Bước tới nội dung

Thành viên:Botminh24/nháp/1

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hội Đồng Võ Sư Chưởng Quản
Môn phái Vovinam – Việt Võ Đạo
Tên viết tắtHội Đồng Chưởng Quản Môn phái
Thành lậpngày 31 tháng 3 năm 2010
Sáng lậpChưởng Môn Lê Sáng
LoạiTổ chức điều hành Môn phái Vovinam – Việt Võ Đạo
Vị thế pháp lý  Đang hoạt động 
Trụ sở chínhTổ đường môn phái Vovinam Việt võ đạo
Vị trí
  • số 31 Sư Vạn Hạnh, phường 3, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Vùng phục vụ
Việt Nam
Lĩnh vựcVovinam
Thành viên
Các Võ sư Vovinam
Chánh Chưởng Quản
Võ sư Trần Văn Mỹ
Sứ mệnhđiều hành Môn phái Vovinam – Việt Võ Đạo theo 3 Mục đích và 5 Tôn chỉ của Môn phái

Hội Đồng Võ Sư Chưởng Quản Môn phái Vovinam – Việt Võ Đạo, gọi tắt là Hội Đồng Chưởng Quản Môn phái, là tổ chức cao nhất của Môn phái Vovinam – Việt Võ Đạo, thành lập theo quyết định của Võ sư Chưởng Môn Lê Sáng để điều hành Môn phái Vovinam – Việt Võ Đạo theo 3 Mục đích và 5 Tôn chỉ của Môn phái.[1]

Lịch sử hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào lúc 15 giờ ngày thứ ba ngày 24 tháng 8 năm 2010, tại Tổ Đường Môn phái Vovinam Việt võ đạo, số 31 Sư Vạn Hạnh, quận 5, TpHCM, Việt Nam, với sự chủ trì của Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng, Văn phòng Môn phái đã tổ chức buổi thông báo thành lập Hội đồng Võ sư Chưởng quản Môn phái. Võ sư Nguyễn Tôn Khoa đã tuyên đọc quyết định của Võ Sư Chưởng Môn (kí ngày 31 tháng 3 năm 2010) về việc thành lập Hội đồng Võ sư Chưởng quản Môn phái, Qui chế hoạt động và Quyết định bổ nhiệm.

Hội Đồng Chưởng Quản Môn phái để thay thế các tổ chức đã có trước đây của Môn phái. Người đứng đầu Hội Đồng này được gọi dưới danh hiệu là "Chánh Chưởng Quản" và là người đứng đầu Môn phái. Như vậy, danh xưng Chưởng Môn trong Môn phái sẽ không còn dùng trong tương lại nữa.

Trong Môn phái, Sáng Tổ Nguyễn Lộc, Chưởng Môn Lê Sáng là những danh hiệu riêng biệt, liên quan đến những thời kỳ đặc biệt của Môn phái.[1]

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Hội Đồng Võ Sư Chưởng Quản Môn phái gồm một vị đứng đầu gọi là Chánh Chưởng Quản.
Tiếp đó là các Chánh Vụ và Chánh Sự:

  • Chánh Vụ Lễ Nghi – Kỹ Thuật là người chịu trách nhiệm trông nom Tổ Đường, hương khói cho các Võ sư quá vãng, giữ gìn truyền thống sinh hoạt và các hình thức thờ cùng, tế lễ trong Môn phái, đồng thời là người có trách nhiệm giữ gìn kỹ thuật, đòn thế, bài bản cũng như phương pháp huấn luyện của Môn phái.
  • Chánh Vụ Khảo Thí – Kiểm Tra là người chịu trách nhiệm về việc thi cử, thăng đẳng cấp, đồng thời kiểm tra các tổ chức và cá nhân trong Môn phái trên cơ sở ba mục đích và năm tôn chí của Môn phái.
  • Chánh Vụ Kế Thống – Nhân Lực là người giữ gìn hệ thống lý thuyết võ đạo, truyền thống Môn phái, đồng thời nghiên cứu công tác đào tạo cũng như đề xuất nhân sự cho các tổ chức của Môn phái.
  • Chánh Vụ Tài Chính – Vật Chất là người giữ gìn các nguồn quỹ, phát triển hệ thống tài chính, đồng thời quản lý và phát triển các cơ sở vật chất của Môn phái.
  • Chánh Vụ Văn Phòng là người phụ trách công việc văn phòng của Môn phái, đồng thời tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin chính thức của Môn phái.
  • Chánh Sự là người được Chánh Chưởng Quản phân công chịu trách nhiệm một công tác trong một giai đoạn nhất định.[1]

Các Võ sư thành viên Hội Đồng hiện nay

[sửa | sửa mã nguồn]

Hội Đồng Võ Sư Chưởng Quản bao gồm 9 vị[1]:

