Tỉnh ủy Hải Dương
Khóa thứ XVII (2020 - 2025) Ủy viên | |
Bí thư | Trần Đức Thắng |
---|---|
Phó Bí thư (2) | Lê Văn Hiệu (Th.trực) Lê Ngọc Châu |
Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy (16) | Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVII |
Tỉnh ủy viên (52) | Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII |
Cơ cấu tổ chức | |
Cơ quan chủ quản | Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Bộ Chính trị Ban Bí thư Trung ương |
Chức năng | Cơ quan lãnh đạo Đảng giữa 2 kỳ Đại hội tại tỉnh Hải Dương |
Cấp hành chính | Cấp Tỉnh |
Văn bản Ủy quyền | Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam |
Bầu bởi | Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương |
Cơ quan Kiểm tra Kỷ luật | Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hải Dương |
Phương thức liên hệ | |
Trụ sở | |
Địa chỉ | 104 Trần Hưng Đạo, Thành phố Hải Dương, Hải Dương |
Tỉnh ủy Hải Dương hay còn được gọi Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương, hay Đảng ủy tỉnh Hải Dương. Là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ tỉnh Hải Dương giữa hai kỳ đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh.
Đứng đầu Tỉnh ủy là Bí thư Tỉnh ủy và thường là ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng. Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương hiện nay là ông Trần Đức Thắng.[1]
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Tiền thân của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Hải Dương là các chi bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên Đồng chí Hội. Từ những năm 1926, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã truyền bá chủ nghĩa chủ nghĩa Mác-Lênin vào tỉnh, các chi bộ Hội được thành lập như chi bộ Thượng Cốc (Gia Lộc), chi bộ Đọ Xá (Chí Linh), chi bộ Mạo Khê (Đông Triều) và chi bộ thị xã Hải Dương.
Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Lần lượt các chi bộ Đảng được thành lập ngay sau khi Đảng ra đời, chi bộ Mạo Khê được thành lập đầu tiên rối tiếp đó là chi bộ Đọ Xá. Sau khi thành lập các chi bộ tích cực tuyên truyền, vận động quần chúng đấu tranh cách mạng.
Trong thời gian từ 1930-1940, Xứ ủy Bắc Kỳ chỉ đạo trực tiếp đường lối cách mạng tại tỉnh. Đầu năm 1940, trước tình hình thế giới biến đổi mau lẹ, Trung ương Đảng quyết định thành lập Liên tỉnh ủy B. Liên tỉnh ủy B phụ trách cách mạng các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Kiến An, Quảng Yên, Hòn Gai, Hưng Yên. Trong năm 1940 phong trào cách mạng của tỉnh diễn ra sôi sục.
Giữa năm 1940, được sự chấp thuận của Xứ ủy Bắc Kỳ, Liên tỉnh ủy B đã tổ chức thành lập Ban Tỉnh uỷ lâm thời Hải Dương. Ban Tỉnh ủy lâm thời Hải Dương có nhiệm vụ thống nhất các chi bộ Đảng trong tỉnh đồng thời phát triển các cơ sở cách mạng trong quần chúng nhân dân.
Đầu năm 1941, sau khởi nghĩa Nam Kỳ, quân đội Pháp và Nhật Bản đàp áp phong trào cách mạng. Các tỉnh ủy viên đều bị bắt gần hết, tỉnh ủy giải thể. Đầu tháng 3/1945 Ban Cán sự Đảng tỉnh Hải Dương được thành lập, phong trào cách mạng trong tỉnh được khôi phục lại. Ngày 17/8/1945, cách mạng tháng 8 thành công tại tỉnh.
Sau khi giành được độc lập, tỉnh ủy cùng nhân dân địa phương chung sức khôi phục và phát triển mọi mặt tại tỉnh. Kháng chiến chống Pháp nổ ra, tỉnh ủy lại cùng nhân dân đấu tranh chống quân đội Pháp đến giải phóng 1954.
Ngày 26/1/1968, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Quyết định số 504-NQ/TVQH về việc hợp nhất hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng. Đầu tháng 2/1968 Hội nghị Tỉnh ủy lâm thời Hải Hưng lần thứ nhất được tổ chức, Tỉnh ủy lâm thời Hải Hưng được thành lập gồm 46 ủy viên trong đó có 31 ủy viên Đảng bộ Hải Dương và 15 ủy viên Đảng bộ Hưng Yên.
