Thành viên:GDAE/Trang chính 1/Tác phẩm/Lưu trữ
15 tác phẩm
Concerto cho violon giọng Mi thứ, Op. 64 của Felix Mendelssohn là tác phẩm lớn cuối cùng của ông viết cho dàn nhạc giao hưởng. Tác phẩm này là một phần quan trọng trong danh sách biểu diễn của những tác phẩm viết cho đàn violon và là một trong những concerto cho violon được biểu diễn nhiều nhất từ xưa đến nay.
Tác phẩm được đón nhận nồng nhiệt ngay từ đầu và sau đó nhanh chóng trở thành một trong những violon concerto vĩ đại nhất của mọi thời đại. Rất nhiều nghệ sĩ violon chuyên nghiệp đã thu âm bản violon concerto này và nó được biểu diễn thường xuyên trong các buổi hòa nhạc hay các cuộc thi nhạc cổ điển. [Đọc tiếp] |
Sonata cho vĩ cầm số 5 cung Fa trưởng, Op. 24, là một tác phẩm gồm bốn chương nhạc dành cho violin và piano của nhà soạn nhạc Đức lừng danh Ludwig van Beethoven. Tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1801. Tác phẩm thường được biết đến với cái tên phổ biến hơn là Bản sonata mùa xuân (Frühlingssonate), mặc dù cái tên "Mùa xuân" rõ ràng đã được đặt sau khi Beethoven qua đời. Bản sonata được dành tặng cho Bá tước Moritz von Fries, một người bảo trợ nghệ thuật mà Beethoven cũng dành tặng hai tác phẩm khác trong cùng năm — Ngũ tấu Đô trưởng, Op. 29 và bản Sonata cho violin số 4 — cũng như bản Giao hưởng số 7 cung La trưởng sau này của ông. [Đọc tiếp] |
Concerto cho violin cung Rê trưởng, Op. 35 là bản concerto duy nhất mà nhà soạn nhạc đại tài người Nga Pyotr Ilyich Tchaikovsky viết vào năm 1878. Dù là bản concerto duy nhất Tchaikovsky viết cho vĩ cầm, tác phẩm này lại không phải là tác phẩm duy nhất mà ông viết cho cây đàn này và dàn nhạc (cây đàn có vai trò độc diễn). Đây là một trong những bản concerto cho violin xuất sắc, đồng thời cũng được coi là một trong những bản khó chơi nhất.
Với sự giúp đỡ của nghệ sĩ vĩ cầm Josef Kotek, ông học thêm về kỹ thuật chơi nhạc cụ này. Và thế là, một trong những bản concerto hay nhất của Tchaikovsky đã ra đời. Tác phẩm được đề tặng cho Leopold Auer, nhưng ông này đã từ chối nó vì nó quá rắc rối. Thế nên, người đầu tiên biểu diễn tác phẩm này là nghệ sĩ vĩ cầm Adolf Brodsky và thời điểm biểu diễn đầu tiên là năm 1881. [Đọc tiếp] |
Sonata cho Piano và Violin Số 21 cung Mi thứ (K. 304/300c) là một tác phẩm của Wolfgang Amadeus Mozart. Bản nhạc được sáng tác vào năm 1778 khi Mozart đang ở Paris. Tác phẩm được sáng tác trong cùng thời gian mẹ của Mozart là Anna Maria Mozart qua đời, do đó tâm trạng của ông phần nào đã được bản sonata này phản ánh. Đây là tác phẩm dành cho nhạc cụ duy nhất của Mozart có âm chủ là Mi thứ. [Đọc tiếp] |
Concerto cho violin cung Rê trưởng, Op. 77 là bản concerto duy nhất dành cho violin của nhà soạn nhạc vĩ đại người Đức Johannes Brahms. Ông viết tác phẩm này vào năm 1878 để dành tặng cho người bạn của ông, nghệ sĩ violin Joseph Joachim. Theo đánh giá của Joachim, bản concerto này là một trong bốn bản concerto mang chất Đức xuất sắc. [Đọc tiếp] |
Zigeunerweisen Op. 20, là một nhạc phẩm cho vĩ cầm và dàn nhạc được viết vào năm 1878 bởi nhà soạn nhạc người Tây Ban Nha Pablo de Sarasate. Tác phẩm được biểu diễn lần đầu cùng năm tại Leipzig, Đức.
