Tam Quan (phường)
Tam Quan
|
||
---|---|---|
Phường | ||
Phường Tam Quan | ||
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Vùng | Duyên hải Nam Trung Bộ | |
Tỉnh | Bình Định | |
Thị xã | Hoài Nhơn | |
Thành lập | ||
Địa lý | ||
Tọa độ: 14°32′55″B 109°02′30″Đ / 14,5487°B 109,0417°Đ | ||
| ||
Diện tích | 7,22 km² | |
Dân số (2019) | ||
Tổng cộng | 11.990 người | |
Mật độ | 1.661 người/km² | |
Khác | ||
Mã hành chính | 21637[3] | |
Tam Quan là một phường thuộc thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam.
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Phường Tam Quan nằm ở phía bắc thị xã Hoài Nhơn, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp phường Tam Quan Bắc và phường Tam Quan Nam
- Phía tây giáp xã Hoài Châu và xã Hoài Phú
- Phía nam giáp phường Hoài Hảo và phường Tam Quan Nam
- Phía bắc giáp xã Hoài Châu Bắc.
Phường Tam Quan có diện tích 7,22 km², dân số năm 2019 là 11.990 người, mật độ dân số đạt 1.661 người/km².[2]
Hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Phường Tam Quan được chia thành 9 khu phố: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.[4][5]
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Trước đây, Tam Quan là một xã thuộc huyện Hoài Nhơn.
Xã Tam Quan được thành lập vào ngày 7 tháng 11 năm 1986 trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của xã Tam Quan Bắc.[6]
Sau khi thành lập, xã Tam Quan có 720 ha diện tích tự nhiên và 9.925 người.
Ngày 26 tháng 12 năm 1997, thành lập thị trấn Tam Quan trên cơ sở toàn bộ 684,0 ha diện tích tự nhiên và 11.833 người của xã Tam Quan.[1]
Ngày 22 tháng 4 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 932/NQ-UBTVQH14 về việc thành lập thị xã Hoài Nhơn và các phường thuộc thị xã Hoài Nhơn (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6 năm 2020)[2]. Theo đó, thành lập phường Tam Quan thuộc thị xã Hoài Nhơn trên cơ sở toàn bộ 7,22 km² diện tích tự nhiên và 11.990 người của thị trấn Tam Quan.
Kinh tế - xã hội
[sửa | sửa mã nguồn]Tam Quan có hai trường trung học phổ thông là Trung học Phổ thông Nguyễn Trân và Trung học Phổ thông Tam Quan, có một trung tâm y tế, xí nghiệp may và nhiều cơ quan trụ sở khác.
Tam Quan đặc trưng với rừng dừa rộng lớn, với các đặc sản như mè xửng, bánh trán nước dừa, bún, ngoài ra còn có một đặc sản nữa cũng khá được ưa chuộng đó là nước mắm.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b “Nghị định 118/1997/NĐ-CP về việc chia tách, thành lập một số phường, thị trấn thuộc thành phố Quy Nhơn, các huyện An Nhơn và Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định”.
- ^ a b c “Nghị quyết số 932/NQ-UBTVQH14 năm 2020 về việc thành lập thị xã Hoài Nhơn và các phường thuộc thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định”.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ “Chuyển 99 thôn, khối thành khu phố thuộc các phường trên địa bàn TX Hoài Nhơn”. Báo Bình Định điện tử. 16 tháng 5 năm 2020.[liên kết hỏng]
- ^ “Đơn vị hành chính”. Cổng thông tin điện tử phường Tam Quan.
- ^ “Quyết định 137-HĐBT năm 1986 về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số xã của các huyện Hoài Nhơn và Vĩnh Thạnh thuộc tỉnh Nghĩa Bình”.