Bước tới nội dung

Sông Đạm Thủy (Đài Loan)

25°10′30″B 121°24′30″Đ / 25,175°B 121,408333333°Đ / 25.175; 121.408333333
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đạm Thủy hà
淡水河
Đạm Thủy đoạn chảy qua Đài Bắc
Vị trí
Quốc gia Đài Loan (Đài Loan)
Đặc điểm địa lý
Thượng nguồnNúi Phẩm Điền
 • cao độ3.529 mét (11.578 ft)
Cửa sôngEo biển Đài Loan
• cao độ
0 mét (0 ft)
Độ dài158,7 kilômét (98,6 mi)
Diện tích lưu vực2.726 kilômét vuông (1.053 dặm vuông Anh)
Lưu lượng210 m³/s


Đạm Thủy (tiếng Trung: 淡水河; bính âm: Dànshǔi Hé; Wade–Giles: Tan-shui Ho; Bạch thoại tự: Tām-súi Hô, Đạm Thủy hà) là một dòng sông ở miền bắc Đài Loan. Nơi khởi nguồn của dòng sông là núi Phẩm Điền tại huyện Tân Trúc. Từ đây, dòng sông này chảy qua thành phố Tân Bắc, huyện Đào Viên và cả Đài Bắc. Sông Đạm Thủy có chiều dài 159 km (99 mi) với diện tích lưu vực là 2.726 km2 (1.053 dặm vuông Anh).[1] và là dòng sông lớn thứ ba tại Đài Loan trên cả hai tiêu chí trên. Ngoài ra, Đạm Thủy còn có các chi lưu lớn là sông Tân Điếm, Đại HánCơ Long. Dòng sông đổ ra eo biển Đài Loan và là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho khu vực đại đô thị Đài Bắc. Tuy nhiên xét theo quan niệm của người dân địa phương, tên gọi 'Đạm Thủy' chỉ dùng cho đoạn sông từ nơi hợp lưu của sông Đại Hán và Tân Điếm ra đến cửa biển và chiều dài đoạn này là 23,7 km. Ở cửa sông Đạm Thủy có cảng Đài Bắc, ngoài ra, chức năng vạn chuyển hành hóa của sông hầu như không có.

Ô nhiễm

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ thập niên 1970, cùng với sự cất cánh của nền kinh tế Đài Loan mà khu vực đại đô thị Đài Bắc là trọng điểm, sông Đạm Thủy đã bị ô nhiễm nặng nề do chất thải từ những cơ sở công nghiệp. Trong những năm gần đây, chính quyền trung ương và các địa phương có dòng sông chảy qua cùng các tổ chức môi trường đã có những hoạt động để cải thiện chất lượng môi trường sông sông hiện sông Đạm Thủy mới trở lại mức ô nhiễm trung bình.

Ảnh vệ tinh sông Đạm Thủy (phía bắc nằm bên phải)
Lưu vực sông Đạm Thủy

Danh sách liệt kê các chi lưu từ hạ nguồn, các chi lưu chính dùng để tính chiều dài sông được in đậm:

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “The Republic of China Yearbook 2008 / CHAPTER 1 Geography”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2009.