Bước tới nội dung

Tam Lãnh

15°26′34″B 108°25′14″Đ / 15,44278°B 108,42056°Đ / 15.44278; 108.42056
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tam Lãnh
Xã Tam Lãnh
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngDuyên hải Nam Trung Bộ
TỉnhQuảng Nam
HuyệnPhú Ninh
Địa lý
Tọa độ: 15°26′34″B 108°25′14″Đ / 15,44278°B 108,42056°Đ / 15.44278; 108.42056
Tam Lãnh trên bản đồ Việt Nam
Tam Lãnh
Tam Lãnh
Vị trí xã Tam Lãnh trên bản đồ Việt Nam
Diện tích71,61 km²
Dân số (2019)
Tổng cộng5.860 người[1]
Mật độ82 người/km²
Khác
Mã hành chính20395[2]

Tam Lãnh là một thuộc huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Tam Lãnh nằm cách trung tâm huyện Phú Ninh khoảng 20 km về phía tây–nam, cách thành phố Tam Kỳ 30 km về phía tây, có vị trí địa lý:

Xã Tam Lãnh có diện tích 71,61 km², dân số năm 2019 là 5.860 người[1], mật độ dân số đạt 82 người/km².

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Tam Lãnh được chia thành 6 thôn: Phước Bắc, An Mỹ, Trung Sơn, Đàn Thượng, An Lâu, Bồng Miêu.[3]

Trên địa bàn xã Tam Lãnh có 01 Trung tâm y tế xã và 03 trường học gồm: Trường Mẫu giáo Hoa Mai, trường Tiểu học Trần Quốc Toản và trường THCS Chu Văn An.

Xã Tam Lãnh tiếp giáp một phần với Hồ Phú Ninh - là hồ thủy lợi lớn nhất khu vực miền Trung. Hồ như một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp với cảnh núi non, sông nước, trời mây. Viêc chạy xe quanh hồ và ngắm cảnh, chụp hình là một trải nghiệm thú vị với tất cả du khách từng ghé chân qua đây.

Hồ Phú Ninh với diện tích mặt nước hơn 3.200 ha, sức chứa 344 triệu m³ là một công trình đại thủy nông của cả nước. Đây không chỉ là công trình tạo nên những thay đổi mạnh mẽ trong nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới của tỉnh Quảng Nam mà còn là một danh thắng nổi tiếng. Công trình được khởi công xây dựng vào ngày 29/3/1977; đến ngày 14/7/1977, khởi công xây dựng đập đầu mối; ngày 29/3/1979 làm lễ chặn dòng giai đoạn 1; đến năm 1980 dòng nước đầu tiên của Phú Ninh đã dẫn tới cánh đồng xã Tam Xuân và các xã phía Nam của Tam Kỳ. Và sau hơn 9 năm xây dựng, ngày 27/3/1986, công trình Đại thủy nông Phú Ninh đã được khánh thành.

Tam Lãnh còn nổi tiếng với mỏ vàng Bồng Miêu (còn có tên gọi khác là Bông Miêu), từng là mỏ vàng có trữ lượng và quy mô khai thác lớn nhất cả nước từ thời Pháp thuộc. Một số công trình từ thời Pháp vẫn còn sót lại đến tận bây giờ. Ngoài ra, Thác Trắng, Hầm Hô cũng là hai địa danh mà du khách thường hay khám phá và ấn tượng khi đặt chân đến mảnh đất Tam Lãnh.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. “Dân số đến 01 tháng 4 năm 2019 - Tỉnh Quảng Nam” (PDF). Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2020.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ Nghị quyết số 42/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]