Bước tới nội dung

Thành viên:Bacsituonglai/Čertova pec

48°33′37″B 17°54′55″Đ / 48,56028°B 17,91528°Đ / 48.56028; 17.91528
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Čertova pec
Čertova pec
Bên trong hang Čertova pec
Bên trong hang Čertova pec
Čertova pec tại Slovakia
Čertova pec tại Slovakia
Vị trí tại Slovakia
Tên khácLò của quỷ
Vị trígần Radošina, dãy núi Považský Inovec
VùngVùng Nitra, Slovakia
Tọa độ48°33′37″B 17°54′55″Đ / 48,56028°B 17,91528°Đ / 48.56028; 17.91528
Lịch sử
Niên đạiĐồ đá cũ

Čertova pec ( tiếng Anh: Devil's furnace ) là một hang động các-xtơ nhỏ thuộc vùng núi Považský Inovec của Slovakia, nằm gần với Radošina, Vùng Nitra. Hang động không chỉ là một địa điểm giải trí hiện đại thông thường mà còn là nơi cung cấp bằng chứng cụ thể về sự hiện diện và sinh sống của con người trong thời kỳ đồ đá .

Tổng quát

[sửa | sửa mã nguồn]

Với chiều dài 27 m (89 ft), [1] hang động là một di tích tự nhiên nằm trong danh sách bảo tồn bởi ý nghĩa cổ sinh mà nó đem lại. Khu vực xung quanh Certova pec cũng là một địa điểm giải trí bao gồm nhà nghỉ ven đường, khu cắm trại và sân chơi. Hơn nữa, từ đây có ba con đường mòn dẫn tới các vùng lân cận. [2]

Cổ sinh vật học

[sửa | sửa mã nguồn]

Hang động mang những dấu tích của nhiều giai đoạn trong thời kỳ đồ đá cũ [1] với những phát hiện sớm nhất thuộc về nền văn hóa Mousterian (chủ yếu liên quan đến người Neanderthal ). [3] Thêm vào đó người ta cũng tìm ra một tập hợp các đồ vật có liên quan đến văn hóa Szeletian, một địa phương có nét văn hoá tương đồng với Gravettian đương đại. [4] Định tuổi bằng đồng vị carbon phóng xạ (C14) của các hiện vật văn hóa Szeletian cho thấy sự hiện diện của con người thời tiền sử trong hang động vào khoảng 38.400 năm trước.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

 

  1. ^ a b Pšenková, Vlasta (1994). Pozoruhodnosti Slovenska. Kubko-Goral. tr. 18.
  2. ^ Mallows, Lucy (2007). Slovakia. tr. 139. ISBN 1841621889.
  3. ^ Strhan, Milan; Daniel, David P. (1994). Slovakia and the Slovaks: A Concise Encyclopedia. Encyclopedical Institute of the Slovak Academy of Sciences. tr. 492.
  4. ^ Adams, B. (2009). “Bukk Mountain Szeletian”. Trong Camps, Marta; Chauhan, Parth (biên tập). Sourcebook of Paleolithic Transitions: Methods, Theories, and Interpretations. Springer. tr. 432. ISBN 0387764879.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

[[Thể loại:Thể loại:Tọa độ trên Wikidata]]