Bước tới nội dung

Tổng trấn Genova

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tổng trấn Genova
Quốc huy
Giovanni Battista Durazzo
Kính ngữAltezza Serenissima
Dinh thựDinh Tổng trấn
Bổ nhiệm bởi
Đại Hội đồng và Tiểu Hội đồng
Thành lập23 tháng 12 năm 1339
Người đầu tiên giữ chứcSimone Boccanegra
Người cuối cùng giữ chứcGiacomo Maria Brignole
Bãi bỏ17 tháng 6 năm 1797

Tổng trấn của Genova (/d/ DOHJ)[a] là người đứng đầu nhà nước của Cộng hòa Genova, một thị quốc và ngay sau đó là một nước cộng hòa hàng hải, từ năm 1339 cho đến khi nhà nước này giải thể vào năm 1797. Ban đầu các vị được bầu trọn đời, nhưng từ sau năm 1528 thì các Tổng trấn được bầu với nhiệm kỳ hai năm môt lần [1].Nền Cộng hòa được cai trị bởi một nhóm nhỏ các gia đình thương gia, những người sau đó có thể được chọn làm tổng trấn.

Trong xưng hô

[sửa | sửa mã nguồn]

Hình thức xưng hô của quan tổng trấn Genova ban đầu là "eccelso" (quý ngài cao quý), sau đó là "illustrissimo" (quý ngài lừng lẫy nhất), "eccellentissimo" (quý ngài xuất sắc nhất), và cuối cùng là "serenissimo principe" (quý vương tử đại bình yên), "signore" (lãnh chúa), hoặc "settembre altarenissima" (quý lãnh chúa đại bình yên).[2]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Simone Boccanegra (Tiếng Liguria: Scimón Boccanéigra), người được dân chúng tôn lên làm Tổng trấn đầu tiên vào năm 1339, khởi đầu thời kỳ "Tổng trấn vĩnh viễn" , khi Tổng trấn giữ chức vụ suốt đời. Simone Boccanegra là một nhân vật nổi tiếng, đến mức câu chuyện của ông được bất tử hóa trong vở opera của Giuseppe Verdi. Trong giai đoạn từ năm 1339 – 1528, Tổng trấn được bầu chọn bởi toàn dân mà không có bất kỳ giới hạn nào. Tuy nhiên, chức vụ này thường không ổn định: Chỉ một Tổng trấn duy nhất trong thời kỳ này giữ được vị trí quá 8 năm. Nhiều người từ chức, bị trục xuất hoặc thậm chí không hoàn thành nổi một ngày tại vị. Genoa không tin tưởng hoàn toàn vào các Tổng trấn, nên họ bị kiểm soát bởi các ủy ban hành pháp và không được trực tiếp quản lý ngân quỹ nhà nước (Casa di San Giorgio). Các gia đình quý tộc và thương nhân giàu có như Adorno, Fregoso (hoặc Campofregoso), Spinola, Grimaldi, Doria, và Durazzo, thường tranh giành quyền lực để đưa người của mình lên vị trí này: Tomaso di Campofregoso từng làm Tổng trấn ba lần (1415, 1421, 1437). Paolo Fregoso, tổng giám mục Genova, nổi tiếng với việc bắt cóc một Tổng trấn đương nhiệm, buộc ông này từ chức, và sau đó, khi bị lật đổ, trở thành cướp biển. Việc tranh giành quyền lực đôi khi dẫn đến những tình huống kỳ lạ: Năm 1389, một ứng viên thất bại quay về từ nơi lưu đày cùng 7.000 người ủng hộ, ăn tối thân thiện với Tổng trấn đương nhiệm, rồi nhẹ nhàng "thay thế" ông ta với lý do người này chỉ là "phó tạm thời" trong thời gian ông vắng mặt.

Andrea Doria, một đô đốc và chính khách nổi tiếng, đã tiến hành cuộc cải cách lớn vào năm 1528: Ông chấm dứt chế độ "Tổng trấn vĩnh viễn", giới hạn nhiệm kỳ của Tổng trấn xuống còn hai năm. Quyền bầu chọn Tổng trấn được giao cho Đại hội đồng (Gran Consiglio), nơi quy tụ các thành viên của giới quý tộc. Tầng lớp bình dân do đó bị loại khỏi danh sách ứng cử viên. Mặc dù không nắm chức Tổng trấn, Andrea Doria cai trị Genova như một nhà độc tài thực tế, đưa thành phố vào thời kỳ phục hưng, nhờ mối quan hệ chặt chẽ với Đế quốc Tây Ban Nha và lợi ích từ tài chính ngân hàng.

Năm 1797, Genova bị sáp nhập vào Cộng hòa Liguria, một nhà nước vệ tinh của Pháp sau một thời gian dài suy yếu. Dinh Tổng trấn (Palazzo Ducale), nơi các Tổng trấn từng cai trị, bị binh lính Pháp và dân chúng cướp phá, chấm dứt hoàn toàn vai trò lịch sử của chức vụ Tổng trấn ở đây.

Palazzo Pubblico, nơi mà các Tổng trấn từng làm chủ tọa, đã được mở rộng vào năm 1388 để phù hợp với người cai trị mới và phong cách chính quyền mới, đây là lần đầu tiên trong một loạt các cuộc tái thiết triệt để. Nó được đổi tên thành Palazzo Ducale và được xây dựng lại một cách tráng lệ vào thế kỷ 16. Một điều thú vị với Dinh Tổng trấn Genova là trong khi Dinh Tổng trấn Venezia được trang trí lộng lẫy, mỗi Tổng trấn của Genova phải tự mang đồ đạc cá nhân vào dinh khi nhậm chức và mang đi khi rời nhiệm kỳ. Cho đến gần đây, palazzo này là nơi đặt các tòa án, nhưng hiện tại nó hoạt động như trung tâm văn hóa của Genova.

Bầu cử

[sửa | sửa mã nguồn]

Cuộc bầu cử Tổng trấn diễn ra thông qua cuộc bỏ phiếu của các thành viên của Đại hội đồng và Tiểu Hội đồng của Genova họp tại một căn phòng có cùng tên tại Dinh Tổng trấn. Cuộc bỏ phiếu diễn ra bằng cách rút ra năm mươi quả bóng vàng được đựng trong một chiếc bình đặt trước ngai vàng. Nhờ một loạt các cuộc bỏ phiếu liên tiếp, số lượng ứng cử viên đã giảm xuống còn sáu và trong số những người sau, người giành được số phiếu cao nhất sẽ được bầu làm Tổng trấn.[3]

Danh sách

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng trấn Vĩnh viễn (1339 – 1528)

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên
(Sinh – mất)
Gia huy Chân dung Thời gian giữ chức Ghi chú
Simone Boccanegra
(1301 – 1363)
23 tháng 9 – 23 tháng 12 năm 1345 Tổng trấn Genova đầu tiên. Sau khi nhậm chức không lâu, ông bị giới quý tộc phản đối, đồng thời mất đi sự ủng hộ của người dân. Do đó, ông từ bỏ quyền lực và tị nạn ở Pisa.
Giovanni da Murta
(? – 1360)
25 tháng 12 năm 1345 – 6 tháng 1 năm 1350 Trong thời kỳ cai trị của mình, ông cố gắng ổn định thành phố bằng cách đối phó với các cuộc xung đột giữa các gia tộc quý tộc, đặc biệt là nhà Grimaldi. Ông tổ chức một hạm đội để đánh bại nhà Grimaldi, buộc họ phải chạy trốn sang Marseille. Sau đó, ông gửi hạm đội này đến đảo Khios để bảo vệ thuộc địa của Genova khỏi cuộc bao vây của hãn Ganī Bek. Để trả công cho đô đốc Simone Vignoso và các nhà đầu tư, ông cho phép họ khai thác tài nguyên của Chios. Cuối nhiệm kỳ, ông cố gắng củng cố quyền lực của Genova tại Corsica. Qua đời vì dịch hạch trong một đợt dịch hạch lớn tại châu Âu vào năm 1350. Ông được cho là không cho phát hành đồng grosso trong suốt thời gian trị vì của mình.
Giovanni da Valente
(1280 – 1360)
6 tháng 1 năm 1350 – 8 tháng 10 năm 1353 Trong nhiệm kỳ của ông, căng thẳng giữa Genova và Venezia leo thang thành chiến tranh mở, đặc biệt sau khi ông cố gắng loại bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Venezia khỏi Biển Đen. Những nỗ lực này đến cùng không thành công. Đối mặt với nguy cơ nội chiến và hoạ ngoại xâm, gia tộc Visconti được hội đồng Genova mời vào và do đó quyền lực Tổng trấn suy giảm. Bản thân Giovanni từ chức không lâu sau đó.

Tổng trấn Hai năm (1528 – 1797)

[sửa | sửa mã nguồn]
Tên
(Sinh – mất)
Gia huy Chân dung Thời gian giữ chức Ghi chú
  1. ^ tiếng Liguria: Dûxe da Repùbrica de Zêna , lij; tiếng Ý: Doge della Repubblica di Genova; tiếng Latinh: Januensium dux et populi defensor, "Chỉ huy của người Genoa và Người bảo vệ nhân dân".

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Chisholm 1911.
  2. ^ “Dogi della Repubblica di Genova”. palazzodogeferretto (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc 5 Tháng Ba năm 2021. Truy cập 9 Tháng hai năm 2023.
  3. ^ “Dogi della Repubblica di Genova”. palazzodogeferretto (bằng tiếng Ý). Lưu trữ bản gốc 5 Tháng Ba năm 2021. Truy cập 10 tháng Mười năm 2020.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]