Sophomore's dream
Trong toán học, sophomore's dream là hai đồng nhất thức (đặc biệt là cái đầu tiên):
được phát hiện vào năm 1697 bởi Johann Bernoulli.
Giá trị xấp xỉ của những hằng số trên lần lượt là 1.291285997... và 0.7834305107...
Tên gọi "giấc mơ của sinh viên năm hai", xuất hiện trong (Borwein, Bailey & Girgensohn 2004), xuất phát từ "freshman's dream" là một đồng nhất thức sai[ghi chú 1] (x + y)n = xn + yn. Sophomore's dream cho ta cảm giác tương tự, tốt đến mức không thể, nhưng khác với freshman's dream, hai đẳng thức trên là đúng.
Chứng minh
[sửa | sửa mã nguồn]Chứng minh hai đẳng thức này giống nhau, nên chỉ chứng minh của đẳng thức thứ hai được trình bày. Các bước chính của chứng minh này là:
- viết xx = exp(x log x) (ký hiệu exp(t) chỉ hàm mũ et với cơ số tự nhiên e);
- khai triển exp(x log x) sử dụng chuỗi Taylor của hàm mũ exp, và
- lấy tích phân từng số hạng, sử dụng phương pháp đổi biến.
Cụ thể, ta khai triển xx thành
Như vậy,
Do chuỗi lũy thừa trên hội tụ đều, ta có thể đổi chỗ dấu tổng và tích phân để được
Để tính các tích phân trên, ta có thể đổi biến x = exp(−u/(n + 1)), hay u = −(n + 1)log x. Với phép đổi biến này, chặn dưới của tích phân biến thành 0 còn chặn trên trở thành ∞, cho ta đẳng thức
Tích phân ở vế phải ở trên chính là tích phân Euler cho hàm gamma, cụ thể là
cho nên
Lấy tổng những hạng tử này (bắt đầu tại n = 1 thay vì tại n = 0) cho ta kết quả như trên.
Chứng minh gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Chứng minh gốc, đưa ra bởi Bernoulli (1697) , và được trình bày dưới dạng hiện đại bởi Dunham (2005), khác chứng minh ở trên về cách tính các tích phân , nhưng phần còn lại là giống nhau, trừ một số chi tiết nhỏ khác. Thay vì sử dụng phương pháp đổi biến để cho ra hàm gamma (chưa được biết đến lúc bấy giờ), Bernoulli sử dụng tích phân từng phần để tính các số hạng này theo phương pháp quy nạp.
Ta tính một tích phân bất định trước, bỏ hằng số tích phân +C vì trong chứng minh gốc không có nó, và vì nó sẽ triệt tiêu khi tính tích phân xác định.
Với m ≠ −1, ta có thể tính tích phân bằng cách đặt u = (log x)n và dv = xm dx, cho ta:
(cũng có trong danh sách tích phân với hàm lôgarít). Bước này làm giảm số mũ của hàm logarit đi một (từ n xuống n − 1) và từ đó ta có thể tính tích phân này bằng cách quy nạp, như sau
trong đó (n)i ký hiệu cho giai thừa giảm. Đây là tổng hữu hạn vì quá trình quy nạp dừng tại 0 do n là số nguyên.
Trong trường hợp m = n là các số nguyên thì
Lấy tích phân từ 0 đến 1, tất cả số hạng triệt tiêu ngoại trừ số hạng cuối cùng tại 1,[ghi chú 2] cho ta:
Từ góc nhìn hiện đại, chứng minh này tương đương với việc chứng minh tích phân Euler cho hàm gamma trên một tập xác định khác (tương ứng với việc đổi biến), do đồng nhất thức của Euler có thể được chứng minh bằng tích phân từng phần.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Sai nói chung, nhưng đúng trong vành giao hoán có đặc số nguyên tố p và n là lũy thừa của p. Đồng nhất thức đúng trong các trường hợp khác thường là định lý nhị thức.
- ^ Tất cả số hạng tại 0 biến mất vì theo quy tắc l'Hôpital (Bernoulli bỏ qua chi tiết này), còn tất cả số hạng trừ số hạng cuối tại 1 biến mất do log 1 = 0.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Công thức
[sửa | sửa mã nguồn]- Johann Bernoulli, 1697, collected in Johannis Bernoulli, Opera omnia, vol. 3, pp. 376–381
- Borwein, Jonathan; Bailey, David H.; Girgensohn, Roland (2004), Experimentation in Mathematics: Computational Paths to Discovery, tr. 4, 44, ISBN 978-1-56881-136-9
- Dunham, William (2005), “3: The Bernoullis (Johann and )”, The Calculus Gallery, Masterpieces from Newton to Lebesgue, Princeton, NJ: Princeton University Press, tr. 46–51, ISBN 978-0-691-09565-3
- OEIS, (dãy số A083648 trong bảng OEIS) and (dãy số A073009 trong bảng OEIS)
- Pólya, George; Szegő, Gábor (1998), “part I, problem 160”, Problems and Theorems in Analysis, tr. 36, ISBN 978-3-54063640-3
- Weisstein, Eric W., "Sophomore's Dream" từ MathWorld.
- Max R. P. Grossmann (2017): Sophomore's dream. Hằng số đầu tiên đến 1.000.000 chữ số
Hàm số
[sửa | sửa mã nguồn]- Literature for x^x and Sophomore's Dream, Tetration Forum, 2010-02-03
- The Coupled Exponential, Jay A. Fantini, Gilbert C. Kloepfer, 1998
- Sophomore's Dream Function, Jean Jacquelin, 2010, 13 pp.
- Lehmer, D. H. (1985). “Numbers associated with Stirling numbers and xx”. Rocky Mountain Journal of Mathematics. 15: 461. doi:10.1216/RMJ-1985-15-2-461.
- Gould, H. W. (1996). “A Set of Polynomials Associated with the Higher Derivatives of y = xx”. Rocky Mountain Journal of Mathematics. 26: 615. doi:10.1216/rmjm/1181072076.