Bước tới nội dung

Stéphane Trần Ngọc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Stéphane Trần Ngọc
SinhPháp
Thể loạiCổ điển
Nghề nghiệpNhạc công
Nhạc cụVĩ cầm
WebsiteStnviolin

Stéphane Trần Ngọc là một nghệ sĩ vĩ cầm cổ điển người Pháp gốc Việt. Ông đã từng lưu diễn tại hơn 30 quốc gia trên thế giới và biểu diễn với tư cách nghệ sĩ độc tấu với một số dàn nhạc hàng đầu của Châu Âu.[1][2]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Stéphane Trần Ngọc sinh ra tại ngoại ô Paris, Pháp với cha là người Việt Nam còn mẹ là người Pháp.[3][4] Dù không sinh ra trong gia đình nghệ thuật nhưng ông đều có cha mẹ ủng hộ tới con đường âm nhạc.[5] Ông cho biết bản thân là người đầu tiên trong gia đình chơi nhạc.[4] Ông bắt đầu học vĩ cầm từ năm 7 tuổi.[6]

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn]

Stéphane Trần Ngọc tốt nghiệp hạng nhất chuyên ngành vĩ cầm và nhạc thính phòng tại Nhạc viện Quốc gia Paris khi mới 15 tuổi.[1][7] Sau đó, ông sang Hoa Kỳ để theo học tại Nhạc viện của Đại học Brooklyn và tốt nghiệp Thạc sĩ trước khi theo học chuyên ngành. Sau đó ông có được bằng tốt nghiệp và bằng Tiến sĩ Nghệ thuật Âm nhạc tại Trường Juilliard ở New York.[1]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông từng đoạt các giải thưởng vĩ cầm quốc tế uy tín như Lipizer, Paganini, Grand Prix.[8] Ông cũng từng tham gia vào trải nghiệm âm thanh của các cây vĩ cầm cổ trong quá trình học tập tại Paris.[9]

Các bản thu âm của Stéphane Trần Ngọc được xuất bản khắp nơi trên thế giới như Nigg - bản sonata dành cho vĩ cầm và dương cầm (dành được Giải thưởng Grand Prix năm 1996), Ysaye sonatas - đĩa CD dành tặng Ravel, Tam tấu cho kèn Horn của Brahms, bản sonate dành cho vĩ cầm và dương cầm của Schumann (biểu diễn cùng nghệ sĩ piano người Mỹ Brian Ganz).[3]

Stéphane Trần Ngọc cũng từng đoạt giải tại Liên hoan âm nhạc Aspen, cuộc thi quốc tế Long-Thibaud năm 1990 (nơi ông đạt giải Grand Prix và giải thưởng của Khán giả bình chọn).[7][10] Ông còn biểu diễn tại các khán phòng hòa nhạc danh tiếng như Carnegie Weill Hall, Paris’ Salle Gaveau, Salle Pleyel, Nhà hát Champs-Elysées, cũng như Nhà hát SuntoriTokyo, Nhà hát Quốc gia Bắc Kinh.[7] Ông cũng biểu diễn độc tấu cùng những dàn nhạc nổi tiếng nhất Châu Âu như Dàn nhạc Radio-France, Dàn nhạc Monte-Carlo, Dàn nhạc Thính phòng Paris, Dàn nhạc Quốc gia Ile-de-France và Dàn nhạc Giao hưởng Shinsei tại Nhật Bản.[7]

Stéphane Trần Ngọc lần đầu về Việt Nam biểu diễn năm 1992.[11] Mỗi khi về Việt Nam biểu diễn, Stéphane Trần Ngọc thường tham gia giảng dạy theo lời mời của các trường đào tạo nghệ thuật.[5] Ông còn được biết đến là một trong những giảng viên vĩ cầm trẻ nhất ở Học viện Âm nhạc Quốc gia Lyon (Pháp).[12] Sau đó, ông tiếp tục giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Lawrence (Mỹ) và là Trưởng khoa Dây của Trường Âm nhạc London (Anh).[12]

Stephane Trần Ngọc từng có một màn biểu diễn gây ấn tượng cho khán giả tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 7 năm 2017 khi ông chơi độc tấu một bản caprice của Paganini, một tác phẩm có độ khó kỹ thuật cao được sáng tác để thể hiện khả năng kỹ thuật vĩ cầm.[13][14] Ông cũng được mời tham dự nhiều liên hoan âm nhạc và là thành viên hội đồng giám khảo các cuộc thi quốc tế.[15]

Stéphane Trần Ngọc hiện đang sống ở châu Âu.[16] Ông phân chia thời gian giữa PhápĐan Mạch.[17]

