Thành phố cấp phó tỉnh
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Bài viết này là một phần của loạt bài về |
Phân cấp hành chính Trung Quốc |
---|
|
Hương (4) Hương
Nhai biện, nhai đạo Khu Thành phố cấp thị xã |
Lịch sử: trước 1912, 1912–1949, 1949–nay Mã phân chia hành chính |
Thành phố phó tỉnh (tiếng Trung giản thể: 副省级城市; bính âm: fù shěngjí chéngshì; phiên âm Hán-Việt: Phó tỉnh cấp thành thị) hay Thành phố trực thuộc tỉnh là một loại đơn vị hành chính địa phương dưới tỉnh và trên huyện, ngang cấp với các địa cấp thị nhưng có mức độ đô thị hóa cao hơn, và đặc biệt có nền kinh tế phát triển hơn.
Thủ trưởng của Thành phố phó tỉnh có địa vị ngang bằng với Phó Chủ tịch tỉnh. Cấp hành chính này được phân cấp nhiều quyền tự chủ hơn về mặt quản lý ngân sách, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, quản lý đô thị. Ngày 25 tháng 12 năm 1994, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố thành lập 16 thành phố phó tỉnh. Tuy nhiên, hiện chỉ có 15 thành phố phó tỉnh vì Trùng Khánh đã được nâng cấp thành phố trực thuộc trung ương.
Danh sách
[sửa | sửa mã nguồn]Sau đây là danh sách 15 thành phố phó tỉnh:
Các thành phố thủ phủ tỉnh (10):
- Cáp Nhĩ Tân (Hắc Long Giang)
- Trường Xuân (Cát Lâm)
- Thẩm Dương (Liêu Ninh)
- Tế Nam (Sơn Đông)
- Nam Kinh (Giang Tô)
- Hàng Châu (Chiết Giang)
- Quảng Châu (Quảng Đông)
- Tây An (Thiểm Tây)
- Vũ Hán (Hồ Bắc)
- Thành Đô (Tứ Xuyên)
Các đặc khu kinh tế (2):
- Hạ Môn (Phúc Kiến)
- Thâm Quyến (Quảng Đông)
Các khu phát triển công nghệ và kinh tế đặc biệt (3):
Đơn vị tương đương
[sửa | sửa mã nguồn]Một số đơn vị hành chính cấp địa khu khác cũng có thể xem là tương đương thành phố phó tỉnh gồm:
Châu tự trị cấp phó tỉnh (1):
Khu cấp phó tỉnh (2):
Doanh nghiệp quân đội trực thuộc nhà nước có địa vị phó tỉnh (1):