Bước tới nội dung

Tục Thủy hử

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tục Thủy hử (Chữ Hán: 續水浒), còn có tên gọi là Chinh tứ khấu (征四寇) hay Tân tăng đệ ngũ tài tử kỳ thư Thủy hử toàn truyện (新增第五才子書水滸全传), được xuất bản tại Việt Nam với tên gọi Hậu Thủy hử, là một tác phẩm văn học cổ điển Trung Hoa, kế tiếp nội dung của tiểu thuyết Thủy hử. Tục Thủy hử được cho là được sáng tác bởi La Quán Trung. Nội dung của tác phẩm kể về quá trình thất bại của cuộc khởi nghĩa của các anh hùng Lương Sơn Bạc do Tống Giang (tức Tống Công Minh) lãnh đạo. Hậu Thủy hử đề cập chi tiết tới kết cục của từng thủ lĩnh quân Lương Sơn.

Thông tin cơ bản

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Trung Quốc thông tục tiểu thuyết tổng mục đề yếu (中國通俗小説總目提要): "Ở Trung Thắng Đường giữ một bản sách. Ở giữa ghi là Chinh tứ khấu truyện, góc trên phải ghi là Tục Thủy hử, góc phái dưới ghi là Trung Thắng Đường tàng bản. Quyển đầu đề là Tân tăng đệ ngũ tài tử thư Thủy Hử toàn truyện, Thánh Thán ngoại thư. Mục lục đề là Tân tăng tinh tú Thủy Hử hậu truyện, ở giữa ghi là Đệ ngũ tài tử thư." Những trang cuối ghi là "Càn long nhâm tý tuế (1792) tịch nguyệt thưởng tâm cư sĩ thư vu địch vân tinh xá".

Nội dung của bản Trung Thắng Đường bao gồm 48 hồi, số hồi từ hồi 67 đến hồi 115, đây được xem là phần cuối của Thủy hử bản 115 hồi. Nội dung của Tục Thủy hử được đời sau thêm thắt thành 49 hồi, ghép với 71 hồi của Thi Nại Am, thành Thủy hử bản 120 hồi mà ngày nay thường gọi là Thủy hử toàn truyện. Kim Thánh Thán sau này bỏ hồi 1 và 49 hồi Tục Thủy hử, sửa lại phần kết, thành Thủy hử bản 70 hồi thường thấy ngày nay.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]
Xem Thi Nại Am hay La Quán Trung.

Hai nhà văn nổi tiếng trong văn học cổ điển Trung Hoa là Thi Nại Am và La Quán Trung là đồng tác giả của tác phẩm này. Nhưng nhiều người cho rằng La Quán Trung với thực sự là tác giả Tục Thủy hử.

Tương truyền La Quán Trung là học trò của Thi Nại Am. Sau khi Thi Nại Am đã sáng tác xong 70 hồi truyện Thủy hử, vua nhà Nguyên đọc xong truyện đã nổi giận bắt giam Thi Nại Am và hạ lệnh phải viết tiếp đoạn sau, kể về việc Lương Sơn Bạc bị dẹp, nếu không sẽ bị xử tội.

Thi Nại Am lo lắng, bèn cho gọi học trò là La Quán Trung tới nhà lao cùng bàn bạc. Hai người cùng nhau thống nhất ý tưởng viết Hậu Thủy Hử kể việc thất bại của quân Tống Giang. Sau 1 năm, Hậu Thủy hử hoàn thành, hai thầy trò mang dâng vua Nguyên. Vua Nguyên xem xong rất bằng lòng, hạ lệnh thả Thi Nại Am.

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]
Xem chi tiết: Thủy hử

Tục Thủy hử kể về quá trình tổn thất, tan rã hoàn toàn của các anh hùng Lương Sơn Bạc. Nội dung chủ yếu của truyện kể về việc nghĩa quân Lương Sơn đánh bại các cuộc đánh dẹp của triều đình nhà Tống, nhận chiêu an và tiến công nước Liêu, bình định các cuộc khởi nghĩa của Điền Hổ, Vương Khánh, Phương Lạp (cùng Tống Giang được gọi chung là Tứ đại khấu).

Làm tôi triều đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Lương Sơn Bạc phát triển đến cực thịnh ở hồi 70 với việc tập hợp đủ 108 vị anh hùng được phân thứ hạng và nhiệm vụ ở Lương Sơn. Triều đình nhà Tống nhiều lần phát quân đi đánh dẹp đều bị quân khởi nghĩa đánh bại.

Thái uý Cao Cầu đích thân cầm quân đi dẹp, bị quân Lương Sơn bắt sống. Tuy nhiên, do thủ lĩnh Tống Giang mang nặng tư tưởng trung quân ái quốc nên đã sai thả Cao Cầu và xin được về quy thuận triều đình.

