Bước tới nội dung

Tướng lĩnh Quân lực Việt Nam Cộng hòa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trong lịch sử tồn tại của chính quyền Quốc gia Việt Nam (1950-1955) và chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1955-1975). Trong quân đội trực thuộc của các chính quyền này (bao gồm các quân nhân đã phục vụ trong Quân đội Pháp, Quân đội Liên hiệp Pháp, kế tiếp là Quân đội Quốc gia, lực lượng vũ trang của các Giáo phái như: Giáo phái Cao Đài, Giáo phái Hòa Hảo và sau cùng là Quân đội Việt Nam Cộng hòa),[1] có 173 vị được phong cấp tướng, trong đó có 74 vị đã từng tu nghiệp lớp Chỉ huy và Tham mưu tại trường Đại học Quân đội Hoa Kỳ[2] (Xem danh sách) và 7 vị tướng Hải quân từng tu nghiệp lớp Chỉ huy và Tham mưu tại trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ.[3] (Xem danh sách)

Trong số này, gần 1/3 tướng lãnh được phong trong giai đoạn 1963-1965.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, có 38 tướng lãnh bị tập trung cải tạo, thời gian ngắn nhất là 2 năm và dài nhất là 17 năm. Trong đó: 7 Trung tướng, 11 Thiếu tướng và 20 Chuẩn tướng. (Xem danh sách)

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Từ năm 1965 được đổi tên thành Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
  2. ^ "US Army Command and General Staff College", Fort Leavenworth, Kansas.
  3. ^ "United States Naval War College", Newport, Rhode Island.
  4. ^ Xem bài tiểu sử Thống tướng Lê Văn Tỵ.
  5. ^ Cả năm vị Đại tướng đã từng tu nghiệp lớp Chỉ huy Tham mưu cao cấp tại Fort Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ.
  6. ^ Có 27 vị đã từng tu nghiệp lớp Chỉ huy Tham mưu cao cấp tại Hoa Kỳ (trong đó có 1 Phó Đô đốc Hải quân học lớp Chỉ huy Tham mưu tại trường Cao đẳng Hải chiến ở New Port, Rhode Island, Hoa Kỳ, tương đương với lớp Chỉ huy Tham mưu Fort Leavenworth của Bộ binh).
  7. ^ Có 24 vị đã từng tu nghiệp lớp Chỉ huy Tham mưu cao cấp tại Hoa Kỳ (trong đó có 2 Đề đốc Hải quân học lớp Chỉ huy Tham mưu tại trường Cao đẳng Hải chiến).
  8. ^ Có 22 vị đã từng tu nghiệp lớp Chỉ huy Tham mưu cao cấp tại Hoa Kỳ (trong đó có 4 Phó Đề đốc Hải quân học lớp Chỉ huy Tham mưu tại trường Cao đẳng Hải Chiến).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Trang 90-98

Liên kết

[sửa | sửa mã nguồn]