Ngày 6/11/1996, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX đã quyết định việc tái lập hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên trên sự chia tách từ tỉnh Hải Hưng. Đầu tháng 1/1997, sau khi được chia tách, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã chỉ định Ban Chấp hành lâm thời tỉnh Hải Dương. Giữa tháng 11/1997 Đại hội Đại biểu Đảng bộ Hải Dương được tổ chức, Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương.
Tổ chức
[sửa | sửa mã nguồn]- Các cơ quan, ban Đảng:
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
- Ban Dân vận Tỉnh ủy
- Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy
- Ban Bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh
- Văn phòng Tỉnh ủy
- Báo Hải Dương
- Trường Chính trị tỉnh
- Các Đảng uỷ trực thuộc Tỉnh ủy:
- Thành ủy Hải Dương
- Thành ủy Chí Linh
- Thị ủy Kinh Môn
- Huyện ủy Nam Sách
- Huyện ủy Kim Thành
- Huyện ủy Thanh Hà
- Huyện ủy Cẩm Giàng
- Huyện ủy Bình Giang
- Huyện ủy Gia Lộc
- Huyện ủy Tứ Kỳ
- Huyện ủy Ninh Giang
- Huyện ủy Thanh Miện
- Đảng ủy Công an tỉnh
- Đảng ủy Quân sự tỉnh
- Đảng ủy Khối cơ quan tỉnh
- Đảng ủy khối Doanh nghiệp tỉnh
Đại hội Đại biểu Đảng bộ
[sửa | sửa mã nguồn]Đại hội Đại biểu Đảng bộ | Lần thứ | Thời gian | Địa điểm | Đại biểu | Đảng viên Đảng bộ |
Bí thư | Ủy viên cấp ủy |
---|---|---|---|---|---|---|---|
Tỉnh Hải Dương | I | 6/1946 | Lương Điền Cẩm Giàng |
80 | 250 | Đặng Tính | 11 |
II | 4/1947 | Chi Lăng Nam Thanh Miện |
150 | 1300 | Vũ Duy Hiệu | ||
III | 2/1948 | Đông Xuyên Ninh Giang |
150 10 dự khuyết |
3500 | 13 | ||
Đan Giáp Thanh Miện | |||||||
IV vòng 1 |
21/6-2/7/1960 | thị xã Hải Dương | 200 | 5200 | Bầu đại biểu tham dự Đại hội Đảng toàn quốc | ||
IV vòng 2 |
23/2-3/3/l961 | 242 | 5300 | Nguyễn Chương | 27 8 dự khuyết | ||
V | 24/4-28/4/1963 | 320 | 5700 | 27 4 dự khuyết | |||
Tỉnh Hải Hưng | I | 24/3-1/4/1975 | 450 | 70000 | Ngô Duy Đông | 33 chính thức 6 dự khuyết | |
II | vòng 1 11-20/11/1976 |
502 | - | Bầu đại biểu tham dự Đại hội Đảng toàn quốc | |||
vòng 2 4-14/12/1977 |
487 | - | Ngô Duy Đông | 37 chính thức 2 dự khuyết | |||
III | 30/10-3/11/1979 | 500 | 72000 | 39 chính thức 4 dự khuyết | |||
IV | 6-14/01/1982 | 522 | - | Bầu đại biểu tham dự Đại hội Đảng toàn quốc | |||
25-29/01/1983 | 500 | - | Ngô Duy Đông | 45 chính thức 4 dự khuyết | |||
V | 20-25/10/1986 | 505 | - | Lê Đức Bình | 43 chính thức 13 dự khuyết | ||
VI | vòng 1 28-30/3/1991 |
405 | - | Bầu đại biểu tham dự Đại hội Đảng toàn quốc | |||
vòng 2 15-17/8/1991 |
404 | 120000 | Phạm Văn Thọ | 47 | |||
VII | 6-9/5/1996 | 350 | - | 49 | |||
Tỉnh Hải Dương | XII | 16-18/11/1997 | thành phố Hải Dương | 249 | 70000 | Nguyễn Đức Kiên | 47 |
XIII | 15-17/12/2000 | 350 | 78000 | Nguyễn Văn Chiền | |||
XIV | 16-18/12/2005 | 299 | 81000 | Bùi Thanh Quyến | 49 | ||
XV | 26-29/9/2010 | 315 | 83000 | 55 | |||
XVI | 26-28/10/2015 | 349 | 99000 | Nguyễn Mạnh Hiển | |||
XVII | 25-27/10/2020 | 350 | 107.000 | Phạm Xuân Thăng | 52 |
Bí thư Tỉnh ủy
[sửa | sửa mã nguồn]STT | Tên | Nhiệm kỳ | Chức vụ | Ghi chú |
---|---|---|---|---|
Tỉnh ủy Hải Dương | ||||
1 | Nguyễn Mạnh Hoan | 6/1940-2/1941 | Bí thư Ban Tỉnh uỷ lâm thời tỉnh Hải Dương | |
2 | Nguyễn Văn Kha | 4/1945-6/1946 | Bí thư Ban Cán sự Đảng tỉnh Hải Dương | |
6/1946-11/1946 | Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương | |||
3 | Lê Thành | 11/1946-4/1947 | ||
4 | Vũ Duy Hiệu | 4/1947-7/1948 | ||
