác phẩm này và nó được biểu diễn thường xuyên trong các buổi hòa nhạc hay các cuộc thi nhạc cổ điển.

là một nhạc phẩm cho vĩ cầmdàn nhạc được viết vào năm 1878 bởi nhà soạn nhạc người Tây Ban Nha Pablo de Sarasate. Là một trong những sáng tác nổi tiếng nhất của Sarasate và được yêu thích nhất trong số các nghệ sĩ violin điêu luyện, tác phẩm vẫn là một yếu tố quan trọng trong các bản thu âm kể từ khi chính Sarasate thu âm nó vào năm 1904, chính vì thế tác phẩm luôn được thu âm bởi một số lượng lớn các nghệ sĩ vĩ cầm từ trước đến nay.

Là một bản nhạc không lời của nhạc sĩ người Ý Vittorio Monti dựa trên điệu nhảy Csárdás. Nguyên bản tác phẩm do Vittorio Monti sáng tác cho vĩ cầm độc tấu (violin solo) có phần đệm của dương cầm, sau đó cũng có bản cho đàn măng-đô-lin. Tác phẩm đã được sử dụng nhiều trong đời sống văn hóa và nghệ thuật của nhiều nước.

Là một khúc chuyển cảnh giao hưởng trong opera Thaïs của nhà soạn nhạc người Pháp Jules Massenet. Khúc nhạc được viết cho độc tấu violin và dàn nhạc. Méditation từ Thaïs được đánh giá là một trong những tác phẩm biểu diễn thêm tuyệt vời, các nghệ sĩ độc tấu violin đẳng cấp thế giới như Joshua BellSarah ChangAnne-Sophie MutterItzhak Perlman, và Maxim Vengerov đã biểu diễn khúc nhạc này với những dàn nhạc lớn khắp thế giới.

Các bản nhạc khuyến khích nghe
[sửa | sửa mã nguồn]

Khu vực 207 (các bản nhạc sáng tác từ 1950 đến nay)

[sửa | sửa mã nguồn]

Âm nhạc từ đầu đến giữa thế kỳ gần như có sự chuyển biến lớn. Các nhà soạn nhạc đã sáng tác nhiều thể loại gần với cuộc sống của con người chúng ta ngày nay hơn. Các bản nhạc cho violin thường sáng tác cho vở kịch, phổ nhạc cho văn chương, hay hướng tới nhiều đối tượng hơn. Một số mảng sáng tác được ưa chuộng trong cho violin thời ký này có thể kể đến như âm nhạc đương đại, Jazz, nhạc tiền chiến Cách mạng, âm nhạc lãng mạn, pop, rock,...
Cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, sự phát triển và xuất hiện của violin điện tử mà ngày nay chúng ta thường thấy đã làm cho xu hướng về đàn violin có sự tách biệt, thoáng qua khiến cho người nghe muốn trở lại những giai điệu mộc mạc của đàn violin cổ, còn gọi là đàn violin baroque.

Các bản nhạc khuyến khích nghe
[sửa | sửa mã nguồn]

Tầng 3: Vĩ cầm trong hệ thống diễn tấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Phòng 301: Các hình thức âm nhạc vĩ cầm

[sửa | sửa mã nguồn]

Mỗi một giai điệu, một bài nhạc vang lên từ đàn vĩ cầm đa số đều được xếp vào một thể loại nhất định. Chúng có thể là:

