Bước tới nội dung

Quần đảo Senkaku

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Senkaku (quần đảo))
Các đảo tranh chấp
Quần đảo Senkaku
Tên khác:
tiếng Nhật: 尖閣諸島 (Senkaku)
tiếng Trung: 釣魚台列嶼 (Điếu Ngư Đài)
hay 钓鱼岛及其附属岛屿 (Điếu Ngư)
Quần đảo Pinnacle
Vị trí của quần đảo (hình vuông màu đỏ và bản đồ lồng).
1. Uotsuri Jima/đảo Điếu Ngư


2. Taisho Jima/đảo Xích Vĩ
3. Kuba Jima/đảo Hoàng Vĩ
4. Kita Kojima/Bắc tiểu đảo
5. Minami Kojima/Nam tiểu đảo
6. Okino Kitaiwa/Bắc tự
7. Okino Minami-iwa/Nam tự


8. Tobise/Phi tự
Địa lý
Vị tríBiển Hoa Đông
Tọa độ25°47′53″B 124°03′21″Đ / 25,79806°B 124,05583°Đ / 25.79806; 124.05583
Tổng số đảo5 + 3 đá
Các đảo chínhUotsuri Jima / Diaoyu Dao
Taisho Jima / Chiwei Yu
Kuba Jima / Huangwei Yu
Kita Kojima / Bei Xiaodao
Minami Kojima / Nan Xiaodao
Diện tích7 kilômét vuông (1.700 mẫu Anh)
Độ cao cao nhất383 mét (1.257 ft)
Quản lý
Quốc gia quản lý Nhật Bản
Thành phốIshigaki, Okinawa
Tranh chấp giữa
Quốc gia Nhật Bản
Thành phốIshigaki, Okinawa

Quốc gia

 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
TỉnhĐài Loan

Quốc gia

 Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan)
TrấnĐầu Thành, Nghi Lan, tỉnh Đài Loan

Quần đảo Senkaku (尖閣諸島 (Tiêm Các chư đảo) Senkaku Shotō?, các biến thể: Senkaku-guntō[1]Senkaku-rettō[2]), quần đảo Điếu Ngư, quần đảo Điếu Ngư Đài (tiếng Trung: 釣魚台群島; bính âm: Diàoyútái Qúndǎo - theo cách gọi của Đài Loan[3]), đảo Điếu Ngư cùng các đảo phụ thuộc (tiếng Trung: 钓鱼岛及其附属岛屿; bính âm: Diàoyúdǎo jí qí fùshǔ dǎoyǔ - theo cách gọi của Trung Quốc đại lục[3]), cũng được gọi đơn giản là đảo Điếu Ngư (钓鱼岛) hay quần đảo Pinnacle, là một nhóm các đảo không có người ở do Nhật Bản duy trì quyền kiểm soát thực tế trên biển Hoa Đông. Các đảo này nằm về phía đông của Trung Quốc đại lục, phía đông bắc của đảo Đài Loan, phía tây của đảo Okinawa và về phía bắc; cực tây nam của quần đảo Ryukyu (đảo Yonaguni).

Từ khi Hoa Kỳ trao quyền quản lý các đảo này cho Nhật Bản vào năm 1971, quyền sở hữu các đảo bị đưa vào trạng thái tranh chấp giữa Nhật Bản với Cộng hòa Nhân dân Trung HoaTrung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Trung Quốc tuyên bố rằng họ đã phát hiện và kiểm soát các đảo từ thế kỷ 14, trong khi đó Nhật Bản đã kiểm soát các đảo này từ năm 1895 cho đến khi đầu hàng phe Đồng Minh sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Hoa Kỳ quản lý quần đảo như là một phần của Chính quyền dân sự Hoa Kỳ tại quần đảo Ryukyu từ năm 1945 đến năm 1972, sau năm 1972, quần đảo được Mỹ trao lại cho chính phủ Nhật Bản theo Hiệp ước trao trả Okinawa - ký kết giữa chính phủ Hoa Kỳ với chính phủ nước này.[4]

Hiện nay, quần đảo là một vấn đề nhạy cảm trong mối quan hệ ngoại giao giữa Nhật BảnCHND Trung Hoa, cũng như giữa Nhật Bản và THDQ.[5] Mặc dù có sự phức tạp trong quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan, cả CHND Trung Hoa và THDQ đều chấp thuận rằng các đảo là một phần của huyện Nghi Lan thuộc tỉnh Đài Loan, còn đối với Nhật Bản, do những tác động từ vị thế địa - chính trị Đài Loan, phía Nhật Bản không công nhận nước này là một quốc gia có chủ quyền và coi quần đảo là một phần của thành phố Ishigaki, thuộc tỉnh Okinawa, đồng thời, nước này cũng bác bỏ tuyên bố chủ quyền của cả CHND Trung Hoa lẫn THDQ đối với các đảo này.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]
Vị trí quần đảo Senkaku tại biển Hoa Đông

Quần đảo có năm đảo nhỏ không có người ở và ba đá cằn cỗi. Quần đảo nằm trên biển Hoa Đông, cách xấp xỉ 120 hải lý về phía đông bắc Đài Loan, 200 hải lý về phía đông Trung Quốc đại lục và cách 200 hải lý về phía tây nam của đảo Okinawa của Nhật Bản.[6]