Dù bị nhiều ý kiến phản đối (nhất là Lâm Xung và Lỗ Trí Thâm), Tống Giang vẫn quyết ý dẫn các thủ hạ về quy hàng khi được triều đình chiêu an.

Sau khi về hàng triều đình, quân Lương Sơn được điều đi chống quân nhà Liêu xâm phạm bờ cõi nhà Tống. Quân Lương Sơn thắng quân Liêu liên tiếp nhiều trận (chiếm được Đàn Châu, Kế Châu, Bá Châu, U Châu), sắp tiến đến kinh đô nước Liêu thì vua Huy Tông theo lời các gian thần, chấp thuận cho nước Liêu giảng hoà và hạ lệnh Tống Giang rút quân.

Trở về, triều đình lại phái quân Lương Sơn đi đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa khác của Điền Hổ, Vương Khánh và Phương Lạp. Với đội ngũ thiện chiến, tài năng, quân Lương Sơn dưới cờ hiệu của triều đình nhà Tống đã dẹp được cả ba cuộc khởi nghĩa quy mô lớn này. Trong cuộc chiến với Điền Hổ, quân Tống Giang đã thu phục được các hàng tướng như Kiều Đạo Thanh, Mã Linh, Tôn An, Biện Tường, Đường Bân, Văn Trọng Dung, Thôi Dã,... và họ đã tử chiến trong cuộc chiến với Vương Khánh (Kiều Đạo Thanh, Mã Linh bỏ đi, theo La Chân Nhân tu hành, Tôn An bệnh mất dọc đường,...). Trương Thanh kết duyên cùng Quỳnh Anh, Diệp Thanh quy thuận Lương Sơn.

Khi đánh quân Liêu và các cuộc khởi nghĩa nông dân khác của Điền Hổ, Vương Khánh, họ toàn thắng và không có tướng lãnh nào tử vong. Tuy nhiên, khi đánh Phương Lạp, quân Lương Sơn bị tổn thất nặng (Tuyên Tán chết ở Tô Châu, Dương Chí mất một chân, Sách Siêu, Đặng Phi, Lưu Đường, Trương Thuận,... chết ở Hàng Châu, Giải Trân, Giải Bảo, Lã Phương, Quách Thịnh, Mã Lân, Yến Thuận,... chết ở đèo Ô Long, Lý Lập, Thang Long, Sái Phúc, Đỗ Thiên... chết ở Thanh Khê, Võ Tòng chặt đứt 1 cánh tay, bắt được Phương Lạp). Và khi giặc giã không còn, nhà Tống tìm cách trừ khử họ.

Kết cục

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự suy giảm quân số chỉ diễn ra khi quân Lương Sơn đụng độ quân Phương Lạp. Cho tới khi đánh bại quân khởi nghĩa này và bắt sống thủ lĩnh Phương Lạp, các anh hùng Lương Sơn Bạc bị tổn thất rất nhiều.

Trong 108 người, 5 người không tham dự cuộc chiến với Phương Lạp do được lệnh ở lại hoặc bị gọi về; 103 người tham dự cuộc chiến với Phương Lạp thì có 76 người bị tử trận hoặc không trở về triều nhận quan tước, 27 người trở về triều.

Trong 32 người còn sống, 3 người bị triều đình sát hại; 2 người tự vẫn vì phẫn chí; 12 người về tới kinh nhưng vẫn không nhận chức, bỏ về quê cũ hoặc đi làm đạo sĩ; 3 người nhận chức rồi sau đó từ chức vì không thích bon chen ở chốn quan trường nhiều gian thần; 13 người tiếp tục phục vụ triều đình.

Trong 108 người, có 69 người chết, trong đó:

1. Tướng chết trận: 59 người, bao gồm:

2. Tướng ốm chết dọc đường: 10 người, gồm:

Còn lại 39 người sống sau khi dẹp Phương Lạp, nhưng kết cục cũng khác nhau, không phải ai cũng được trọn vẹn:

1. Tướng không muốn ra làm quan và đã bỏ đi trên đường về kinh: 4 người:

2. Những trường hợp không về khác:

  • Lỗ Trí ThâmVõ Tòng ở lại chùa Lục Hòa (Hàng Châu) theo nghiệp tu hành. Võ Tòng sau sống ngoài 80 tuổi, Lỗ Trí Thâm chết tại chùa này chỉ một thời gian ngắn sau khi thắng Phương Lạp.
  • Công Tôn Thắng từ giã Lương Sơn ngay trước khi ra quân tấn công Phương Lạp và theo La Chân Nhân tu hành ở Kế Châu.

3. Những tướng trở về và nhận chức phong: 27 tướng lĩnh, gồm:

3. Tướng đã ở kinh từ trước hoặc được lệnh gọi về: 5 phó tướng: An Đạo Toàn, Hoàng Phủ Đoan, Kim Đại Kiện, Tiêu Nhượng, Nhạc Hòa.

Số mệnh khác nhau của 32 người này sau khi về kinh mới là đa dạng nhất, không chỉ nói lên sự bội bạc của triều đình nhà Tống đối với công thần, mà còn lột tả tận cùng tính cách của từng người. Cho tới đoạn kết cục này, độc giả mới thực sự nhìn ra chân tướng của tất cả các anh hùng Lương Sơn Bạc.

  • Tống Giang tự sát theo mệnh lệnh của vua. Lý Quỳ uống rượu độc để cùng chết.
  • Lư Tuấn Nghĩa bị triều đình đầu độc chết.
  • Ngô Dụng sau khi mang xác Tống Giang và Lý Quỳ đi chôn, gặp Hoa Vinh cùng treo cổ tự vẫn ở cùng chỗ 2 ngôi mộ. Cái chết của Ngô Dụng đầy bi phẫn.
  • Quan Thắng nhận chức, sau bị tai nạn ngã ngựa chết. Một số truyện khác chép Quan Thắng chết trong kháng Kim.
  • Lý Ứng, Sài Tiến nhận chức một thời gian rồi từ chức về quê.
  • Đái Tông nhận chức rồi từ chức về làm thủ từ ở Thái An
  • Nguyễn Tiểu Thất, Tống Thanh, Mục Xuân, Trâu Nhuận, Tôn Tân, Tôn Lập, Cố Đại Tẩu, Tưởng Kính về kinh nhưng không nhận chức mà trở về quê.
  • Chu Vũ và Phàn Thuỵ bỏ đi làm đạo sĩ, ngao du thiên hạ.
  • Yến Thanh không về nhận chức và cùng Lý Sư Sư đi ngao du thiên hạ.
  • Chu Đồng và Hô Diên Chước còn làm tướng chống quân nhà Kim sau này (Hô Diên Chước tử trận). Lăng Chấn cũng tiếp tục phục vụ triều đình trong chiến trận.
  • Dương Lâm, Bùi Tuyên cùng về suối An Lạc làm tiểu lại.
  • Hoàng Tín làm quan ở Thanh Châu.
  • An Đạo Toàn ở lại Viện thái y làm thầy thuốc, Hoàng Phủ Đoan lại đi giữ ngựa cho triều đình; Kim Đại Kiện làm ngự bảo giám; Nhạc Hòa phục vụ trong phủ phò mã.
  • Tiêu Nhượng làm văn thư trong phủ gian thần Thái Kinh.

Trong 32 người, 4 người bị triều đình sát hại; 1 người tự vẫn vì phẫn chí; 13 người về tới kinh nhưng vẫn không nhận chức, bỏ về quê cũ hoặc đi làm đạo sĩ; 3 người nhận chức rồi sau đó từ chức vì không thích bon chen ở chốn quan trường nhiều gian thần; 13 người tiếp tục phục vụ triều đình.

Đãng khấu chí phản bác Hậu Thủy hử

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà văn Du Vạn Xuân đời nhà Thanh theo quan điểm phong kiến, đứng về phía triều đình, cho rằng truyện Thủy hử cũng như Hậu Thủy hử quá tai hại đối với xã hội vì nó kích động nhân dân chống đối triều đình và những cái chết oan uổng của các anh hùng Lương Sơn sau khi quy hàng nhà Tống khiến nhân dân thương xót "những kẻ làm loạn".

Vì vậy mãi tới thế kỷ 19, Du Vạn Xuân mới viết Đãng khấu chí (nghĩa là: Kể chuyện dẹp giặc cướp) nhằm mục đích viết lại Hậu Thủy hử, nội dung kể về việc các anh hùng Lương Sơn Bạc bị triều đình đánh dẹp thẳng tay và họ đã bị tiêu diệt chứ không khiến triều đình phải chiêu an. Họ bị mô tả như quân cường khấu, vô đạo, trái nghĩa. Tuy nhiên, khi Đãng khấu chí ra đời, Hậu Thủy hử đã quá phổ biến, đã in sâu trong tâm trí độc giả 500 năm và vì vậy, Đãng khấu chí rất ít được biết tới.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thủy hử - Thi Nại Am, Nhà xuất bản Văn học, 1988, bản dịch của Trần Tuấn Khải - Lương Duy Thứ giới thiệu
  • Hậu Thủy hử - Thi Nại Am và La Quán Trung, Nhà xuất bản Văn học, 1999, bản dịch của Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thuý Nga - Ngô Đức Thọ giới thiệu.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]