  • Etude (Khúc luyện): là một bản nhạc ngắn, dùng để luyện tập và cải thiện cho một hoặc một vài kỹ thuật nhất định. Chúng thường có giai điệu và hình thức nốt nhạc liên tục lặp nhau, hoặc ít nhất là gần giống nhau để nâng cao kỹ thuật cho người chơi. Etude rất hiếm khi có phần đệm.
  • Concerto (Hòa tấu): Là một khúc nhạc hòa tấu cho một hoặc nhiều nhạc cụ kết hợp, thường xuyên có phần đệm của dàn nhạc trong những buổi hoà nhạc lớn hoặc hoà nhạc thính phòng. Một bộ Concerto cổ điển thường có 3 chương theo kết cấu nhanh-chậm-nhanh tương phản. Concerto có thể ngắn cho đến rất dài. Người chơi thể hiện cảm xúc và kỹ thuật diễn tấu rất nhiều trong Concerto, khác hẳn so với Etude chỉ lặp lại giai điệu một cách nhàm tẻ.
  • Sonata: Là một hình thức sáng tác cho vĩ cầm đi kèm thêm một nhạc cụ bàn phím (organ, piano...). Sonata thường có kết cấu 2 chương (1 nhanh 1 chậm) hoặc nhiều hơn. Sonata thường hướng tới cảm xúc và kỹ thuật cũng tương tự như concerto, tuy nhiên lại không được sáng tác nhiều như concerto. Bù lại, những bản sonata đôi khi tự do thể hiện được tiếng đàn, chất riêng của mình mà không cần tới phần đệm.
  • Partita: là một hình thức sáng tác cho duy nhất một nhạc cụ đơn tấu, hoàn toàn không có phần đệm. Đây là hình thức sáng tác khá được ưa chuộng trong thời kỳ của nhà soạn nhạc J.S.Bach. Partita viết cho vĩ cầm thường thể hiện nhiều kỹ thuật hơn là cảm xúc, nhưng nó không mang tính lặp lại như Etude, và có thêm nhiều hợp âm, bù lại cho việc không có phần đệm.
  • Các tiểu phẩm: Thường là một bài độc tấu hoặc có phần đệm cho vĩ cầm. Các tiểu phẩm có thể đi theo bộ hoặc đứng riêng lẻ. Định nghĩa "Tiểu phẩm" đến nay vẫn chưa rõ ràng, nhưng những bài như Csárdás, Zigeunerweisen,... thường được xếp vào thể loại này.
  • Một số thể loại thường được biểu diễn: Gavotte, Gigue, Minuet, Serenade, Tổ khúc, Canon, Romance, Blues, Jazz, Rock, Pop, Metal,...

Phòng 302: Vĩ cầm trong biểu diễn

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong dàn nhạc và độc tấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Các hình thức khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Tầng 4: Các nhà soạn nhạc và nghệ sĩ vĩ cầm

[sửa | sửa mã nguồn]

Tầng này sẽ liệt kê những con người đã góp phần tạo nên tiếng đàn du dương, trầm bổng mà da diết của âm thanh vĩ cầm.

Phòng 401+402: Các nhà soạn nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Vì vĩ cầm vốn là nhạc cụ xuất phát từ Tây phương và được sáng tác cũng như biểu diễn dòng nhạc cổ điển là chủ yếu, nên những nhà soạn nhạc cho vĩ cầm đến từ phương Đông từ trước thế kỷ XX gần như là không có.

Khu vực 401: các nhà soạn nhạc sinh trước năm 1800
[sửa | sửa mã nguồn]

Ngoài ra, phần lớn những địa vị và học vấn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến phương Tây không được coi trọng và giáo dục kỹ lưỡng, nên những nhà soạn nhạc nữ cũng hiếm khi được nêu tên, nhưng không phải là hoàn toàn không có.

Khu vực 402: các nhà soạn nhạc sinh sau năm 1800 đến trước năm 1950
[sửa | sửa mã nguồn]

Phòng 403+404+405: Các nghệ sĩ vĩ cầm

[sửa | sửa mã nguồn]

Khu vực 403: Các nghệ sĩ vĩ cầm hoạt động thành công trước 1900

[sửa | sửa mã nguồn]

Khu vực 404: Các nghệ sĩ vĩ cầm hoạt động thành công hoặc sinh trong nửa trước thế kỷ 20

[sửa | sửa mã nguồn]

Khu vực 405: Các nghệ sĩ vĩ cầm hoạt động động thành công và sinh trong nửa sau thế kỷ 20

[sửa | sửa mã nguồn]
Hành lang tầng 4
[sửa | sửa mã nguồn]

Mời xem thêm: