Sông Tế
Sông Tế | |||||||||
Phồn thể | 濟河 | ||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Giản thể | 济河 | ||||||||
| |||||||||
Tế Thủy | |||||||||
Phồn thể | 濟水 | ||||||||
Giản thể | 济水 | ||||||||
| |||||||||
Tế Thủy Hà | |||||||||
Phồn thể | 濟水河 | ||||||||
Giản thể | 济水河 | ||||||||
| |||||||||
Oan Thủy | |||||||||
Tiếng Trung | 冤水 | ||||||||
Nghĩa đen | Sông khúc khuỷu | ||||||||
|
Sông Tế (hoặc Sông Tể), trước kia là một con sông ở phía đông bắc Trung Quốc đã đặt tên cho các thành phố Tế Nguyên và Tế Nam. Nó biến mất trong một trận lũ lụt to lớn ở sông Hoàng Hà vào năm 1852, khi sông Hoàng Hà chuyển dòng từ bên dưới bán đảo Sơn Đông lên phía bắc của nó. Trong quá trình này, nó đã vượt qua sông Tế và chiếm lấy lòng sông của nó.
Tên sông
[sửa | sửa mã nguồn]Jì (ji3) là bính âm của một cách phát âm tiếng phổ thông ngày nay của từ trong tiếng Trung được viết là 濟 ở dạng phồn thể và 济 ở dạng giản thể được sử dụng tại Trung Quốc đại lục để chỉ con sông này. Cách phát âm tên sông này trong Tiếng Hán thượng cổ được tái tạo thành /*[ts]ˤəjʔ/[1] hoặc /*ʔsliːlʔ/.[2] Các mô tả Trung Quốc cổ đại cũng viết tên gọi sông này bằng ký tự 泲,[3][4] và Lâm Truyền Giáp (林传甲, 1877-1922) coi nó là đồng nhất với sông Oan, từ đó mà có huyện Oan Cù (Sơn Đông).[5][6] Trong phiên âm Hán-Việt thì nó là Tể, chỉ được dùng để gọi con sông này và trong cụm từ 濟濟 (tể tể, nghĩa là đông đúc); trong khi cách phiên/phát âm phổ biến jì (ji4) là Tế như trong kinh tế, cứu tế, tế thế. Tuy nhiên, trong Hán-Nôm chỉ có một cách phát âm duy nhất là Tế.
Địa lý
[sửa | sửa mã nguồn]Sông Tế đã thay đổi dòng chảy của nó rất nhiều lần trong giai đoạn lịch sử trước khi nó biến mất.[3] Nói chung thì nó được cho là bắt nguồn từ phía tây núi Vương Ốc (王屋山) gần Tế Nguyên[7][8] trong tỉnh Hà Nam ngày nay qua Sơn Đông đến biển Bột Hải.[9]
Trong thời đồ đá mới, sông Tế có thể là một chi lưu của sông Hoàng Hà, hợp nhất với dòng chảy phía hạ lưu của nó trong bình nguyên Hoa Bắc.[10]
Tại một số thời điểm, lũ lụt đã chuyển dòng hạ lưu sông Hoàng Hà thành một dòng riêng biệt, trong khi đó sông Tế tiếp tục chiếm dòng chảy trước đó của nó. Hai con sông chảy song song với nhau dưới thời Chu,[11] Tần và Hán.
Dưới thời nhà Hán, dòng chảy trung tâm của sông Tế đi qua Đại Dã Trạch (phồn thể: 大野澤; giản thể: 大野泽) và cửa sông nằm trong quận Thiên Thừa (千乘郡, Thiên Thừa Quận).[3]
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Khu vực xung quanh sông Tế là một trong những khu vực đông đúc dân cư nhất Trung Quốc trong thời kì đồ đá mới,[12] khi vùng đồng bằng của nó là trung tâm của các văn hóa như Long Sơn[13] (2500—1900 TCN) và Nhạc Thạch (1900—1600 TCN).[14] Nó đã được tôn vinh như một vị thần trong tôn giáo cổ đại Trung Hoa.[15]
Tư Mã Thiên liệt kê sông Tế trong số các con sông được nối với nhau bằng kênh Hồng (phồn thể: 鴻溝; giản thể: 鸿沟, Hán-Việt: Hồng câu, nghĩa đen là "kênh Ngỗng đậu"),[16] mà sự cổ xưa của nó đã khiến cho Tư Mã Thiên xếp nó ngay sau công trình của vua Vũ huyền thoại.[17] Trên thực tế, kênh Hà Thủy (phồn thể: 荷水運河; giản thể: 荷水运河, Hà Thủy vận hà) nối sông Tề với sông Tứ (Tứ thủy) đã được binh lính dưới sự chỉ huy của vua Phù Sai của nước Ngô hoàn thành vào năm 483-482 TCN để cải thiện đường tiếp tế của họ trong khi chiến tranh với các nhà nước phía bắc là nước Tề và nước Tấn.[11] Từ sông Tứ, sau đó sông Tề tiếp nối với sông Hoài, để tiếp nối với dòng chảy mới của sông Hoàng Hà qua kênh Hồng và sông Dương Tử qua kênh Hàn (phồn thể: 邗溝; giản thể: 邗沟, Hán-Việt: Hàn câu) được binh lính của Phù Sai hoàn thành vào năm 486-484 TCN.[11]
Di sản
[sửa | sửa mã nguồn]Sông Tế là nguồn gốc cho các tên gọi Tế Nguyên ("Nguồn của sông Tế") và Tế Nam ("Vùng đất phía nam sông Tế").[8]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]Trích dẫn
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Baxter & al. (2014).
