Bước tới nội dung

Sturm-Infanteriegeschütz 33B

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sturm-Infanteriegeschütz 33B
Cảnh nhìn gần bánh xích và ngăn động cơ phía bên trái của sIG 33B
LoạiPháo tự hành xung kích
Nơi chế tạo Đức Quốc xã
Lược sử hoạt động
Phục vụ1942 - 1944
Sử dụng bởi Đức Quốc xã
TrậnThế chiến II
Lược sử chế tạo
Người thiết kếAlkett
Năm thiết kế1941-1942
Nhà sản xuấtAlkett
Giai đoạn sản xuất1942
Số lượng chế tạo24
Thông số
Khối lượng21 tấn
Chiều dài5.4 mét
Chiều rộng2.9 mét
Chiều cao2.3 mét
Kíp chiến đấu5

Phương tiện bọc thép10 mm-80 mm
Vũ khí
chính
15 cm schweres Infanteriegeschütz 33/1
Vũ khí
phụ
7.92 mm Maschinengewehr 34
Động cơMaybach HL120TRM(12 xi-lanh, làm mát bằng dung dịch lỏng)
300 mã lực
Hệ truyền động6 số tiến và một động cơ dự trữ
Hệ thống treoThanh xoắn
Tầm hoạt động110 km
Tốc độ20 km/h

Sturm-Infanteriegeschütz 33B là tên một loại pháo tự hành xung kích của lực lượng Đức Quốc xã trong thế chiến II.

Thiết kế và phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Sig 33B được thiết kế dựa trên pháo tự hành xung kích StuG-III. Nó được lắp một khung tăng mới, với lớp giáp dày hơn và bộ truyền lực mới. Sig 33B được trang bị pháo chính sIG 33/1, hơi nghiêng về phía bên phải và có thể mang được 30 viên đạn công phá. Pháo sIG 33/1 chỉ có thể quay được 3 độ sang trái và phải, nâng nòng 25 độ và hạ nòng 6 độ. Một khẩu súng máy Maschinengewehr 34 được lắp vào một ngăn nhỏ hình tròn phía bên trái pháo với hơn 600 viên đạn. Súng máy Maschinengewehr 34 có thể quay sang trái 15 độ và sang phải 20 độ, nâng hết cỡ được 20 độ và hạ được 10 độ.

Sản xuất

[sửa | sửa mã nguồn]

Các nguồn tư liệu khác nhau của Đồng MinhĐức Quốc xã khiến cho việc tìm kiếm số Sig 33B trở nên khó khăn.Chamberlain và Doyle nói rằng Alkett đã lấy khoảng 12 khung StuG-III vào tháng 7/1941 để sản xuất Sig 33B và việc này được hoàn thành vào tháng 12/1941-1/1942.Vào ngày 20/9/1942, 12 khung tăng StuG-III tiếp tục được chuyển đến Alkett.Trojca và Jaugitz đã tính toán được có khoảng 24 chiếc Sig 33B được sản xuất bởi Alkett bắt đầu từ tháng 9/1942.

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Mười hai chiếc Sig 33B đầu tiên được hoàn thành và chuyển đến tiểu đoàn pháo tự hành xung kích 177 và 244 vào tháng 10/1942 tại ngoại ô Stalingrad.Mấy hôm sau, tiểu đoàn được huy động vào trận đánh Stalingrad.Số còn lại của 2 tiểu đoàn trên có thể được gửi đến tiểu đoàn số 243 và 245-cũng tham gia trận Stalingrad, sau khi quân Xô-Viết bao vây cụm tập đoàn quân số 6 của Paulus vào ngày 21/11.Chúng cùng khẩu đội pháo XVII, sư đoàn thiết giáp số 22 cùng tham gia chiến đấu giải vây cho cụm tập đoàn quân số 6.Trận đấu diễn ra rất căng thẳng với số thương vong cao về cả hai bên.Cuối cùng khẩu đội pháo XVII xả pháo dữ dội về phía quân Liên Xô khiến những toà nhà, nơi ẩn nắp của Hồng Quân chỉ còn là những đống tro vụn.Vào gần cuối trận Stalingrad, sư đoàn pháo tự hành số 201 cùng với một không đoàn được gửi đến Stalingrad với những hi vọng cuối cùng về giải vây cho cụm tập đoàn quân số 6.

Số Sig 33B còn lại được gửi lại về Alkett và tham gia chiến đấu lần cuối vào tháng 9/1944.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chamberlain, Peter, and Hilary L. Doyle. Thomas L. Jentz (Technical Editor). Encyclopedia of German Tanks of World War Two: A Complete Illustrated Directory of German Battle Tanks, Armoured Cars, Self-propelled Guns, and Semi-tracked Vehicles, 1933–1945. London: Arms and Armour Press, 1978 (revised edition 1993). ISBN 1-85409-214-6
  • Trojca, Waldemar and Jaugitz, Markus. Sturmtiger and Sturmpanzer in Combat. Katowice, Poland: Model Hobby, 2008 ISBN 978-83-60041-29-1

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]