Thành viên:DanGong/Nháp4
Thoát Trung là một danh từ hay được đề cập tới từ Vụ giàn khoan Hải Dương 981 có nghĩa là thoát ra vòng kiềm tỏa, khỏi bị lệ thuộc vào Trung Quốc.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Mặc dù bị đô hộ bởi Trung Quốc cả ngàn năm, dân tộc Việt Nam vẫn không bị đồng hóa và liên tục giành lại được độc lập. Cho nên cái nỗ lực Thoát Trung đã có từ bao giờ.
Ngôn ngữ
[sửa | sửa mã nguồn]Mục đích Thoát Trung là để gìn giữ những cá biệt của ngôn ngữ dân tộc qua chữ viết như việc chuyển đổi từ chữ Nho sang chữ Nôm, và để học hỏi những cái mới thực dụng hơn, như việc dùng chữ Quốc ngữ khiến cho việc học hỏi tiếng mẹ đẻ dễ dàng hơn.
Văn hóa
[sửa | sửa mã nguồn]Nhưng quan trọng hơn là Thoát Trung về văn hóa, có nghĩa là từ bỏ những văn hóa xưa cũ mà ta đã học hỏi từ Trung Quốc, hay những cái lỗi thời, sai lầm mà ta đang bắt chước Trung Quốc hiện thời. Đây là một tiến trình nếu xảy ra sẽ tương tự việc thực hiện cuộc thoát Á nhập Âu từ nửa sau của thế kỷ 19 của Nhật Bản, được cổ vũ bởi thầy giáo Fukuzawa Yukichi đã viết và đưa ra chiến lược Thoát Á Luận, để tránh được ách nô lệ thực dân mà Trung Quốc đã mắc phải và phát triển thành cường quốc chỉ sau một thời gian ngắn.
Hiện tại
[sửa | sửa mã nguồn]Mặc dù những âm mưu xâm chiếm lãnh thổ của Trung Quốc đã được dự tính từ lâu nay thể hiện qua việc chiếm Quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974, các đảo của Việt Nam ở Trường Sa vào năm 1988 nhưng hiện tại nó thể hiện rõ khi ai cũng thấy là chủ quyền của Việt Nam đang bị Trung Quốc đe dọa trong thời điểm mà chính quyền 2 nước cho là quan hệ Việt Trung tốt đẹp nhất. Cho nên đây là cơ hội tốt để mà thoát Trung.
Kinh tế
[sửa | sửa mã nguồn]Theo tiến sĩ Trần Văn Thọ cần thoát Trung để có một quan hệ kinh tế bình thường, mà từ 20 năm nay đã đi lệch hướng[1]:
- Cơ cấu ngoại thương giữa hai nước ngày càng phát triển bất bình thường và bất lợi cho Việt Nam.
Không những Việt Nam nhập siêu ngày càng tăng lên bất thường (từ năm 2006 kim ngạch nhập siêu với Trung Quốc lớn hơn cả xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường đó) mà cơ cấu cũng có tính chất buôn bán giữa một nước chưa phát triển và nước đã phát triển (xuất khẩu hàng nguyên liệu thô hoặc sơ chế và nhập hàng công nghiệp). - Doanh nghiệp Trung Quốc mua hoặc thuê dài hạn (nhiều trường hợp tới 50 năm) nhiều đất rừng và các khu vực ven biển, những nơi nhạy cảm về an ninh quốc gia.
- Số lượng lao động người Trung Quốc làm việc tại Việt Nam. Lao động chui quá nhiều chứng tỏ bộ máy quản lý ở trung ương và địa phương quá kém. Số lao động được cấp giấy phép cũng nhiều một cách khó hiểu.
Chính chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng nhận thấy cần phải sửa đổi trong quan hệ kinh tế Việt Trung:
- Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc “ngày càng lớn, liên tục diễn ra, đặc biệt là các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất”. “Một số sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.”
- “Lĩnh vực đấu thầu EPC, BOT và cung cấp thiết bị ở một số ngành quan trọng như điện, thông tin viễn thông và một số ngành kinh tế khác, nhà đầu tư Trung Quốc chiếm tỷ lệ lớn, nhiều dự án chất lượng công nghệ không cao, chi phí đầu tư thường tăng lên so với ban đầu, thời gian hoàn thành kéo dài.”[2]:
Hội thảo
[sửa | sửa mã nguồn]Một cuộc hội thảo với chủ đề "Làm sao để thoát Trung?" đã được tổ chức vào chiều thứ sáu 5 tháng 6 năm 2014, tại 53 Nguyễn Du, do Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh và Nhà xuất bản Tri thức cùng đỡ đầu. Cuộc hội thảo được chủ tọa bởi giáo sư Chu Hảo, với các bài thuyết trình của tiến sĩ Giáp Văn Dương, nhà nghiên cứu độc lập Phạm Gia Minh, Đinh Hoàng Thắng và của giáo sư Trần Ngọc Vương. Trong cuộc thảo luận có sự tham dự của Nguyễn Vi Khải, cựu chuyên viên trong Ban Cố vấn của Thủ tướng Phan Văn Khải. Tiếp theo đó, Nguyễn Quang A nói đến việc thoát hoàn cảnh đất nước nằm trong tay một nền chuyên chính theo lối toàn trị. Luật sư Trần Vũ Hải nói về sự liên minh với Hoa Kỳ, với Nhật Bản và Ấn Độ để thoát Trung.[3]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Chiến lược xoay trục quan hệ kinh tế Việt Trung , Trần Văn Thọ , thesaigontimes, 19.6.2014
- ^ Hội đàm Việt - Trung 'không đột phá', Trần Văn Thọ , BBC, 20.6.2014
- ^ Làm sao để thoát Trung?, Phạm Toàn, Văn Việt, 6.6.2014