Bước tới nội dung

Sư đoàn 316, Quân đội nhân dân Việt Nam

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Sư đoàn 316)
Sư đoàn 316
Quân khu 2
Quốc gia Việt Nam
Thành lập1 tháng 5 năm 1951
Quân chủng Lục quân
Binh chủng Bộ binh
Phân cấpSư đoàn
Quy mô10.000 quân
Bộ phận củaQuân khu 2
Bộ chỉ huyhuyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ
Tên khácSư đoàn Bông Lau
Chỉ huy
Sư đoàn trưởng
Bùi Thế Dũng
Chính ủy
Nguyễn Trung Đắc
Chỉ huy nổi bật

Sư đoàn 316, còn gọi là Sư đoàn Bông Lau, là sư đoàn chủ lực của Quân khu 2, Quân đội nhân dân Việt Nam. Sư đoàn được thành lập ngày 1 tháng 5 năm 1951 tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn từ sau thắng lợi của Chiến dịch Biên giới, Sư đoàn trưởng đầu tiên là tướng Lê Quảng Ba, chính ủy là Chu Huy Mân.

Là một trong 6 sư đoàn bộ binh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, Sư đoàn 316 có một bề dày truyền thống trong chiến đấu và chiến thắng. Tên tuổi của Sư đoàn đã trở thành nỗi khiếp sợ của kẻ thù trong suốt 2 cuộc Chiến tranh Đông Dương. Sở trường của Sư đoàn 316 là đánh giặc những nơi rừng núi.

Đội ngũ cán bộ và chiến sĩ gồm nhiều con em các dân tộc thiểu số Tày, Nùng, Dao,...

Thành phần

[sửa | sửa mã nguồn]

Kháng chiến chống Pháp

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trung đoàn 174 (Trung đoàn Cao-Bắc-Lạng): thành lập ngày ngày 19 tháng 8 năm 1949, tại xã Đức Long, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng, trung đoàn trưởng đầu tiên: Đặng Văn Việt, chính ủy đầu tiên: Chu Huy Mân. Trung đoàn được thành lập trên cơ sở hợp nhất lực lượng của 3 trung đoàn thuộc 3 tỉnh[1]: Trung đoàn 74 (Cao Bằng), Trung đoàn 72 (Bắc Cạn), Trung đoàn 28 (Lạng Sơn). Đội ngũ cán bộ, chiến sĩ trung đoàn 174 hầu hết là con em các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Cao Lan... vùng rừng núi Cao-Bắc-Lạng.
  • Trung đoàn 176: thành lập ngày ngày 15 tháng 2 năm 1951, tại Lạng Sơn sau khi tỉnh được giải phóng trong chiến dịch Biên Giới. Trung đoàn được thành lập trên cơ sở các tiểu đoàn 888 và 999. Cán bộ, chiến sĩ đơn vị phần lớn là con em nhân dân các dân tộc ở Cao Bằng, Lạng Sơn.
  • Trung đoàn 98: Thành lập ngày 16/7/1946 tại thị xã Quảng Yên. Trung đoàn trưởng trong Chiến dịch Biên giới là Vũ Mạnh Hùng. Đa số chiến sĩ xuất thân từ công nhân hoặc con em công nhân các khu mỏ ở Quảng Ninh.[2]

Trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, trận chiến nổi tiếng nhất mà Sư đoàn 316 tham gia là Chiến dịch Điện Biên Phủ. Sư đoàn 316 đã đánh tiêu diệt cứ điểm Đồi A1, cứ điểm khó đánh nhất trong tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Đại đoàn 316 được thu gọn lại, biên chế chỉ còn trung đoàn 316.

Tới năm 1964, đơn vị lại mở rộng biên chế thành cấp sư đoàn, gồm 3 trung đoàn, mỗi trung đoàn có quân số chừng 1.500 người, thành phần gồm nhiều con em đồng bào dân tộc thiểu số Thái ở Tây Bắc và Tày - Nùng Việt Bắc, chỉ huy là tướng Lê Quảng Ba[cần dẫn nguồn]. Do đặc điểm có sở trường giỏi đánh rừng núi, nên đại đoàn được điều động sang chiến trường Lào, phối hợp với quân Giải phóng Pathet Lào đánh với quân Hmong của tướng Vàng Pao và quân Chính phủ Hoàng Gia Lào.

Sư đoàn đã đánh thắng nhiều trận, tiêu diệt nhiều cứ điểm và nhiều đơn vị đối phương. Thành phần sư đoàn lúc đó chỉ gồm các trung đoàn 148 và 174, vì trung đoàn 316 đã được điều động vào tham chiến ở chiến trường miền Nam.

Tại chiến trường Tây Nguyên, đoàn 316 đã giao tranh nhiều trận đánh ác liệt với Quân đội Mỹ. Nổi tiếng nhất là tại cao điểm 875 - Chiến dịch Đăk Tô. Theo sự chỉ đạo của tướng Hoàng Minh Thảo, Trung đoàn 174 tham gia một trận đánh Lữ dù độc lập số 173 Sky Soldiers khét tiếng của Quân lực Hoa Kỳ, hạ 1800 lính. Tên tuổi của Trung đoàn 174 Sư đoàn 316 đã đi vào lịch sử Lữ dù 173 Sky Soldiers như những trang hồi ức đẫm máu, bi thiết nhất.

