Bước tới nội dung

Sự tích trầu cau

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Một dĩa trầu têm hình cánh phượng

Sự tích trầu cau là một tác phẩm trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, có từ khoảng năm 2000 trước công nguyên thời vua Hùng và được ghi lại trong sử thi "Lĩnh Nam Chích Quái" [1]. Câu chuyện này nhân cách hóa nguồn gốc của cây cau, cây trầu không và tảng đá vôi là những thứ được sử dụng để ăn trầu cũng như giải thích tục lệ sử dụng trầu cau trong các đám cưới. Cho đến ngày nay, trầu cau vẫn là thứ không thể thiếu trong việc giao hiếu, kết thân và cưới hỏi của người Việt. Bình vôi ăn trầu từng là một vật không thể thiếu trong việc giao tế cũng như lễ nghi gắn liền với tục ăn trầu.

Sự tích thuộc dạng văn học truyền miệng và có nhiều dị bản. Câu chuyện kể là vào đời vua Hùng Vương thứ ba có hai anh em Tân và Lang rất thương yêu nhau. Tân sau khi có vợ thì không còn chăm sóc đến em như trước nữa. Lang lấy làm buồn rầu và bỏ nhà ra đi. Tới bên bờ suối thì Lang mệt quá, gục xuống chết và hóa thành tảng đá vôi. Tân, không thấy em về, vì thương em nên quyết đi tìm. Đi đến bờ suối thì Tân mệt lả và chết, biến thành cây cau bên tảng đá vôi. Vợ Tân không thấy chồng cũng bỏ đi tìm. Nàng tìm đến bờ suối, ngồi dựa vào thân cau mà chết, biến thành dây trầu không. Trầu, cau và vôi khi quyện lại với nhau tạo ra sắc đỏ như máu nên sau có vua Hùng Vương đi tuần qua đó, nghe thấy câu chuyện trên mà dạy cho dân Việt hãy dùng ba thứ vôi, cau và trầu làm biểu tượng tình nghĩa thắm thiết anh em, vợ chồng. Ngôi đền thờ ba người hiện nay là đền Tam Khương ở làng Nam Hoa, huyện Nam Đàn (Nghệ An) mà các triều đại phong kiến vẫn có sắc phong tặng.

Nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]
Mâm trầu cau trong lể cưới

Sự tích thuộc dạng văn học truyền miệng và có nhiều dị bản. Nội dung cơ bản có thể tóm tắt như sau:

Dị bản

[sửa | sửa mã nguồn]
Dây trầu leo thân cây cau.

Theo Lĩnh-nam chích quái thì Lang chết hóa làm cây cau, Tân hóa làm hòn đá còn vợ Tân hóa làm cây trầu. Ở đây theo sách Sử Nam chí dị chép Lang hóa làm hòn đá, Tân hóa làm cây cau là những hình tượng có mối quan hệ hợp lý hơn [2]. Riêng Sử Nam chí dị, nhưng lại cho rằng phải đợi sau khi chôn cả ba rồi mới được trời cho hóa. Cũng sách này có kể một số tình tiết hơi khác, nhất là ở đoạn kết:

Ngôi đền thờ ba người hiện nay là đền Tam Khương ở làng Nam Hoa, huyện Nam Đàn, Nghệ An mà các triều đại phong kiến vẫn có sắc phong tặng.

Ở Nghệ An

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự tích trầu cau và vôi của đồng bào thiều số ở Nghệ An có nội dung khác với các truyện trên:

Người Cơ-tu

[sửa | sửa mã nguồn]
Cây cau

Đồng bào Cơ-tu (ở phía Tây tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên) có một truyện nói về sự tích trầu, cau và vôi khác truyện của người Kinh nhưng hình ảnh đoạn kết lại tương tự:

Người Thái

[sửa | sửa mã nguồn]

Người Thái có truyện Tình nhân biến thành trầu cau nói về ba người bạn học, trong đó có một cô gái giả trai cuối cùng hóa ra trầu cau và vôi. Truyện này có nội dung hoàn toàn khác các truyện trên.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nguyễn Ngọc Chương đã trích dẫn lời của Georges Lebrun viết về vùng có trầu trong "Trầu cau việt điện thư" - (Nhxb.Tp. HCM, 1997)
  2. ^ về điểm này thì khớp với ý kiến Trần Thanh Mại trong Tìm hiểu và phân tích truyện cổ tích Việt-nam
  3. ^ Trong Nông công thương (1939)
  4. ^ tình tiết này giống với kết thúc truyện Sự tích ông Đầu rau
  5. ^ Theo Bản khai của tổng Thanh- xuyên
  6. ^ Theo Truyện cổ Ca-tu