- ^ Zhengzhang (2003).
- ^ a b c Barbieri-Low & al. (2015), tr. 943.
- ^ 《漢典》, 2015, s.v. "泲". (bằng tiếng Trung Quốc)
- ^ Lin (1920).
- ^ Ding (2014).
- ^ 中国百科大辞典. 中国大百科全书出版社. 1999. tr. 2505–.
- ^ a b Liu (2004), tr. 254.
- ^ Jun (2013), tr. 145.
- ^ Liu (2004), tr. 205.
- ^ a b c Zhao (2015), tr. 206.
- ^ Chen (2015), tr. 82.
- ^ Liu (2004), tr. 27 & 205.
- ^ Liu (2004), tr. 207.
- ^ Chen (2015), tr. 132.
- ^ Needham & al. (1971), tr. 269.
- ^ Needham & al. (1971), tr. 270.
Thư mục
[sửa | sửa mã nguồn]- Barbieri-Low, Anthony J.; và đồng nghiệp (2015), Law, State, and Society in Early Imperial China, Sinica Leidensia, No. 247, Leiden: Brill.
- Baxter, William Hubbard III; và đồng nghiệp (2014), Baxter–Sagart Old Chinese Reconstruction, Ver. 1.1 (PDF), Ann Arbor: University of Michigan.
- Chen Anze; và đồng nghiệp (2015), The Principles of Geotourism, Heidelberg: Springer Geography.
- Ding Huiying (30 tháng 12 năm 2014), “关于冤句故城在山东省菏泽市牡丹区境内的考证 [Guānyú Yuānqú Gùchéng zài Shāndōng Shěng Hézé Shì Mǔdan Qū Jìngnèi de Kǎozhèng, About the Research on the Ancient City of Yuanqu in Mudan District, Heze, Shandong Province]”, Official site, Heze: Heze Municipal People's Government. (bằng tiếng Trung Quốc)
- Jing Ai (2015), Wang Gangliu; và đồng nghiệp (biên tập), A History of the Great Wall of China, New York: SCPG Publishing.
- Jun Wenren (2013), Ancient Chinese Encyclopedia of Technology: Translation and Annotation of the Kaogong Ji (The Artificers' Record), Routledge Studies in the Early History of Asia, No. 7, Abingdon: Routledge.
- Lin Chuanjia (1920), 《大中华山东地理志》 [Dà Zhōnghuà Shāndōng Dìlǐ Zhì, Great Record of the Geography of Shandong, China], Beijing: Wuxue Shuguan. (bằng tiếng Trung Quốc)
- Liu Li (2004), The Chinese Neolithic: Trajectories to Early States, New Studies in Archaeology, Cambridge: Cambridge University Press.
- Needham, Joseph; và đồng nghiệp (1971), Science & Civilization in China, Vol. IV: Physics and Physical Technology, Pt. III: Civil Engineering and Nautics, Cambridge: Cambridge University Press.
- Pletcher, Kenneth; và đồng nghiệp biên tập (2011), “The Major Cities of Northern China”, The Geography of China: Sacred and Historic Places, Understanding China, New York: Britannica Educational Publishing, tr. 151–182.
- Zhao Dingxin (2015), The Confucian-Legalist State: A New Theory of Chinese History, Oxford: Oxford University Press.
- Zhengzhang Shangfang (2003), 《上古音系》 [Shànggǔ Yīnxì, Old Chinese Phonology], Shanghai: Shanghai Educational Publishing. (bằng tiếng Trung Quốc)