Là một trong những sáng tác nổi tiếng nhất của Sarasate và được yêu thích nhất trong số các nghệ sĩ violin điêu luyện, tác phẩm vẫn là một yếu tố quan trọng trong các bản thu âm kể từ khi chính Sarasate thu âm nó vào năm 1904, với sự cộng tác của nhà soạn nhạc đồng nghiệp Juan Manén với tư cách là nghệ sĩ dương cầm. Giọng của Sarasate được nghe thấy ngắn gọn ở giữa bản ghi âm. Trước khi phần 4 là Presto được trình diễn, xuất hiện giọng nói của ông: "Abajo el pedal de la sordina" (tạm dịch là ''xuống bàn đạp tắt tiếng''). Tác phẩm được ghi lại bởi một số lượng lớn các nghệ sĩ vĩ cầm từ trước đến nay. [Đọc tiếp] |
Concerto cho Violin Số 3 cung Sol trưởng, K. 216, được sáng tác bởi Wolfgang Amadeus Mozart tại Salzburg năm 1775 khi ông mới 19 tuổi. Trong một bức thư gửi cho cha mình, Mozart gọi tác phẩm là "Straßburg-Concert" (tạm dịch là "Buổi hoà nhạc Straßburg''). Các nhà nghiên cứu âm nhạc tin rằng cái tên này xuất phát một cách ngẫu hứng trong phần trung tâm của chương thứ ba, đó là một điệu nhảy địa phương giống như điệu minuet đã xuất hiện như một giai điệu bắt chước ống kèn thổi trong một bản giao hưởng của Carl Ditters von Dittersdorf. [Đọc tiếp] |
Csárdás là tên một bản nhạc không lời của nhạc sĩ người Ý Vittorio Monti dựa trên điệu nhảy Csárdás. Nguyên bản tác phẩm do Vittorio Monti sáng tác cho vĩ cầm độc tấu (violin solo) có phần đệm của dương cầm, sau đó cũng có bản cho đàn măng-đô-lin. Sau đó tác phẩm được các nhạc sĩ và nghệ sĩ chuyển thể cho rất nhiều loại nhạc cụ khác và cho cả dàn nhạc có biên chế giao hưởng. Tác phẩm đã được sử dụng nhiều trong đời sống văn hóa và nghệ thuật của nhiều nước. [Đọc tiếp] |
Symphonie espagnole, cung Rê thứ, Op.21 (tiếng Việt: Giao hưởng Tây Ban Nha) là tác phẩm được nhà soạn nhạc người Pháp Édouard Lalo viết cho violin và dàn nhạc giao hưởng. Tác phẩm được viết vào năm 1874 cho nghệ sĩ vĩ cầm Pablo Sarasate, và được công chiếu lần đầu tại Paris vào ngày 7 tháng 2 năm 1875. Mặc dù được gọi là "Bản giao hưởng Tây Ban Nha" (xem thêm Sinfonia concertante), nhưng nó vẫn được coi là một bản concerto cho violin của các nhạc sĩ ngày nay. Bản nhạc này có các phong cách Tây Ban Nha xuyên suốt cả tác phẩm, và khởi đầu một thời kỳ mà âm nhạc theo chủ đề Tây Ban Nha trở nên thịnh hành. [Đọc tiếp] |
Chaconne cung Sol thứ là một tác phẩm sáng tác trong thời kỳ Baroque dành cho vĩ cầm và continuo, thường được cho là của nhà soạn nhạc người Ý Tomaso Antonio Vitali. Một bản thảo ghi chép lại vào đầu thế kỷ 18 tại Dresden có thể là phiên bản lâu đời nhất của tác phẩm, nhưng bản thảo đó đã không được xuất bản cho đến năm 1867 khi Ferdinand David biên soạn lại cho vĩ cầm và dương cầm. Nguồn gốc của tác phẩm vẫn là chủ đề thường xuyên bị đưa ra tranh luận, trong đó một số nhà nghiên cứu âm nhạc đưa ra giả thuyết rằng tác phẩm là một trò lừa bịp âm nhạc do David sáng tác chứ không phải Vitali. [Đọc tiếp] |