3 | Đặng Tính | 7/1948-4/1950 | ||
5 | Nguyễn Năng Hách | 4/1950-1951 | Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương | |
6 | Võ Thanh Hoà | 1951-1952 | ||
7 | Nguyễn Ngọc Sơn | 1952-1953 | ||
8 | Lương Quang Chất | 1953-7/1954 | ||
9 | Lê Đức Thịnh | 7/1954-1959 | ||
10 | Trần Tạo (Dương Quang Thùy) |
1959-3/1961 | ||
11 | Nguyễn Chương | 3/1961-2/1968 | ||
Tỉnh ủy Hải Hưng | ||||
1 | Lê Quý Quỳnh | 2/1968-3/1972 | Bí thư Tỉnh ủy Hải Hưng | |
2 | Ngô Duy Đông | 3/1972-10/1986 | Ủy viên Trung ương Đảng Bí thư Tỉnh ủy Hải Hưng |
|
3 | Lê Đức Bình | 10/1986-8/1991 | ||
4 | Phạm Văn Thọ | 8/1991-12/1996 | ||
Tỉnh ủy Hải Dương | ||||
1 | Phạm Văn Thọ | 1/1997-11/1997 | Ủy viên Trung ương Đảng Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương |
|
2 | Nguyễn Đức Kiên | 11/1997-10/1999 | ||
3 | Nguyễn Văn Chiền | 10/1999-9/2002 | ||
4 | Nguyễn Thị Kim Ngân | 9/2002-12/2005 | ||
5 | Bùi Thanh Quyến | 12/2005-10/2015 | ||
6 | Nguyễn Mạnh Hiển | 10/2015-10/2020 | ||
7 | Phạm Xuân Thăng | 10/2020-10/2022 | Khai trừ ra khỏi Đảng [2] | |
8 | Trần Đức Thắng | 10/2022-nay |
Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XVII (2020 - 2025)
[sửa | sửa mã nguồn]Ngày 26/10/2020, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII đã tổ chức Hội nghị lần thứ nhất để bầu Ban Thường vụ, Bí thư, các Phó Bí thư, Ủy ban Kiểm tra và Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy khóa XVII nhiệm kỳ 2020-2025.[3]
STT | Họ và tên | Chức vụ |
---|---|---|
1 | Trần Đức Thắng | Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy |
2 | Lê Văn Hiệu | Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Hải Dương [4] |
3 | Lê Ngọc Châu | Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh [5] |
4 | Vũ Hồng Hiên | Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy |
5 | Nguyễn Văn Phú | Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy |
6 | Nguyễn Quang Phúc | Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy |
7 | Đại tá Nguyễn Huy Thăng | Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh |
8 | Lưu Văn Bản | Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh [6] |
9 | Nguyễn Thị Ngọc Bích | Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh [7] |
10 | Nguyễn Hồng Sơn | Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy |
11 | Lê Đình Long | Bí thư Thành ủy Hải Dương |
12 | Nguyễn Đức Tuấn | Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh |
13 | Hoàng Quốc Thưởng | Bí thư Thành ủy Chí Linh |
14 | Bùi Văn Thăng | Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
15 | Vũ Tiến Phụng | Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy |
16 | Thượng tá Bùi Quang Bình | Giám đốc Công an tỉnh [8] |
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Đức Thắng giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương”.
- ^ “Trung ương quyết định kỷ luật Khai trừ ra khỏi đảng đối với đồng chí Phạm Xuân Thăng”.
- ^ “Ban Thường vụ Tỉnh ủy”.
- ^ “Hải Dương có tân Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh”.
- ^ “Thiếu tướng Lê Ngọc Châu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương”.
- ^ “Kỷ luật khiển trách hai lãnh đạo tỉnh Hải Dương”.
- ^ “Đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ngọc Bích kiểm tra việc bầu cử tại huyện Nam Sách”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2018.
- ^ “Chỉ định thượng tá Bùi Quang Bình tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương”.