  1. Chánh Chưởng Quản: Võ sư Trần Văn Mỹ
  2. Chánh Vụ Lễ Nghi – Kỹ Thuật: Võ sư Nguyễn Văn Sen
  3. Chánh Vụ Khảo Thí – Kiểm Tra: Võ sư Nguyễn Văn Vang
  4. Chánh Vụ Kế Thống – Nhân Lực: Võ sư Võ Văn Tuấn
  5. Chánh Vụ Tài Chính – Vật Chất: Võ sư Trần Đa
  6. Chánh Vụ Văn Phòng: Võ sư Nguyễn Tôn Khoa
  7. Chánh Sự: Võ sư Mai Văn Hiệp
  8. Chánh Sự: Võ sư Nguyễn Chánh Tứ

Trách nhiệm

[sửa | sửa mã nguồn]

Hội Đồng Chưởng Quản Môn phái họp định kỳ mỗi tháng một lần, khi có nhu cầu Chánh Chưởng Quản sẽ triệu tập họp bất thường.

Hội Đồng Chưởng Quản Môn Phái hoạt động theo nguyên tắc đa số, khi số thành viên biểu quyết ngang nhau thì Chánh Chưởng Quản có quyền quyết định sau cùng.

Do yêu cầu công việc của Môn phái, Chánh Chưởng Quản phân công các Chánh Vụ và Chánh Sự thực hiện các kế hoạch hoạt động trong lãnh vực, phục trách trình Chánh Chưởng Quản để thông qua trong Hội Đồng Chưởng Quản bằng biểu quyết.

Căn cứ vào kế hoạch hoạt động được thông qua, Chánh Chưởng Quản sẽ giao việc cụ thể cho từng chức trách có liên quan.[1]

3 Mục đích và 5 Tôn chỉ

[sửa | sửa mã nguồn]

Môn Phái Vovinam - Việt Võ Đạo hoạt động nhằm các mục đích sau đây:

I. Bảo tồn và phát huy nền võ học Việt Nam, nêu tinh thần thượng võ, áp dụng "Cương Nhu Phối Triển", phối hợp tinh hoa võ thuật trên thế giới.
II. Sưu tầm, nghiên cứu, và phát minh các thế võ để tu bổ, xây dựng cho nền võ thuật Vovinam-Việt Võ Đạo mỗi ngày một phong phú và tiến bộ.
III. Huấn luyện môn sinh trên ba phương diện Võ Lực, Võ Thuật, và Võ Đạo:

  • Về Võ Lực: Môn Phái sẽ luyện tập cho môn sinh có một thân hình rắn chắc, vững vàng; một sức lực mạnh mẽ, dẻo dai để có thể bền bỉ, chịu đựng trước mọi khó khăn, cực nhọc, đẩy lui các bệnh tật, giữ cho thân thể luôn luôn tráng kiện và lành mạnh.
  • Về Võ Thuật: Môn Phái sẽ huấn luyện cho môn sinh một kỷ thuật tinh vi để tự vệ hữu hiệu và sẵn sàng bênh vực lẽ phải.
  • Về Võ Đạo: Môn Phái sẽ rèn luyện cho môn sinh một tâm hồn cao thượng, một ý chí bất khuất, một tính tình hào hiệp, biết khép mình trong kỷ luật tự giác, biết sống hợp quần trong tình đồng đạo, biết hy sinh trong nếp sống vị tha và trở nên những công dân gương mẫu, phục vụ cho bản thân, gia đình, tổ quốc, và nhân loại.

Để thực hiện 3 mục đích nêu trên, môn phái Vovinam - Việt Võ Đạo hoạt động theo 5 tôn chỉ dưới đây:

I. Mọi hoạt động của môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo đều dựa trên một nền tảng vững chắc: Lấy Con Người làm cứu cánh, lấy Đạo Hạnh làm phương châm, lấy Kỷ Thuật và Ý Chí Quật Cường làm phương tiện.
II. Môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo là một đại gia đình, trong đó môn đồ thương yêu và kính trọng lẫn nhau. Sự kính trọng và lòng thương yêu ấy sẽ đan kết thành kỷ luật của Môn Phái, một giềng mối vững chắc giúp các môn đồ đoàn kết chặt chẽ để nêu cao danh dự Môn Phái, phục vụ dân tộc và nhân loại.
III. Môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo tích cực góp phần vào công cuộc giáo dục thanh thiếu niên.
IV. Hoạt động của môn phái không có tính cách chính trị và tôn giáọ.
V. Môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo luôn luôn tôn trọng các võ phái khác.[2]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e “Quyết định của Võ Sư Chưởng Môn”.
  2. ^ “3 Mục đích và 5 Tôn chỉ Vovinam Việt Võ Đạo”.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]