Concerto cho hai vĩ cầm cung Rê thứ, BWV 1043, còn được gọi là Double Violin Concerto, là một bản concerto cho vĩ cầm được sáng tác vào thời kỳ hậu Baroque bởi Johann Sebastian Bach vào khoảng năm 1730. Đây là một trong những tác phẩm thành công nhất của nhà soạn nhạc. [Đọc tiếp] |
Concerto cho vĩ cầm cung Rê thứ, Op. 47, được viết bởi nhà soạn nhạc Jean Sibelius vào năm 1904, và được hiệu đính vào năm 1905. Đây là bản concerto duy nhất mà ông sáng tác và cũng là là một bản giao hưởng trong phạm vi violin độc tấu với tất cả các phần của dàn nhạc là những giọng bằng nhau. Trong bản nhạc có một phần cadenza mở rộng cho nghệ sĩ độc tấu đảm nhận vai trò của phần phát triển giai điệu trong chương nhạc đầu tiên. [Đọc tiếp] |
Chanson de Matin (tạm dịch là: Bài ca bình minh), là một tiểu phẩm nhạc do Edward Elgar sáng tác cho vĩ cầm và dương cầm, và sau đó được hòa âm lại bởi chính nhà soạn nhạc. Lần xuất bản đầu tiên của tác phẩm là vào năm 1899, mặc dù người ta cho rằng tác phẩm gần như chắc chắn được viết vào năm 1889 hoặc 1890. Elgar cũng đã sáng tác một bản nhạc "đi kèm", Chanson de Nuit, Op. 15, số 1. Đối với một số nhà phê bình, Chanson de Matin là tác phẩm kém sâu sắc hơn trong hai tác phẩm, tuy nhiên, sức hấp dẫn du dương mới mẻ đã khiến Chanson de Matin trở nên phổ biến hơn. Phiên bản dành cho dàn nhạc của tác phẩm được xuất bản hai năm sau đó, và lần đầu tiên được trình diễn cùng với Chanson de Nuit, tại buổi hòa nhạc đi dạo ở Queen's Hall do Henry Wood thực hiện vào ngày 14 tháng 9 năm 1901. [Đọc tiếp] |
Concerto cho vĩ cầm số 1 của Max Bruch cung Sol thứ, Op. 26, là một trong những bản concerto phổ biến nhất trong các tiết mục vĩ cầm độc tấu. Tác phẩm này cùng với Scottish Fantasy là 2 tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà soạn nhạc cho vĩ cầm. Concerto này thường xuyên được thu âm. Concerto này được hoàn thành lần đầu tiên vào năm 1866 và buổi biểu diễn đầu tiên được Otto von Königslow trình diễn vào ngày 24 tháng 4 năm 1866, với sự chỉ huy của chính Bruch. Bản concerto sau đó đã được sửa đổi đáng kể với sự giúp đỡ của nghệ sĩ vĩ cầm nổi tiếng Joseph Joachim và được hoàn thiện như hiện nay vào năm 1867. Joachim đã tổ chức buổi ra mắt bản hòa nhạc sau khi tái bản tại Bremen vào ngày 7 tháng 1 năm 1868, với sự chỉ huy của nhạc trưởng Karl Martin Rheinthaler. [Đọc tiếp]
|
Concerto cho violin, cung Rê trưởng, Op. 61 là bản concerto duy nhất viết cho đàn violin của nhà soạn nhạc thiên tài người Đức Ludwig van Beethoven. Tác phẩm được viết vào năm 1806. Chương trình biểu diễn đầu tiên được thực hiện bởi Franz Clement đã không thành công và nhiền năm rơi vào quên lãng, cho đến khi Joseph Joachim làm sống lại tác phẩm vào năm 1844. Đây là một tác phẩm kinh điển cho thể loại concerto cho violin. [Đọc tiếp] |