Tức Tranh
Tức Tranh
|
||
---|---|---|
Xã | ||
Xã Tức Tranh | ||
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Vùng | Đông Bắc Bộ | |
Tỉnh | Thái Nguyên | |
Huyện | Phú Lương | |
Địa lý | ||
Tọa độ: 21°43′40″B 105°46′0″Đ / 21,72778°B 105,76667°Đ | ||
| ||
Diện tích | 26,14 km²[1] | |
Dân số (1999) | ||
Tổng cộng | 8.059 người[1] | |
Mật độ | 308 người/km² | |
Khác | ||
Mã hành chính | 05641[2] | |
Website | tuctranh | |
Tức Tranh là một xã thuộc huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam.
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Xã Tức Tranh nằm ở phía đông huyện Phú Lương, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp xã Phú Đô
- Phía tây giáp thị trấn Đu và xã Yên Lạc
- Phía nam giáp huyện Đồng Hỷ và các xã Phấn Mễ, Vô Tranh
- Phía bắc giáp xã Phú Đô và xã Yên Lạc.
Xã Tức Tranh có diện tích 26,14 km², dân số năm 1999 là 8.059 người, mật độ dân số đạt 308 người/km².
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Năm Minh Mạng thứ 16 (1836), tổng Tức Tranh thuộc huyện Phú Lương, phủ Tòng Hóa, tỉnh Thái Nguyên, gồm 4 xã: Tức Tranh, Quảng Cố, Đan Khê, Thanh Trà và 1 trang là An Lạc.
Đến trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, tổng Tức Tranh có ba xã, sau đó Tức Tranh trở thành tên của một xã của huyện Phú Lương như hiện nay.
Hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Xã Tức Tranh được chia thành 24 xóm: Bãi Bằng, Đập Tràn, Đồng Danh, Đồng Hút, Khe Cốc, Minh Hợp, Quyết Thắng, Quyết Tiến, Tân Hòa, Tân Thái, Thâm Găng.[3]
Kinh tế
[sửa | sửa mã nguồn]Tức Tranh là một xã phát triển về nghề trồng chè. Thu nhập bình quân của người dân xã Tức Tranh năm 2009 là 11,9 triệu đồng, tỉ lệ tăng trưởng đạt 13%.[4] Năm 2009, xã Tức Tranh được tỉnh Thái Nguyên công nhận Làng nghề trồng và chế biến chè Thác Dài.[5]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ “Địa chí Thái Nguyên- Huyện Phú Lương” (PDF). Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2011.
- ^ “Xã Tức Tranh xây dựng nông thôn mới”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2011.
- ^ Tức Tranh trên đường phát triển các làng nghề chè truyền thống[liên kết hỏng]