Nhạc cụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Stéphane Trần Ngọc đang sử dụng cây vĩ cầm được chế tác từ năm 1709 bởi nghệ nhân làm đàn danh tiếng Francesco Gobetti (1675 – 1723).[3][18][14] Cây đàn này được coi là một trong những nhạc cụ "siêu phẩm" có giá trị lên tới hàng triệu đô la.[19] Ông cho biết hiện tại mình đang tích lũy 4 - 5 cây đàn để sử dụng.[11] Ông cũng thừa nhận bản thân đã mua một số cây đàn cổ nhưng "không muốn nói về giá trị tài chính của những cây đàn này".[20]

Nhận định

[sửa | sửa mã nguồn]

Stéphane Trần Ngọc cũng được đánh giá cao về trình độ sư phạm khi ông giữ vị trí một trong những giáo viên dạy vĩ cầm trẻ nhất ở cấp cao nhất nước Pháp tại Conservatoire National Supérieur de Musique de Lyon trong nhiều năm.[1] Báo Người Lao Động nhận xét ông là nghệ sĩ "có trình độ bậc thầy".[20] Các chuyên gia âm nhạc nhận định ông có “âm thanh cực kỳ tinh tế”.[21] Báo Đại đoàn kết thì nhận xét ông là một nghệ sĩ vĩ cầm "có đẳng cấp quốc tế".[16]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d “Renowned violinist Stephane Tran Ngoc to return Vietnam for HCMC concert”. en.nhandan.vn (bằng tiếng Anh). 3 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  2. ^ “Nghệ sĩ violon Stéphane Trần Ngọc mang âm nhạc Pháp đến Hà Nội”. BAO DIEN TU VTV. 27 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  3. ^ a b c “Stéphane Trần Ngọc: Vẫn đi tìm ý nghĩa của nguồn cội”. Báo Thế giới và Việt Nam. 17 tháng 9 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  4. ^ a b Trần Nguyễn Anh (18 tháng 7 năm 2019). “Stéphane Trần Ngọc với cây đàn 300 tuổi”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  5. ^ a b Phương Hoa (30 tháng 10 năm 2018). “Stéphane Trần Ngọc: Theo đuổi con đường âm nhạc không thể thiếu chữ 'nhẫn'. baotnvn.vn. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  6. ^ Thuy Van (11 tháng 5 năm 2018). “Une sommité du violon…”. RADIO LA VOIX DU VIETNAM (bằng tiếng Pháp). Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  7. ^ a b c d Hòa Bình (13 tháng 7 năm 2017). “Nghệ sĩ vĩ cầm nổi tiếng Stéphan Trần Ngọc về Việt Nam biểu diễn”. Báo điện tử Dân Trí. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  8. ^ Nguyên Vân (4 tháng 7 năm 2019). “Stéphane Trần Ngọc về cùng kiệt tác cho violin”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  9. ^ Belluck, Pam (7 tháng 4 năm 2014). “A Strad? Violinists Can't Tell”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  10. ^ Carrington, Mark (30 tháng 10 năm 1992). “BRIAN GANZ, STEPHANE TRAN NGOC”. Washington Post (bằng tiếng Anh). ISSN 0190-8286. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  11. ^ a b Lam Ngọc (3 tháng 9 năm 2018). “Violinist mang hai dòng máu Việt - Pháp Stéphane Trần Ngọc: 'Tôi đang về nhà!'. thethaovanhoa.vn. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  12. ^ a b Lam Anh (31 tháng 8 năm 2018). “Không gian nhạc Pháp của Stéphane Trần Ngọc và Thái Linh”. thethaovanhoa.vn. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  13. ^ “Violinist Stephane Tran Ngoc to perform in HCM City”. VietNamNet News (bằng tiếng Anh). 4 tháng 7 năm 0209. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  14. ^ a b H'Nhung (5 tháng 7 năm 2019). “Hòa nhạc những kiệt tác dành cho violin”. baovanhoa.vn. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2022.
  15. ^ Hoàng Lân (24 tháng 8 năm 2018). “Đêm nhạc cổ điển của nghệ sĩ Stéphane Trần Ngọc và Trần Thái Linh”. hanoimoi.com.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2022.
  16. ^ a b Thái Lê. “Nghệ sĩ violin nổi tiếng Stéphane Trần Ngọc về nước biểu diễn”. Đại đoàn kết. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  17. ^ Hương Linh (11 tháng 7 năm 2019). “Những kiệt tác dành cho violin”. vannghequandoi.com.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  18. ^ “Nghệ sỹ violin nổi danh Stéphane Trần Ngọc biểu diễn tại Việt Nam”. bvhttdl.gov.vn. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  19. ^ N.H (23 tháng 8 năm 2018). “Nghệ sĩ có cây đàn triệu USD - Stéphane Trần Ngọc về Hà Nội biểu diễn”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  20. ^ a b Hoà Bình (8 tháng 5 năm 2018). “Stéphane Trần Ngọc giản dị chơi đàn triệu đô”. nld.com.vn. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  21. ^ Nhật Nam (3 tháng 4 năm 2019). “Gặp gỡ tài năng âm nhạc thế giới”. Báo điện tử Chính phủ. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]