Bước tới nội dung

Tỉnh ủy Lai Châu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tỉnh ủy Lai Châu


Đảng kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam

Khóa thứ XIV
(2020 - 2025)
Ủy viên
Bí thư Giàng Páo Mỷ
Phó Bí thư (2) Lê Văn Lương
Vũ Mạnh Hà (Thường trực)
Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy (14) Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XIV
Tỉnh ủy viên (49) Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV
Cơ cấu tổ chức
Cơ quan chủ quản Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Bộ Chính trị
Ban Bí thư Trung ương
Chức năng Cơ quan lãnh đạo Đảng giữa 2 kỳ Đại hội tại tỉnh Lai Châu
Cấp hành chính Cấp Tỉnh
Văn bản Ủy quyền Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam
Bầu bởi Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Lai Châu
Cơ quan Kiểm tra Kỷ luật Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Lai Châu
Phương thức liên hệ
Trụ sở
Địa chỉ Khu hợp khối, Phường Tân Phong, Thành phố Lai Châu, Tỉnh Lai Châu
Cơ quan tương đương

{{{a}}}

Tỉnh ủy Lai Châu hay còn được gọi Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu, hay Đảng ủy tỉnh Lai Châu. Là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ tỉnh Lai Châu giữa hai kỳ đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh.

Đứng đầu Tỉnh ủyBí thư Tỉnh ủy và thường là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng. Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu hiện nay là Giàng Páo Mỷ.[1]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 8/1945 Cách mạng tháng 8 thành công trên phạm vi cả nước. Tại Lai Châu chỉ có châu Quỳnh Nhai được ĐảngViệt Minh lãnh đạo giành được chính quyền.

Tháng 11/1945, Pháp đưa quân đội trở lại tấn công Lai Châu cũng như châu Quỳnh Nhai. Tháng 3/1948 Liên khu ủy 10 cử "đội xung phong Quyết Tiến" vào Lai Châu để gây dựng cơ sở cách mạng. Sau 2 năm "đội xung phong Quyết Tiến" đã gây dựng được cơ sở cách mạng vững mạnh tại khu vực Tây Bắc.

Trong thời gian này Ủy ban kháng chiến hành chính Liên tỉnh Sơn-Lai chưa đủ điều kiện thực hiện việc thành lập tổ chức Đảng, Liên khu ủy 10 đã quyết định thành lập "tiểu ban Miền núi vận" để nhằm thực hiện nhiệm vụ.

Tháng 7/1949, Bộ Tư lệnh Liên khu 10 cho thành lập đội xung phong Lai Châu (đội vũ trang tuyên truyền tỉnh Lai Châu). Tháng 8/1949, Ban Chấp hành Liên khu 10 cử cán bộ về Lai Châu. Tháng 10/1949, Chính uỷ Liên khu 10 ra quyết định thành lập Chi hội vũ trang Lai Châu.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ công tác cách mạng, ngày 10/10/1949, Ban Thường vụ Liên khu uỷ 10 ra Nghị quyết thành lập Ban cán sự Đảng Lai Châu, với nhiệm vụ "gây dựng cơ sở quần chúng tiến tới tập hợp lực lượng, lãnh đạo nhân dân Lai Châu võ trang tranh đấu thu phục lại toàn bộ đất đai thực dân Pháp và tay sai chiếm đóng".

Trong thời gian 1949-1954, Ban Cán sự Lai Châu tiếp tục gây dựng các chi bộ Đảng tại địa phương đồng thời phối hợp với Trung ương Đảng mở các chiến dịch Tây Bắc, Đông Xuân và cuối cùng là chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc chiến tranh lập và lại hòa bình.

Đầu tháng 5/1955, Trung ương Đảng quyết định bỏ cơ quan hành chính cấp tỉnh và thành lập khu tự trị Thái-Mèo. Ban Cán sự Lai Châu sáp nhập vào Khu ủy Tây Bắc. Cuối tháng 12/1962, Quốc hội khoá II đã quyết định thành lập 3 tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Nghĩa Lộ. Ban Bí thư Trung ương Đảng cũng chỉ định Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Lai Châu.

Giữa tháng 10/1963, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ nhất được tổ chức. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Bí thư Tỉnh ủy.

Quốc hội khoá XI ban hành nghị quyết số 22/2003/QH11, đồng thời Bộ Chính trị ra Quyết định số 878 QĐNS/TW ngày 25/12/2003 về việc chia tách tỉnh Lai Châu và thành lập Đảng bộ, chỉ định Ban chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh Lai Châu mới. Theo đó tỉnh Lai Châu được tách thành tỉnh Điện Biêntỉnh Lai Châu mới.

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Các cơ quan, ban Đảng:
    • Ban Tổ chức Tỉnh ủy
    • Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
    • Ban Dân vận Tỉnh ủy
    • Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy
    • Ban Bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh
    • Văn phòng Tỉnh ủy
    • Báo Lai Châu
    • Trường Chính trị tỉnh
  • Các Đảng uỷ trực thuộc Tỉnh ủy:
    • Đảng ủy Công an tỉnh
    • Đảng ủy Quân sự tỉnh
    • Đảng ủy Khối cơ quan tỉnh
    • Đảng ủy khối Doanh nghiệp tỉnh
    • Đảng ủy Dân chính Đảng tỉnh
    • Thành ủy Lai Châu
    • Huyện ủy Mường Tè
    • Huyện ủy Phong Thổ
    • Huyện ủy Sìn Hồ
    • Huyện ủy Tam Đường
    • Huyện ủy Than Uyên
    • Huyện ủy Tân Uyên
    • Huyện ủy Nậm Nhùn

Đại hội Đại biểu Đảng bộ

[sửa | sửa mã nguồn]
Đại hội Đại biểu Đảng bộ Lần thứ Thời gian Đại biểu Đảng viên
Đảng bộ
Bí thư Ủy viên
cấp ủy
Tỉnh Lai Châu I 15-21/10/1963 112 chính thức
6 dự khuyết
~4750 Trần Quốc Mạnh 19 chính thức
3 dự khuyết
II 28/3-5/4/1970 143 chính thức
13 dự khuyết
~7000 Nguyễn Văn Xã 20 chính thức
3 dự khuyết
III 26/4-1/5/1975 159 chính thức
3 dự khuyết
~8000 23 chính thức
5 dự khuyết
IV vòng 1
11-20/11/1976
200 chính thức
20 dự khuyết
~9000 Bầu đại biểu tham dự Đại hội Đảng toàn quốc
vòng 2
8-12/3/1977
Hoàng Tinh 31 chính thức
4 dự khuyết
V 27-29/10/1980 184 chính thức
16 dự khuyết
10283 37 chính thức
2 dự khuyết
VI 20-24/1/1983 185 chính thức
15 dự khuyết
~10500 Nguyễn Niệm 39 chính thức
2 dự khuyết
VII 8-14/10/1986 232 chính thức
8 dự khuyết
~11000 41 chính thức
8 dự khuyết
VIII 23-27/9/1991 248 ~12000 45
IX 3-6/5/1996 249 ~14000 Lò Văn Puốn 47
X 1-4/1/2001 270 ~15000 Trịnh Long Biên
XI 14-17/12/2005 249 ~16000 Nguyễn Minh Quang
XII 22-24/9/2010 300 ~16000 Lò Văn Giàng 55
XIII 13-15/10/2015 ~23000 Nguyễn Khắc Chử 50
XIV 21-23/10/2020 299 ~29000 Giàng Páo Mỷ 47

Bí thư Tỉnh ủy

[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn đầu

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Tên Nhiệm kỳ Chức vụ Ghi chú
1 Nguyễn Bá Lạc
(Trần Quốc Mạnh)
10/1949-6/1954 Trưởng ban Ban Cán sự Đảng Lai Châu
2 Hoàng Bắc Dũng 6/1954-5/1955 Trưởng ban Ban Cán sự Đảng Lai Châu [2]

Giai đoạn 1962-nay

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Tên Nhiệm kỳ Chức vụ Tên Chức vụ Ghi chú
1 Trần Quốc Mạnh 1-10/1963 Bí thư Tỉnh ủy lâm thời Lai Châu Quyết Tâm Phó Bí thư Tỉnh ủy lâm thời Lai Châu
Nguyễn Văn Xã
10/1963-8/1966 Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu Quyết Tâm Phó Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu
Nguyễn Văn Xã
2 Nguyễn Văn Xã 8/1966-3/1977 Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu Quyết Tâm
Lâm Sung đến 5/1975
Hoàng Tinh từ 5/1975
3 Hoàng Tinh 3/1977-1/1983 Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu Nguyễn Niệm
Lê Ninh đến 10/1980
Giàng A Páo từ 10/1980
4 Nguyễn Niệm 1/1983-12/1994 Ủy viên Trung ương Đảng
Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu
Giàng A Páo đến 9/1991
Lương Quy Nhân đến 10/1986
Lò Văn Inh từ 10/1986
Lò Văn Puốn từ 9/1991
Nguyễn Văn Chải từ 9/1991
5 Lò Văn Puốn 12/1994-1/2001 Ủy viên Trung ương Đảng
Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu
Sùng A Vang
Trịnh Long Biên
Phạm Ngọc Thiểm từ 9/2000
Nguyễn Văn Chải đến 5/1996
Lò Văn Inh đến 5/1996
6 Trịnh Long Biên 1/2001-1/2004 Ủy viên Trung ương Đảng
Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu
Phạm Ngọc Thiểm
Quàng Văn Binh từ 11/2001
7 Phạm Ngọc Thiểm 1/2004-12/2005 Bí thư Tỉnh ủy lâm thời Lai Châu Lò Văn Giàng Phó Bí thư Tỉnh ủy lâm thời Lai Châu
Nguyễn Minh Quang
8 Nguyễn Minh Quang 12/2005-9/2010 Ủy viên Trung ương Đảng
Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu
Lò Văn Giàng Phó Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu
Nguyễn Khắc Chử
9 Lò Văn Giàng 9/2010-3/2015 Ủy viên Trung ương Đảng
Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu
Nguyễn Khắc Chử
Tô Như Sơn đến 3/2014
Đỗ Ngọc An từ 3/2014
Vũ Văn Hoàn từ 4/2014
10 Nguyễn Khắc Chử 3/2015-9/2018 Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu Đỗ Ngọc An
Vũ Văn Hoàn
Giàng Páo Mỷ Ủy viên Trung ương Đảng
Phó Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu
đến 8/2018
11 Giàng Páo Mỷ 9/2018-nay Ủy viên Trung ương Đảng
Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu
Đỗ Ngọc An Phó Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu đến 2/2019
Vũ Văn Hoàn
Trần Tiến Dũng đến 5/2023
Lê Văn Lương từ 10/2020
Vũ Mạnh Hà từ 06/2023

Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XIV (2020 - 2025)

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 23/10/2020, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV tiến hành ra mắt Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đảng bộ tỉnh Lai Châu khóa XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025.[3]

STT Họ tên Chức vụ hiện nay
1 Giàng Páo Mỷ Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Lai Châu [4]
2 Vũ Mạnh Hà Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy
3 Lê Văn Lương Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh [5]
4 Chu Lê Chinh Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh
5 Tống Thanh Hải Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh
6 Giàng A Tính Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
7 Sùng A Hồ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh
8 Đại tá Trần Văn Bắc Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự
9 Nguyễn Ngọc Vinh Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy
10 Đại tá Nguyễn Viết Giang Giám đốc Công an tỉnh
11 Tống Thanh Bình Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Lai Châu
12 Lê Thị Hường Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trưởng ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh [6]
13 Lê Đức Dục Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
14 Lò Văn Cương Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Đồng chí Giàng Páo Mỷ tiếp tục là Bí thư Tỉnh ủy Lai Châu”.
  2. ^ BAN CÁN SỰ ĐẢNG TỈNH LAI CHÂU (6-1954 - 4-1955)
  3. ^ “Ra mắt Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đảng bộ tỉnh Lai Châu”.
  4. ^ “Bí thư Tỉnh ủy được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh”.
  5. ^ “Ông Lê Văn Lương được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu”.
  6. ^ “Công bố các Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lai Châu về công tác cán bộ”.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]