Bước tới nội dung

Sự dai dẳng của ký ức

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sự dai dẳng của ký ức
Tác giảSalvador Dalí
Thời gian1931
Chất liệuSơn dầu
Địa điểmBảo tàng Nghệ thuật Hiện đại, New York, Hoa Kỳ
Công trình nghệ thuật tái hiện bức tranh ở Thượng Hải

Sự dai dẳng của ký ức (tên gốc tiếng Catalunya: La persistència de la memòria, tiếng Anh: The Persistence of Memory) là tác phẩm tranh sơn dầu tiêu biểu của họa sĩ người Tây Ban Nha, Salvador Dalí. Bức tranh được Dalí sáng tác năm 1931 và được trưng bày lần đầu tiên trong phòng triển lãm của Julien Levy năm 1932; đến năm 1934, tranh được đưa vào bộ sưu tập của Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (MoMA) tại thành phố New York.[1]

Miêu tả

[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm thuộc trường phái siêu thực khắc họa hình ảnh của những chiếc đồng hồ quả quýt đang tan chảy,[2] thể hiện quan điểm của Dalí về sự "mềm mại" và "cứng rắn", những yếu tố mà nhà họa sĩ đương thời bận tâm. Sử gia nghệ thuật Dawn Adès viết, "những chiếc đồng hồ là biểu trưng không rõ ràng về thuyết tương đối không gian - thời gian, là quan điểm siêu thực về sự sụp đổ các khái niệm trong một trật tự vũ trụ cố định".[3] Adès cho rằng Dalí đang quan sát thế giới bằng việc thấm nhuần thuyết tương đối hẹp của Albert Einstein. Tuy nhiên, khi giải đáp thắc mắc trong một buổi trao đổi với nhà hóa học Ilya Prigogine, Dalí cho biết chúng không phải lấy cảm hứng từ thuyết tương đối, mà chỉ là từ những nhận biết thực tế khi ông quan sát một miếng pho mát Camembert tan chảy dưới ánh nắng.[4]

Video
Smarthistory - Dali's The Persistence of Memory[5]
Salvador Dalí. The Persistence of Memory. 1931[6]

Phong cảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Dãy núi ở xa bên phải tượng trưng cho bán đảo Cap de Creus phía đông bắc Catalunya, một yếu tố dễ bắt gặp trong tranh của Dalí khi ông thường mang những nét quê hương vào các tác phẩm của mình. Bóng tối bao trùm lên nền tranh cũng chính là bóng của đỉnh Mount Pani nơi ông sinh sống.[7]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Staff editor (ngày 28 tháng 1 năm 1989). “Dali, The Flamboyant Surrealist”. The Vindicator. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2011. The death of Salvador Dali evokes the image of his most famous painting, Persistence of Memory.
  2. ^ Bradbury, Kirsten (1999). Essential Dalí. ;Dempsey Parr. ISBN 978-1-84084-509-9. It includes the first appearance of what is perhaps his most enduring image: the 'soft watch'.
  3. ^ Ades, Dawn. Dalí. Thames and Hudson, 1982.
  4. ^ Salvador Dali (2008). The Dali Dimension: Decoding the Mind of a Genius (DVD). Media 3.14-TVC-FGSD-IRL-AVRO. Surprisingly, Dalí said that his soft watches were not inspired by the theory of relativity, but by the surrealist perception of a Camembert cheese melting in the sun. The painter insisted on this explanation in his reply letter to Prigogine, who took it as Dalí's reaction to Einstein's coldly mathematical theory.
  5. ^ “Dali's The Persistence of Memory”. Smarthistory at Khan Academy. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2012.
  6. ^ “Salvador Dalí. The Persistence of Memory. 1931”. MoMa. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2012.
  7. ^ Salvador Dali. Surreal years. Art, paintings, and works. Commentary on 40+ works of art by Salvador Dalí.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]