Rạch Trà Tân
Rạch Trà Tân hay sông Trà Tân là một phân lưu nhỏ của sông Tiền. Rạch này chảy hoàn toàn trên địa phận huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Tên gọi
[sửa | sửa mã nguồn]Rạch Trà Tân ngày xưa có tên gọi khác là Trà Luật, Tà Luật, Trà Suốt, có liên quan đến các địa danh lịch sử trong chiến tranh chống Xiêm vào năm 1785. Tuy nhiên, các địa danh đó trong một thời gian dài bị nhầm lẫn là sông Trà Lọt tại Cái Bè.[1][2]
Tự nhiên
[sửa | sửa mã nguồn]Cửa rạch Trà Tân là ngã ba Cà Tân, giao với sông Năm Thôn, một phân lưu của sông Tiền do cù lao Ngũ Hiệp tạo nên. Rạch chảy hoàn toàn trên địa phận xã Long Trung, huyện Cai Lậy, từ ngã ba Cà Tân rạch chảy theo hướng bắc, đến chợ Ba Dừa, trung tâm của xã Long Trung, rồi đổi sang hướng đông, chảy qua chợ Cây bã đậu,[3] ngay vị trí cầu Thầy Cai có đường tỉnh 868 chạy qua. Chiều dài khoảng 7,5 km.[4] Độ sâu trung bình của rạch là 4-5 m, độ sâu gần vàm là 7-8 m. Vàm Trà Tân rộng khoảng 50 m.[5] Từ vàm đi vào khoảng 600 m là cầu Trà Tân, có tỉnh lộ 864 chạy qua, bờ phải là chợ Hưng Long, một chợ buôn bán nhỏ.
Từ cầu Thầy Cai dòng chảy nối tiếp về phía đông được gọi là kênh Bang Lợi.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Từ tháng 12 năm 1784, Lê Văn Quân đã chỉ huy quân chúa Nguyễn đánh nhau với quân Tây Sơn ở ven sông Ba Lai (Bến Tre) và tấn công đồn Trà Luật của Tây Sơn.[6]
Vào năm 1785, khu vực rạch này là địa điểm đóng quân của quân Xiêm trong cuộc chiến tranh chống Tây Sơn.[7] Các đồn lũy quân Xiêm kéo dài từ khu vực sông Trà Lọt ở hướng tây, kéo dài đến đây.[8]
Ngày 23 tháng 11 năm 1940, địa bàn xảy ra các cuộc tấn công của Việt Minh trong Khởi nghĩa Nam Kỳ. Đỗ Văn Nuôi chỉ huy Việt Minh đã cho đốt cháy cầu Trà Tân bắc qua con rạch này, sau đó cùng nhiều cánh quân khác của Việt Minh tiến đến chợ Ba Dừa. Đến tháng 5 năm 1941 thì quân khởi nghĩa bị đánh bại.[9]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Nguyễn Phan Quang 2005, tr. 957, 959, 960.
- ^ Viện Khảo cổ học 1978, tr. 225.
- ^ Chợ Cây bã đậu chỉ là khu chợ nhóm họp dọc tỉnh lộ 868.
- ^ “QUYẾT ĐỊNH: Ban hành Danh mục và phân cấp quản lý tuyến đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”. vbpl.vn. ngày 10 tháng 10 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2021.
- ^ TS.Nguyễn Phúc Nghiệp (ngày 13 tháng 12 năm 2012). “Về ba con rạch liên quan đến chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút”. vannghetiengiang.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2021.
- ^ Nguyễn Lương Bích 1984, tr. 135.
- ^ Lưu Văn Lợi 2000, tr. 289.
- ^ Tập chí quân đội nhân dân 1985, tr. 66.
- ^ Cẩm Sơn (ngày 18 tháng 11 năm 2013). “Long Trung - Những năm tháng không thể nào quên”. tuyengiaotiengiang.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2021.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Lưu Văn Lợi (2000). Ngoại giao Đại Việt. Nhà xuất bản Công an nhân dân. OCLC 45856152.
- Nguyễn Lương Bích (1984). Đại nghĩa thắng hung tàn: những người trẻ làm nên lịch sử, Tập 3. Nhà xuất bản Thanh niên. OCLC 12974511.
- Nguyễn Phan Quang (2005). Theo dòng lịch sử dân tộc: sự kiện và tư liệu, Tập 1. Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. OCLC 58959237.
- Viện Khảo cổ học (Việt Nam) (1978). Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1977. Viện Khảo cổ học. OCLC 6437032.
- “Tập chí quân đội nhân dân, Số phát hành 339-344”. Tổng cục chính trị. 1985. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp)