Bước tới nội dung

Thành viên:Doctorhouses

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nước giếng khoan là gì?

[sửa | sửa mã nguồn]

Nước giếng khoan hay còn gọi là nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt trái đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người.

Một số đặc điểm và cấu trúc của nước ngầm.

[sửa | sửa mã nguồn]

Đặc điểm của nước giếng khoan

[sửa | sửa mã nguồn]

Nước ngầm được khai thác từ các tầng chứa nước dưới đất, chất lượng nước ngầm phụ thuộc vào thành phần khoáng hóa và cấu trúc địa tầng mà nước thấm qua. Do vậy nước chảy qua các địa tầng chứa đá vôi thì nước thường có độ cứng và độ kiềm hydrocacbonat khá cao. Ngoài ra đặc trưng chung của nước ngầm là:

·       Nhiệt độ của nước ngầm tương đối ổn định.

·       Độ đục thấp

·       Độ màu: Thường thì không có màu, độ màu gây ra do chứa các chất của acid humic.

·       Độ khoáng hoá thường không thay đổi.

·       Chứa nhiều khoáng chất hòa tan chủ yếu là sắt, magan, canxi, magie, flo.

·       Không có oxy nhưng có thể chứa nhiều khí: CO2, H2S…

·       Ít bị ảnh hưởng bởi các chất vô cơ và hữu cơ.

·       Clo có thể bị ảnh hưởng hoặc không bị ảnh hưởng tuỳ theo khu vực.

·       Không có hiện diện của vi sinh vật

Cấu trúc của nước ngầm.

[sửa | sửa mã nguồn]

Cấu trúc của nước ngầm được chia ra thành các tầng như sau:

-  Bề mặt trên gọi là mực nước ngầm hay gương nước ngầm.

-  Bề mặt dưới, nơi tiếp xúc với tầng đất đá cách thuỷ gọi là đáy nước ngầm. Chiều dày tầng nước ngầm là khoảng cách thẳng đứng giữa mực nước ngầm và đáy nước ngầm.

-  Tầng thông khí hay nước tầng trên là tầng đất đá vụn bở không chứa nước thường xuyên, nằm bên trên tầng nước ngầm.

-  Viền mao dẫn: là lớp nước mao dẫn phát triển ngay trên mặt nước ngầm.

-  Tầng không thấm: là tầng đất đá không thấm nước.

Sự hình thành nước ngầm và các loại nước ngầm.

[sửa | sửa mã nguồn]

Nước trên mặt đất và trong ao, hồ, sông, biển gặp ánh sáng mặt trời bốc hơi thành hơi nước bay lên không trung, gặp lạnh hơi nước sẽ kết lại thành hạt to và rơi xuống thành mưa. Nước mưa rơi xuống mặt đất một phần chảy xuống sông, ao, hồ... một phần bốc hơi qua mặt đất, mặt nước và sự bốc thoát hơi qua lá, một phần ngấm dần xuống mặt đất đến tầng đất không thấm sẽ tích tụ lại thành nước ngầm. Sự hình thành nước ngầm trải qua rất nhiều giai đoạn. Các tác nhân có liên quan đến chu trình này bao gồm: bức xạ, trọng lực, sức hút phân tử và lực mao dẫn.

Hình thành nước ngầm do nước trên bề mặt ngấm xuống, do không thể ngấm qua tầng đá mẹ nên trên nó nước sẽ tập trung trên bề mặt, tùy từng kiến tạo địa chất mà nó hình thành nên các hình dạng khác nhau, nước tập trung nhiều sẽ bắt đầu di chuyển và liên kết với các khoang, túi nước khác, dần dần hình thành mạch ngước ngầm lớn nhỏ, tuy nhiên việc hình thành nước ngầm phụ thuộc vào lượng nước ngấm xuống và phụ thuộc vào lượng mưa và khả năng trữ nước của đất.

Tuỳ theo vị trí mà ta có thể chia nước ngầm thành làm 3 loại:

-  Nước ngấm: là tầng ở trên hết, bên trên nó không có tầng không thấm nước chặn lại gọi là tầng nước ngấm. Đặc điểm của tầng nước ngấm là thay đổi rất nhanh theo thời tiết: mưa nhiều thì mực nước lên cao, nắng lâu thì mực nước hạ xuống. Ao giếng của nhân dân nếu đào cạn chỉ đến tầng nước ngấm thì mùa khô thường hết nước. Tầng nước ngầm này được tạo ra từ nước trên mặt đất thấm xuống, sau đó lại được tháo tiêu ra sông, hồ.

-  Nước ứ: trên tầng thấm nước có một tầng đất khó thấm nước, khi mưa to tầng đất này hút không kịp, nước tạm thời ứ lại trên tầng đất này và tạo thành nước ứ. Sau đó, một phần nước ứ tiếp tục thấm xuống, một phần bốc hơi, lượng nước ứ sẽ ít dần đi hoặc mất hẳn. Nước tầng này cách biệt hoàn toàn với nước mặt đất và hầu như không giao lưu

-  Nước giữa tầng: nước trong tầng thấm nước nằm giữa 2 tầng không thấm gọi là nước giữa tầng. Nước giữa tầng ở sâu và nằm giữa 2 tầng đất sét nên lượng nước không thay đổi nhiều theo mùa nắng và chất lượng nước tốt.

Nhu cầu và tầm quan trọng của nước ngầm

[sửa | sửa mã nguồn]

+ Nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt như: ăn, uống, tắm giặt, sưởi ấm….

+ Nước ngầm phục vụ cho nông nghiệp: tưới hoa màu, cây ăn quả, các cây có giá trị kinh tế cao.

+ Con người có thể sử dụng nguồn nước ngầm để mở rộng các hoạt động sản xuất công nghiệp.

+ Nước ngầm có chất lượng tốt còn được sử dụng để chữa bệnh. Nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt sẽ giảm hẳn các bệnh do nguồn nước mặt bị ô nhiễm như: đường ruột, bệnh phụ khoa, bệnh ngoài da…

+ Sử dụng nước ngầm giúp con người được giải phóng sức lao động do phải lấy nước xa nhà, tiết kiệm chi phí “đổi nước”, tiết kiệm thời gian nâng cao hiệu quả sản xuất.      

Hiện trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm ở Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Nước ngầm là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu cho các đô thị, khu công nghiệp và nông thôn trên toàn quốc. Do vậy, ô nhiễm nước ngầm có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường sống của con người. Các tác nhân gây ô nhiễm và suy thoái nước ngầm bao gồm:

·        Các tác nhân tự nhiên như nhiễm mặn, nhiễm phèn, hàm lượng Asen, Fe, Mn và một số kim loại khác.

·        Các tác nhân nhân tạo như nồng độ kim loại nặng cao, amoni, NO3-, NO2-, PO4 v.v…vượt tiêu chuẩn cho phép, ô nhiễm bởi vi sinh vật.

a. Nước bị nhiễm kim loại nặng

Kim loại nặng có Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn, v.v... thường không tham gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hóa của cơ thể con người và thường tích lũy trong cơ thể lâu dần sẽ gây nên các bệnh như ung thư da, phổi, phế quản...

Hiện tượng nước bị ô nhiễm kim loại nặng thường gặp trong các lưu vực nước gần các khu công nghiệp, các thành phố lớn và khu vực khai thác khoáng sản

b. Nước bị ô nhiễm vi sinh vật

Sinh vật có mặt trong môi trường nước ở nhiều dạng khác nhau. Bên cạnh các sinh vật có ích, có nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho người và sinh vật. Trong số này, đáng chú ý là các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh như các loại ký sinh trùng bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét, siêu vi khuẩn viêm gan B, siêu vi khuẩn viêm não Nhật Bản, giun đỏ, trứng giun v.v...

Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là phân rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải các bệnh viện v.v...

c. Nước bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học

Trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học tại các vùng nông nghiệp thâm canh, một lượng đáng kể thuốc và phân không được cây trồng tiếp nhận. Chúng sẽ lan truyền và tích lũy trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp dưới dạng dư lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và phân bón là nguyên nhân gây rất nhiều bệnh nguy hiểm ở người do đó cần có biện pháp xử lý để đảm bảo sức khỏe của người dân trong khu vực nguồn nước bị ô nhiễm.

Thực trạng khai thác nước ngầm ở Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường. Nước không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của thế giới sinh vật và nhân lợi trên trái đất. Nước quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước; mặt khác nước cũng có thể gây ra tai họa cho con người và môi trường. Tài nguyên nước là nguồn tài nguyên vừa hữu hạn, vừa vô hạn.

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới với bờ biển dài hơn 3000km, có nhiều sông, rạch, ao, hồ, đầm, phá và diện tích mặt nước nội thủy rộng lớn là những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế thủy sản, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước. Nuôi trồng thủy sản góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo an toàn thực phẩm, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và góp phần đưa ngành thủy sản thực sự trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta.

Việt Nam có 708 đô thị bao gồm 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 86 thành phố và thị xã thuộc tỉnh, 617 thị trấn với 21,59 triệu người (chiếm 26,3% dân số toàn quốc). Hiện có trên 240 nhà máy cấp nước đô thị với tổng công suất thiết kế là 3,42 triệu m3/ngày. Trong đó 92 nhà máy sử dụng nguồn nước mặt với tổng công suất khaỏng 1,95 triệu m3/ngày và 148 nhà máy sử dụng nguồn nước dưới đất với tổng công suất khoảng 1,47 triệu m3/ ngày.

Một số địa phương khai thác 100% nước dưới đất để cung cấp cho sinh hoạt sản xuất như Hà Nội, Hà Tây, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, Bình Định, Sóc Trăng, Phú Yên, Bạc Liêu…, các tỉnh thành Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Kon Tum, Gia Lai… khai thác 100% từ nguồn nước mặt; nhiều địa phương sử dụng cả 2 nguồn nước mặt và nước dưới đất. Tổng công suất hiện có của các nhà máy cấp nước đảm bảo cho mỗi người dân đô thị khoảng 150 lít nước sạch mỗi ngày. Tuy nhiên do cơ sở hạ tầng hệ thống cấp nước tại nhiều khu đô thị lạc hậu, thiếu đồng bộ nên hệ thống cấp nước khu đô thị chưa phát huy hết công suất, tỉ lệ thất thoát nước sạch khác cao (có nơi tỉ lệ thất thoát tới 40%). Chính vì vậy trên thực tế nhiều đô thị cung cấp nước chỉ đạt khoảng 40-50 lít/người/ngày.

Đối với khu vực nông thôn Việt Nam có khoảng 36,7 triệu người dân được cấp nước sạch (trên tổng số người dân 60,44 triệu). Có 7.257 công trình cấp nước tập trung cấp nước sinh hoạt cho 6,13 triệu người và trên 2,6 triệu công trình cấp nước nhỏ lẻ khác. Tỉ lệ dân số nông thôn được cấp nước sinh hoạt lớn nhất ở vùng Nam Bộ chiếm 66,7%, đồng bằng sông Hồng 65,1%, đồng bằng sông Cửu Long 62,1%.

Tại thành phố Hà Nội, tổng lượng nước dưới đất được khai thác là 1.100.000m3/ngày đêm, trong đó, phía Nam sông Hồng khai thác với lưu lượng 700.000m3/ngày đêm. Trên địa bàn Hà Nội hiện nay khoảng trên 100.000 giếng khoan khai thác nước kiểu UNICEF của các hộ gia đình, hơn 200 giếng khoan của công ty nước sạch thành phố quản lý và 500 giếng khoan khai thác nước của các trạm cấp nước sạch nông thôn.

Các tỉnh ven biển miền Tây nam Bộ như Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Long An do nguồn nước ngọt trên các sông rạch, ao hồ không đủ phục vụ cho nhu cầu của đời sống và sản xuất vì vậy nguồn nước cung cấp chủ yếu được khai thác từ nguồn nước dưới đất. Khoảng 80% dân số ở 4 tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau đang sử dụng nước ngầm mỗi ngày. Tại tỉnh Trà Vinh hiện có khoảng 41.512 giếng khoan, TP Cà Mau hơn 90% người dân trong xã đã khoan và sử dụng nước ngầm. Việc khai thác nước ngầm qúa mức đã làm tầng nước ngầm tụt giảm từ 12 đến 15m khu vực này, “giúp” cho tỉnh Trà Vinh gần hơn với mặt nước biển khoảng 2-2,5m.