Tôi thà khóc trên chiếc BMW
Tôi thà khóc trên chiếc BMW | |||||||
Phồn thể | 寧在寶馬車裏哭,也不在自行車上笑 | ||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Giản thể | 宁在宝马车里哭,也不在自行车上笑 | ||||||
Nghĩa đen | Tôi thà ngồi khóc trên chiếc BMW, còn hơn ngồi cười trên chiếc xe đạp | ||||||
|
"Tôi thà khóc trên chiếc BMW" là một câu nói nổi tiếng trên mạng vào năm 2010 tại Trung Quốc đại lục. Cụm từ trở nên phổ biến sau khi Mã Nặc (tiếng Trung: 馬諾; bính âm: Mǎ Nuò) – thí sinh nữ 20 tuổi tham gia chương trình hẹn hò Phi Thành Vật Nhiễu – trả lời một anh chàng thất nghiệp, đặt câu hỏi liệu Mã có muốn "đạp xe cùng mình" vào buổi hẹn hò. Những tình tiết trong chương trình sau đó đã được tóm gọn lại thành mẫu câu "Tôi thà khóc trên chiếc BMW còn hơn cười trên chiếc xe đạp".[1]
Tác giả
[sửa | sửa mã nguồn]Mã Nặc (sinh năm 1988) sinh ra trong một gia đình không khá giả ở Bắc Kinh. Ngay sau khi tốt nghiệp đại học, cô đã bắt đầu sự nghiệp người mẫu nhưng không được chú ý. Sau khi tham gia show hẹn hò nổi tiếng Phi Thành Vật Nhiễu, cô bắt đầu tạo nên sức ảnh hưởng nhờ những hành động và phát ngôn tranh cãi của mình.[2][3]
Thời điểm chương trình lên sóng, phát ngôn mới nhất của Mã Nặc nhanh chóng tạo nên làn sóng lan truyền mạnh mẽ từ người xem khắp cả nước.[2] Nhiều người đã gắn mác cô là "gái thờ tiền", đến mức cụm từ này được trang Trung tâm Tin tức Internet Trung Quốc xếp vào top 10 từ thông dụng nhất năm 2010, trong khi số khác đứng ra bảo vệ Mã bởi cách trả lời thẳng thắn và trung thực.[4] Trong các cuộc phỏng vấn với truyền thông sau đó, Mã Nặc phủ nhận bản thân "đào mỏ" – nói rằng "chỉ muốn từ chối [người cầu hôn] theo một cách sáng tạo".[5] Ghi nhận về tầm ảnh hưởng của câu nói, nhà bình luận xã hội Trần Chí Cương nhận xét: "Mã Nặc có phải chỉ phát biểu từ cá nhân cô ta? Không. Quan điểm của cô ta đã gây được tiếng vang trong giới trẻ; họ đang lớn lên trong một xã hội nhanh chóng tích lũy của cải vật chất. Họ tôn thờ tiền bạc, xe hơi và nhà cửa vì nền kinh tế phát triển thần tốc đã khiến họ trở thành như vậy".[3]
Ảnh hưởng
[sửa | sửa mã nguồn]Tính thẳng thừng của phát biểu trên đã thành công đem lại sức hút cho chương trình, song đây không phải là cụm từ gây tranh cãi đầu tiên bắt nguồn từ Phi Thành Vật Nhiễu. Chương trình từng nhiều lần vấp phải chỉ trích do chứa đầy những lời nói mang tính miệt thị giàu nghèo, tôn sùng chủ nghĩa vật chất[6] – được cho là con đường dẫn đến "sự xuống cấp các giá trị xã hội Trung Quốc".[5] Trước tình trạng nhiều gameshow hẹn hò có format và chiêu trò tương tự Phi Thành Vật Nhiễu, vào tháng 6 năm 2010, Tổng cục Phát thanh, Truyền hình, Điện ảnh Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm "các giá trị xã hội và tình yêu không đứng đắn" xuất hiện trên truyền hình,[7] buộc những nhà sản xuất phải tổ chức lại format chương trình theo hướng chuyên nghiệp hơn và không chứa nội dung có vấn đề về mặt đạo đức.[8] Về phía Mã Nặc, cô đã bị cấm cửa khỏi sóng truyền hình từ năm 2016.[9] Một thời gian sau, Mã lên tiếng cáo buộc ê-kíp chương trình lên kịch bản sẵn cho câu nói nhằm mục đích câu khách; ý kiến của cô đã không được số đông cư dân mạng chấp nhận.[2]
Năm 2012, giáo sư Triệu Kim Hoa thuộc Đại học British Columbia đã đề cập tới câu nói nhằm ám chỉ xu hướng bỏ xe đạp sang xe ô tô của người dân Bắc Kinh, mà theo nhận thức xã hội chung khi đó là "xe đạp bây giờ chỉ dành cho những kẻ thua cuộc".[10] Cho đến nhiều năm hậu chương trình, câu nói vẫn tiếp tục trở thành chủ đề của nhiều meme, video chế giễu trên mạng hay làm trường hợp tiêu biểu để bàn luận về các hiện tượng kinh tế-xã hội nói chung.[11]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Yang, Sunny (17 tháng 5 năm 2010). “China smitten by TV dating”. USA Today (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2024.
- ^ a b c Đinh Phạm (28 tháng 1 năm 2021). “Cuộc sống của cô gái nổi tiếng với câu 'Thà khóc trên BMW'”. Zing News. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2024.
- ^ a b Lin, Qi (24 tháng 4 năm 2010). “The Dating game by Jiangsu TV”. China Daily (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 11 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2024.
- ^ “Top10 Net Buzzwords of 2010”. China.org.cn (bằng tiếng Anh). Trung tâm Tin tức Internet Trung Quốc. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2024.
- ^ a b Yang, Xiyun (18 tháng 7 năm 2010). “China's Censors Rein in 'Vulgar' Reality TV Show”. The New York Times (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2024.
- ^ Gao, Qihui (24 tháng 6 năm 2010). “We are on the wrong path of money worship”. China Daily (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 1 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2024.
- ^ “拜金女 material girl”. China.org.cn (bằng tiếng Anh và Trung). Trung tâm Tin tức Internet Trung Quốc. 29 tháng 11 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2024.
- ^ Wong, Edward (1 tháng 1 năm 2012). “China TV Grows Racy, and Gets a Chaperon”. The New York Times (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2024.
- ^ Như Anh (17 tháng 10 năm 2023). “Hôn nhân của diễn viên 'khóc trên BMW hơn cười trên xe đạp'”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2024.
- ^ Bruno, Debra (10 tháng 4 năm 2012). “The De-Bikification of Beijing”. The Atlantic Cities (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2024.
- ^ “The Daily Mail discovers 'If You Are The One'… eight years after everyone else”. SBS What's On (bằng tiếng Anh). 7 tháng 3 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2024.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Trích đoạn chương trình trên YouTube |
- Zavoretti, Roberta (tháng 7 năm 2016). “Is it Better to Cry in a BMW or to Laugh on a Bicycle? Marriage, 'financial performance anxiety', and the production of class in Nanjing (People's Republic of China)”. Modern Asian Studies (bằng tiếng Anh). 50 (4): 1190–1219. doi:10.1017/S0026749X15000220. ISSN 0026-749X. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2024.