Bước tới nội dung

Techneti(IV) chloride

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Techneti(IV) chloride
Cấu trúc của tecneti(IV) chloride
Danh pháp IUPACTechnetium(IV) chloride
Tên khácTecneti tetrachloride
Nhận dạng
Số CAS14215-13-5
Thuộc tính
Công thức phân tửTcCl4
Khối lượng mol239,7178 g/mol
Bề ngoàitinh thể đỏ đậm
Khối lượng riêng3,3 g/cm³
Điểm nóng chảy
Điểm sôi 300 °C (573 K; 572 °F)[1] (phân hủy)
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhphóng xạ
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Tecneti(IV) chloride là hợp chất hoá học vô cơ, có thành phần chính gồm hai nguyên tố là tecneticlo với công thức hóa học được quy định là TcCl4. Hợp chất này được phát hiện vào năm 1957 như là halogen nhị phân đầu tiên của nguyên tố tecneti. Đây là chloride nhị phân oxy hóa cao nhất của tecneti đã được cô lập, và tồn tại dưới trạng thái rắn. Tuy là một chất rắn, TcCl4 dễ bay hơi ở nhiệt độ cao và tính chất này của nó đã được ứng dụng để tách tecneti khỏi các chloride kim loại khác.[2] Dung dịch keo tecneti(IV) chloride được oxy hóa để tạo thành ion Tc(VII) khi tiếp xúc với tia gamma.[3]

Tecneti(IV) chloride có thể được tổng hợp từ phản ứng của Cl2 với nguyên tố tecneti kim loại ở nhiệt độ cao, nằm trong khoảng từ 300 đến 500 ℃:[4]

Tc + 2Cl2 → TcCl4

Ngoài ra, tecneti(IV) chloride cũng đã được điều chế từ phản ứng của tecneti(VII) oxit với cacbon tetrachloride trong một bình phản ứng có nhiệt độ và áp suất cao:

Tc2O7 + 7CCl4 → 2TcCl4 + 7COCl2↑ + 3Cl2

Tại 450 ℃ trong chân không, hợp chất TcCl4 bị phân hủy tạo thành hai chất là TcCl3TcCl2.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lide, D. R. biên tập (2005). CRC Handbook of Chemistry and Physics (ấn bản thứ 86). Boca Raton (FL): CRC Press. ISBN 0-8493-0486-5.
  2. ^ Schwochau, Klaus (2000). Technetium. Wiley-VCH. tr. 67. ISBN 3-527-29496-1.
  3. ^ Fattahi, M.; Vichot, L.; Poineau, F.; Houée-Levin, C.; Grambow, B. (2005). “Speciation of technetium(IV) chloride under gamma irradiation”. Radiochimica Acta. 93 (7): 409–413. doi:10.1524/ract.2005.93.7.409.
  4. ^ Johnstone, Erik V.; Poineau, Frederic; Forster, Paul M.; Ma, Longzou; Hartmann, Thomas; Cornelius, Andrew; Antonio, Daniel; Sattelberger, Alfred P.; Czerwinski, Kenneth R. (ngày 9 tháng 7 năm 2012). “Technetium Tetrachloride Revisited: A Precursor to Lower-Valent Binary Technetium Chlorides”. Inorganic Chemistry (bằng tiếng Anh). 51 (15): 8462–8467. doi:10.1021/ic301011c.