Bước tới nội dung

Sân bay Á Đinh Đạo Thành

29°19′23″B 100°03′12″Đ / 29,32306°B 100,05333°Đ / 29.32306; 100.05333
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Sân bay Đạo Thành Á Đinh)
Sân bay Á Đinh Đạo Thành
稻城亚丁机场
Nhà ga chính của sân bay
Mã IATA
DCY
Mã ICAO
ZUDC
Thông tin chung
Kiểu sân bayDân dụng
Thành phốĐạo Thành, Tứ Xuyên, Trung Quốc
Vị tríThị trấn Tang Đôi
Khánh thành16 tháng 9 năm 2013
Độ cao4,411 m / 14 ft
Tọa độ29°19′23″B 100°03′12″Đ / 29,32306°B 100,05333°Đ / 29.32306; 100.05333
Bản đồ
DCY trên bản đồ Tứ Xuyên
DCY
DCY
Vị trí của sân bay
DCY trên bản đồ Trung Quốc
DCY
DCY
DCY (Trung Quốc)
Đường băng
Hướng Chiều dài (m) Bề mặt
16/34 4200 Bê tông
Nguồn tham khảo:[1][2]
Sân bay Á Đinh Đạo Thành
Phồn thể稻城亞丁機場
Giản thể稻城亚丁机场

Sân bay Á Đinh Đạo Thành (tiếng Trung: 稻城亚丁机场, tiếng Tạng tiêu chuẩn: འདབ་པའི་ཉི་བརྟེན་གནམ་གྲུ་ཐང་ (IATA: DCY, ICAO: ZUDC) là một sân bay thuộc huyện Đạo Thành, Châu tự trị dân tộc Tạng Garzê, thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Sân bay ở Thị trấn Tang Đôi, cách quận lỵ 50 km về phía bắc. Khu bảo tồn thiên nhiên Á Đinh cách sân bay 130 km.[3] Sân bay Á Đinh Đạo Thành nằm ở độ cao 4.411 m (14.472 ft) so với mực nước biển.[4] Điều này khiến cho nơi đây trở thành sân bay dân dụng cao nhất trên thế giới.[5][6][7]

Việc xây dựng bắt đầu sau khi kế hoạch cho sân bay được phê duyệt vào tháng 4 năm 2011. Chi phí xây dựng 1,58 tỷ nhân dân tệ (255 triệu USD). Sân bay chính thức khai trương vào ngày 16 tháng 9 năm 2013.[8] Chuyến bay đầu tiên là chuyến bay 4215 của Air China trên chiếc Airbus A319. Chuyến bay xuất phát từ Thành Đô, chở theo 118 hành khách.[2] Việc mở cửa sân bay đã giúp giảm thời gian di chuyển từ Đạo Thành đến Thành Đô xuống còn một giờ. Cùng một hành trình này, người di chuyển từng phải mất 2 ngày đi bằng xe buýt.[6]

Cơ sở hạ tầng

[sửa | sửa mã nguồn]

Sân bay Á Đinh Đạo Thành có một đường băng với chiều dài 4.200 m (13.800 ft) và chiều rộng 45 m (148 ft). Nhà ga của sân bay có diện tích 5.000 m2 (54.000 foot vuông). Nhà ga có hình dáng như một chiếc đĩa bay với hai cầu hàng không, đồng thời được thiết kế để phục vụ 280.000 hành khách mỗi năm.[9][10]

Phi công hạ cánh và cất cánh máy bay từ sân bay bắt buộc phải là cơ trưởng. Họ cần phải có giấy phép chứng nhận cho phép việc hạ cánh xuống sân bay có độ cao lớn. Những người này không được quá 55 tuổi, cũng như cần có kinh nghiệm bay 1.200 giờ, trong đó 100 giờ phải là loại máy bay họ đang bay.[11]

Các hãng hàng không

[sửa | sửa mã nguồn]

Á Đinh Đạo Thành được phục vụ bởi các hãng hàng không như Air China, China Southern Airlines cũng như Sichuan Airlines. Có một số điểm đến mà các hãng hàng không này bay đến. Air China khai thác các chuyến bay đến Sân bay quốc tế Song Lưu (Thành Đô) và Sân bay quốc tế Bạch Vân (Quảng Châu). China Southern khai thác các chuyến bay đến Thành Đô và Quảng Châu. Sichuan Airlines khai thác các chuyến bay đến Thành Đô, Sân bay quốc tế Giang Bắc Trùng Khánh, Sân bay quốc tế Tiêu Sơn Hàng Châu[12]Sân bay quốc tế Hàm Dương Tây An.[13]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ben Blanchard (16 tháng 9 năm 2013). “China opens world's highest civilian airport”. Reuters. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2013.
  2. ^ a b 陸亞丁機場啟用 世界海拔最高 [Yading Airport opens in mainland, the highest in the world]. Central News Agency (bằng tiếng Trung). 16 tháng 9 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2013.
  3. ^ Chen Chunyu (3 tháng 3 năm 2011). 稻城亚丁机场建设获立项 成都一小时飞稻城. Sichuan Online (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2013.
  4. ^ Tiến Đạt (15 tháng 10 năm 2018). “Những sân bay đặc biệt nhất trên thế giới”. Hànộimới. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2022.
  5. ^ Agnew, Mark (7 tháng 5 năm 2019). “Four reasons you should race the 32km Yading Skyrun”. South China Morning Post. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2020.
  6. ^ a b “Highest airport”. Guinness World Records. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2020.
  7. ^ Phương Linh (10 tháng 5 năm 2018). “10 sân bay đặc biệt nhất thế giới”. Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2022.
  8. ^ Lu Hui (16 tháng 9 năm 2013). “World's highest civilian airport starts operating”. Xinhua. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2013.
  9. ^ 稻城亚丁机场今日通航 [Daocheng Yading Airport starts operation today]. Chengdu Business News (bằng tiếng Trung). 16 tháng 9 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2013.
  10. ^ “The world's top 10 highest airports”. International Airport Review. 22 tháng 8 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2020.
  11. ^ 杨育才 陈曦 (6 tháng 9 năm 2013). “去稻城,下了飞机就进"飞碟". 新闻晨报. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2013.
  12. ^ “5月1日起,杭州洛杉矶航线机型升级到空客最先进客机A350”. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2020.
  13. ^ “川航开通西安=稻城航线,每周执飞三班”. Sohu. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2020.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]