Ngoài ra, trung đoàn 174 với tên gọi "trung đoàn Cao Bắc Lạng" hành quân đến chiến trường B2, nằm trong đội hình sư đoàn 5 cho đến hết 1975. Khi đó trung đoàn Q764 của sư 5 ở lại chiến trường Đồng Nai. Đây cũng là đơn vị đánh giỏi, chiến đấu sát cánh với Q765 (sư 5) trên biên giới Campuchia - Việt. Khi hết chiến tranh, E271 thế chỗ E174.

Trận đánh nổi tiếng nhất quy mô sư đoàn trong Chiến tranh Việt Nam của Sư 316 là mở màn Chiến dịch Mùa Xuân 1975. Đầu năm 1975, F316 đã bí mật hành quân từ Quân khu 4 miền Bắc Việt Nam qua Lào rồi luồn rừng tiến vào Nam Tây Nguyên, hòa vào đội ngũ hành quân của F320A, sử dụng F320A như tấm bình phong để che giấu sự hiện diện của mình, rồi tách ra, tiến vào vị trí chiến đấu cạnh thị xã Buôn Ma Thuột. 02h30' sáng ngày 10/3/1975, F316 bất ngờ nổ súng đánh thị xã Buôn Ma Thuột, đánh bật Trung đoàn 53, Sư đoàn 23 Việt Nam Cộng Hòa ra khỏi thị xã, phá vỡ một mảng quan trọng trong hệ thống phòng ngự của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà. Trận đánh này đã khiến chính quyền Sài Gòn choáng váng, hoảng loạn, liên tục đưa ra những quyết định sai lầm dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn 53 ngày sau đó.

Chiến tranh Biên giới phía Bắc

[sửa | sửa mã nguồn]

Là đơn vị bộ đội chủ lực của Quân khu II, các trung đoàn 148 và 174 của Sư đoàn 316 đã chiến đấu phòng thủ từ tháng 2 năm 1979. Trong khi đó, trung đoàn 98 tham gia chiến đấu trong đội hình của Quân đoàn 3 tại biên giới Tây Nam.

Tổ chức chính quyền hiện nay

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phòng Tham mưu
  • Phòng Chính trị
  • Phòng Hậu cần
  • Phòng Kỹ thuật[3][4]
  • Trung đoàn 98: đóng quân ở xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
  • Trung đoàn 148: đóng quân ở xã Lưỡng Vượng, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
  • Trung đoàn 174: đóng quân ở xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong sư đoàn đã có nhiều những thành tích chiến công vẻ vang.

Các chiến dịch, trận đánh

[sửa | sửa mã nguồn]

Lãnh đạo hiện nay

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sư đoàn trưởng: Đại tá Bùi Thế Dũng
  • Chính ủy: Đại tá Nguyễn Trung Đắc
  • Phó Sư đoàn trưởng, Tham mưu trưởng: Đại tá Nguyễn Tiến Dũng
  • Phó Sư đoàn trưởng: Đại tá Đỗ Xuân Phúc, Thượng tá Bùi Minh Thám
  • Phó Chính ủy: Thượng tá Lâm Dũng Tiến

Sư đoàn trưởng qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Chính ủy qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 5.2010-7.2012, Phạm Đức Duyên, Trung tướng (2020), Chính ủy Quân khu 2(5.2021-nay)
  • 8.2012-3.2014, Nguyễn Thắng Xuân, Thiếu tướng (2019), Chủ Nhiệm chính trị Quân khu 2(1.2019-nay)
  • 3.2014-3.2016, Đỗ Xuân Tụng, Thiếu tướng (2020)
  • 3.2016-1.2018, Nguyễn An Phong,Thiếu tướng (2021), Cục trưởng Cục Tổ Chức TCCT (9.2021-nay)
  • 1.2018.1.2020, Trần Đại Thắng, Đại tá,Chính ủy BCHQS tỉnh Hà Giang (1.2020-7.2023) Phó chủ nhiệm CT Quân Khu 2 (7/2023-nay)
  • 1.2020-11.2022, Nguyễn Ngọc Ngân, Đại tá, Chính ủy BCHQS Tỉnh Lào Cai (9.2022- nay)
  • 11.2022-7.2023, Đỗ Duy Chinh, Đại tá, Chính ủy BCHQS Tỉnh Phú Thọ ( 7.2023-nay)
  • 7.2023-nay, Nguyễn Trung Đắc, Đại tá

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lúc đó, mỗi tỉnh có 1 trung đoàn: mỗi trung đoàn có 1 tiểu đoàn chủ lực và một số đại đội độc lập hoặc phân đội vũ trang tuyên truyền đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của trung đoàn.
  2. ^ “Tiếp tục phát huy Truyền thống Trung đoàn 98 Anh hùng!”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2016.
  3. ^ “Quyết định số: 2183/2021/QĐ-CTN”. vpctn.gov.vn. 26 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2022.
  4. ^ Tổ chức: Đại đội 26