Theo thứ tự tăng dần:

Ngày 3 tháng 3 năm 2012, Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc đã công bố 71 tên tiêu chuẩn của đảo Điếu Ngư cùng đảo phụ thuộc khác.[8]

Danh sách các đảo với tên gọi chính thức hiện thời
Tên Nhật Bản[9] Tên Trung Quốc[10][11]
(CHNDTH)
Tên Đài Loan[12]
(THDQ)
Tọa độ Diện tích Độ cao tối đa Miêu tả Hình ảnh
魚釣島
Uotsuri Shima
Ngư Điếu đảo
钓鱼岛
Diàoyú Dǎo
Điếu Ngư đảo
釣魚臺
Diàoyútái
Điếu Ngư Đài
25°46′B 123°31′Đ / 25,767°B 123,517°Đ / 25.767; 123.517 3,82 km²
363 m
Nằm cách đảo Ishigaki 170 km về phía tây bắc, cách Ôn Châu 356 km về phía đông nam, cách Phúc Châu 385 km về phía đông, cách Cơ Long 190 km về phía đông bắc. Chiều dài đông-tây là 250 m. Là đảo lớn nhất của quần đảo
久場島
Kuba Shima
Cửu Trường đảo
黄尾屿
Huángwěi Yǔ
Hoàng Vĩ tự
黃尾嶼
Huángwěi Yǔ
Hoàng Vĩ tự
25°56′B 123°41′Đ / 25,933°B 123,683°Đ / 25.933; 123.683 1,55 km²
117 m
Nằm cách đảo Ishigaki 160 km về phía bắc, cách đảo Uotsuri 27 km về phía đông bắc
大正島
Taishō Tō
Đại Chính đảo
赤尾屿
Chìwěi Yǔ
Xích Vĩ tự
赤尾嶼
Chìwěi Yǔ
Xích Vĩ tự
25°55′B 124°34′Đ / 25,917°B 124,567°Đ / 25.917; 124.567 0,06 km²
75 m
Nằm cách đảo Ishigaki 150 km về phía bắc, cách đảo Uotsuri 103 km, nằm biệt lập ở cực đông của quần đảo
北小島
Kita Kojima
Bắc tiểu đảo
北小岛
Běixiǎo Dǎo
Bắc tiểu đảo
北小島
Běixiǎo Dǎo
Bắc tiểu đảo
25°45′B 123°36′Đ / 25,75°B 123,6°Đ / 25.750; 123.600 0,31 km²
118 m
Nằm cách đảo Iriomote 160 km về phía bắc, cách đảo Uotsuri 5 km về phía đông, nằm sát Minami Kojima
南小島
Minami Kojima
Nam tiểu đảo
南小岛
Nánxiǎo Dǎo
Nam tiểu đảo
南小島
Nánxiǎo Dǎo
Nam tiểu đảo
25°45′B 123°36′Đ / 25,75°B 123,6°Đ / 25.750; 123.600 0,40 km²
149 m
Nằm cách đảo Uotsuri 5,5 km về phía đông, sát Kita Kojima
沖の北岩
Okino Kitaiwa
Xung (no) Bắc nham
北屿
Běi Yǔ
Bắc tự
沖北岩
Chōngběi Yán
Xung Bắc nham
25°49′B 123°36′Đ / 25,817°B 123,6°Đ / 25.817; 123.600 0,05 km²
28 m
Nằm cách đảo Ishigaki 160 km về phía bắc, cách đảo Uotsuri 6 km về phía đông bắc. Bao gồm hai đá phía đông và tây[13]
沖の南岩
Okino Minami- iwa
Xung [no] Nam nham
南屿
Nán Yǔ
Nam tự
沖南岩
Chōngnán Yán
Xung Nam nham
25°47′B 123°37′Đ / 25,783°B 123,617°Đ / 25.783; 123.617 0,01 km²
13 m
Nằm cách đảo Ishigaki 160 km về phía bắc, cách đảo Uotsuri 7,5 km về phía đông
飛瀬
Tobise
Phi lại
飞屿
Fēi Yǔ
Phi tự
飛瀨
Fēi Lài
Phi lại
25°45′B 123°33′Đ / 25,75°B 123,55°Đ / 25.750; 123.550 0,01 km²
2 m
Nằm cách đảo Ishigaki 160 km về phía bắc, cách đảo Uotsuri 1,5 km về phía đông.

