Tân Tiến, thành phố Bắc Giang
Tân Tiến
|
||
---|---|---|
Phường | ||
Phường Tân Tiến | ||
Hành chính | ||
Quốc gia | Việt Nam | |
Vùng | Đông Bắc Bộ | |
Tỉnh | Bắc Giang | |
Thành phố | Bắc Giang | |
Thành lập | 1/1/2025[1] | |
Địa lý | ||
Tọa độ: 21°15′12″B 106°13′2″Đ / 21,25333°B 106,21722°Đ | ||
| ||
Diện tích | 7,94 km²[1] | |
Dân số (31/12/2023) | ||
Tổng cộng | 12.528 người[1] | |
Mật độ | 1.577 người/km² | |
Khác | ||
Mã hành chính | 07699[2] | |
Tân Tiến là một phường thuộc thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, Việt Nam.
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Phường Tân Tiến nằm ở phía đông nam thành phố Bắc Giang, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp phường Hương Gián
- Phía tây giáp phường Đồng Sơn
- Phía nam giáp phường Tân Liễu
- Phía bắc giáp các phường Dĩnh Kế, Dĩnh Trì, Trần Phú.
Phường Tân Tiến có diện tích 7,94 km², dân số năm 2023 là 12.528 người,[1] mật độ dân số đạt 1.577 người/km².
Hành chính
[sửa | sửa mã nguồn]Phường Tân Tiến được chia thành 9 tổ dân phố: An Bình, An Phong, Đọ, Ngò, Thanh Cảm, Trước, Văn Giàng, Văn Sơn, Xuân.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Xã Tân Tiến là một vùng đất cổ của Kinh Bắc xưa.
Trước đây, vùng đất Tân Tiến vốn dĩ tồn tại xã Dĩnh Uyên và xã Vu Gián.
Thời vua Hùng, xã Dĩnh Uyên và xã Vu Gián thuộc Vũ Ninh.
Thời Bắc thuộc, vùng đất này được gọi là Sinh Uyên và Lạc Giản thuộc huyện Kê Từ.
Thời Lý – Trần, xã Sinh Uyên và xã Vu Gián thuộc huyện Phượng Sơn, phủ Lạng Giang, lộ Bắc Giang.
Thời Lê – Mạc, đổi tên xã Sinh Uyên thành xã Dĩnh Uyên và xã Vu Gián (giữ nguyên) thuộc huyện Phượng Nhỡn (nhãn), phủ Lạng Giang, xứ Kinh Bắc.
Thời Nguyễn, xã Dĩnh Uyên và xã Vu Gián thuộc tổng Dĩnh Kế, huyện Phất Lộc, rồi phủ Lạng Giang kiêm lý, tỉnh Bắc Ninh.
Năm 1954, Chính phủ ban hành Nghị định về việc thành lập xã Tân Tiến[3] thuộc huyện Yên Dũng trên cơ sở 4 thôn: Ngò, Trước, Xuân, Đọ, Lường của xã Dĩnh Uyên () và 3 thôn: Văn Sơn, Văn Giang, Thanh Cảm của xã Vu Gián.
Ngày 27 tháng 10 năm 1962, Quốc hội ban hành Nghị quyết[4] về việc thành lập tỉnh Hà Bắc trên cơ sở tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh. Khi đó, xã Dĩnh Trì thuộc huyện Lạng Giang, tỉnh Hà Bắc.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết[5] về việc chia tỉnh Hà Bắc thành tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh. Khi đó, xã Dĩnh Trì thuộc huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
Ngày 27 tháng 9 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 36/NQ-CP[6] về việc chuyển toàn bộ 631,01 ha diện tích tự nhiên và 9.835 nhân khẩu của xã Dĩnh Trì thuộc huyện Lạng Giang vào thành phố Bắc Giang quản lý.
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2023, xã Tân Tiến có 7,94 km² diện tích tự nhiên, dân số là 12.528 người và 9 thôn: An Bình, An Phong, Đọ, Ngò, Thanh Cảm, Trước, Văn Giàng, Văn Sơn, Xuân.[7]
Ngày 28 tháng 9 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1191/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023 – 2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2025).[1] Theo đó, thành lập phường Tân Tiến thuộc thành phố Bắc Giang trên cơ sở toàn bộ 7,94 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số là 12.528 người của xã Tân Tiến.
Văn hóa
[sửa | sửa mã nguồn]Tân Tiến có nhiều di tích lịch sử văn hóa như:
- Chùa Bình Đăng
- Đình, Đền Dĩnh Uyên thờ thánh Tam Giang
- Ghè 5 thôn thờ 5 ông Ghè của 5 xóm: Ngò, Trước, Xuân, Đọ, Lường.
- Văn Chỉ Dĩnh Uyên vốn là văn chỉ của huyện Phượng Nhỡn xưa (ngày nay thuộc tổ dân phố An Bình) thờ Khổng Tử, Tứ Phối và Thất thập nhị hiền cùng 8 vị Đại khoa của huyện Phượng Nhãn xưa (tại Ghè Kế sau đó chuyển lên Dĩnh Uyên).
Ngoài ra, vùng Vu Gián còn có di tích đình, chùa Văn Sơn, Văn Giang, Thanh Cảm.
Danh nhân
[sửa | sửa mã nguồn]- Nguyễn Duy Năng (1534–?): Tiến sĩ nhà Mạc, Thừa chánh xứ, Đại tướng quân của triều Lê.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d e “Nghị quyết số 1191/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2023 – 2025”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam. 28 tháng 9 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2024.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ 新 箭: Tân tức là mới; Tiến tức là tiên tiến, là tiến bộ. Cho đến tận ngày nay.
- ^ “Nghị quyết về việc hợp nhất thành phố Hải Phòng và tỉnh Kiến An, hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang”. Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp. 7 tháng 11 năm 1949. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 8 tháng 8 năm 2024.
- ^ “Nghị quyết năm 1996 về việc phân vạch lại địa giới hành chính một số tỉnh”. Cơ sở dữ liệu Quốc gia về văn bản pháp luật Trung ương. 6 tháng 11 năm 1996. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2024.
- ^ “Nghị quyết số 36/NQ-CP năm 2010 về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lạng Giang, huyện Yên Dũng để mở rộng địa giới hành chính thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang”. Hệ thống pháp luật. 27 tháng 9 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2024.
- ^ UBND tỉnh Bắc Giang (20 tháng 3 năm 2024). “Đề án nhập địa giới hành chính huyện Yên Dũng với thành phố Bắc Giang; sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và thành lập các phường thuộc thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang”. Cổng thông tin điện tử thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2024.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]