Độ sâu vùng nước xung quanh thềm lục địa của quần đảo là xấp xỉ 100–150 mét (328–492 ft) ngoại trừ máng Okinawa ở phía nam.[14]

Sự tồn tại của bồn trũng sau cung làm phức tạp thêm vấn đề mô tả. Theo giáo sư Quý Quốc Hưng (季国兴) của Ban châu Á-Thái Bình Dương tại Đại học Ngoại quốc ngữ Thượng Hải,

  • Giải thích của Trung Quốc là

    "...Máng Okinawa chứng minh rằng thềm lục địa của Trung Quốc và Nhật Bản là không kết nối, Máng phục vụ như là ranh giới tự nhiên giữa chúng, và rằng không nên bỏ qua Máng này...."[15]

  • Giải thích của Nhật Bản là

    "...Máng chỉ là một vùng lõm ngẫu nhiên trong một rìa lục địa liên tục giữa hai nước... [và] máng nên được bỏ qua...."[15]

Động thực vật

[sửa | sửa mã nguồn]

Việc cho phép thu nhập các thảo mộc trên ba hòn đảo của nhóm đã được ghi lại trong một chiếu chỉ cổ từ thời nhà Thanh vào năm 1893.[16]

Uotsuri Jima, hòn đảo lớn nhất, có một số loài đặc hữu như chuột chũi Senkaku (Mogera uchidai) và kiến Okinawa-kuro-oo-ari. Chuột chũi Senkaku là một loài có nguy cơ tuyệt chủng; sự tồn tại của nó bị đe dọa bởi những con dê được đưa đến đảo vào năm 1978.[17]

Chim hải âu lớn được theo dõi trên quần đảo.[18] Trong tất cả các đảo, Minami Kojima là một trong số ít những nơi sinh sản của loài Hải âu lớn đuôi ngắn (Phoebastria albatrus).

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ National Geospatial-Intelligence Agency, Senkaku-guntō, Japan, Truy cập 20 tháng 10 năm 2010.
  2. ^ National Geospatial-Intelligence Agency, Senkaku-rettō, Japan, Truy cập 20 tháng 10 năm 2010.
  3. ^ a b WantChinaTimes.com (8 tháng 7 năm 2012). “Former New Taipei councilor explains PRC flag controversy”. WantChinaTimes.com. Truy cập 21 tháng 7 năm 2012.
  4. ^ Lee, Seokwoo. (2002). Territorial Disputes Among Japan, China and Taiwan Concerning the Senkaku Islands, pp. 10–13., tr. 10, tại Google Books
  5. ^ McDorman, Ted L. (2005). "Central Pacific and East Asian Maritime Boundaries" in International Maritime Boundaries, Vol. 5, pp. 3441., tr. 3441, tại Google Books
  6. ^ UC Berkeley: UC Institute on Global Conflict and Cooperation; retrieved ngày 15 tháng 11 năm 2010.
  7. ^ Agreement on the Conservation of Albatrosses and Petrals (ACAP), Breeding site details: Agincourt/P'eng-chia-Hsu
  8. ^ 羅沙 (ngày 3 tháng 3 năm 2012). “國家海洋局、民政部受權公布我國釣魚島及其部分附屬島嶼標準名稱”. 新華網. Bắc Kinh: 新華通訊社. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2012.
  9. ^ 排他的経済水域等の基礎となる 低潮線を有する離島に関する調査報告書
  10. ^ 国家海洋局 (ngày 3 tháng 3 năm 2012). “国家海洋局 民政部受权公布我国钓鱼岛及其部分附属岛屿标准名称”. Bắc Kinh: 中华人民共和国国家海洋局. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2012. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  11. ^ 中华人民共和国民政部 (ngày 3 tháng 3 năm 2012). “民政部 国家海洋局受权公布我国钓鱼岛及其部分附属岛屿标准名称”. Bắc Kinh: 中华人民共和国民政部. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2012. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  12. ^ 中華民國內政部. “釣魚臺列嶼簡介”. 中華民國內政部. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2012. Đã bỏ qua tham số không rõ |= (trợ giúp)
  13. ^ 沖縄大百科事典刊行事務局 『沖縄大百科事典(上巻)』 沖縄タイムス社、1983年、594頁
  14. ^ Ji, Guoxing. (1995). "Maritime Jurisdiction in the Three China Seas," p. 11; Sibuet, Jean-Claude et al. "Back arc extension in the Okinawa Trough," Journal of Geophysical Research, Vol. 92, Issue B13, p. 14041-14063.
  15. ^ a b Ji, Maritime Jurisdiction in the Three China Seas, tr 11.
  16. ^ Ji, p. 11; excerpt, "In 1893, Empress Dowager Tsu Shih of the Qing Dynasty issued an imperial edict.... China argues that discovery accompanied by some formal act of usage is sufficient to establish sovereignty over the islands."
  17. ^ Zoological Society of London, EDGE (Evolutionary Distinct & Globally Endangered) Senkaku mole Lưu trữ 2010-09-22 tại Wayback Machine, 2006; Truy cập 15 tháng 1 năm 2010.
  18. ^ Porcasi, Judith F. (1999). "Prehistoric Exploitation of Albatross on the Southern California Channel Islands," Journal of California and Great Basin Anthropology. Vol. 21 (1), pp. 109, citing Hasegawa, Hiroshi. (1979). "Status of the Short-tailed Albatross of Torishimia and in the Senkaku Retto in 1978/79. Pacific Seabird Group Bulletin 6:23–25; and Hasegawa, Hiroshi and Anthony R. Degange. (1982). "The Short-tailed Albatross, 'Diamedea albatrus, Its Status, Distribution and Natural History." American Birds, 36(5):806–814.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]